18 thg 11, 2024

Ngắm sắc vàng rực rỡ của dã quỳ Chư Đang Ya

Cứ vào tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ nở rộ tạo điểm nhấn thu hút du khách đến với khu vực núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).

Cứ vào tháng 11 hàng năm, hàng triệu bông hoa dã quỳ lại bung nở, nhuộm vàng núi lửa Chư Đang Ya, làng Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Tam Cốc đẹp tinh khôi mùa hoa súng nở rộ

Mùa hoa súng nở rộ ở Tam Cốc (Ninh Bình) thu hút đông đảo du khách, các nhiếp ảnh gia và những người yêu thiên nhiên. Lúc này cánh đồng hoa súng Tam Cốc đang vào độ đẹp nhất, du khách nên đi vào buổi sáng từ 7h - 10h để có những bức ảnh đáng nhớ.

Tam Cốc đang vào mùa thu với nắng vàng dịu ngọt và sắc màu hoa súng ngập tràn.

17 thg 11, 2024

Biểu tượng quyền uy hơn 1.000 năm tuổi của 2 bảo vật quốc gia

Theo lãnh đạo Bảo tàng Bình Định, ngoài ý nghĩa tôn giáo, đối với người Champa, hình tượng sư tử còn là biểu tượng của dòng dõi quý tộc, tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh của các vương triều Champa.

Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn có niên đại cuối thế kỷ XI, thuộc phong cách Tháp Mẫm trong điêu khắc Champa.

Hai tượng sư tử đá này được Bảo tàng tỉnh Bình Định lưu giữ, bảo quản, trưng bày từ năm 1999. Hồi đầu năm, 2 pho tượng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia.

Theo lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Bình Định, 2 tượng sư tử đá được phát hiện năm 1992 tại khu vực Bả Canh, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, gần vị trí tháp Cánh Tiên thuộc phạm vi thành Đồ Bàn - kinh đô vương quốc Champa xưa.

Bảo tàng tỉnh Bình Định đang lưu giữ, trưng bày 2 tượng sư tử đá được công nhận bảo vật quốc gia (Ảnh: Doãn Công).

Đến Lâm Đồng trekking, cắm trại trên đỉnh Lomburr

Nằm ở độ cao trên 1.900 m so với mực nước biển, núi Lomburr thuộc xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, thu hút du khách tìm đến khám phá bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.

Thời gian gần đây, cung đường trekking Lomburr trở thành điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên cũng như những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo. Ảnh: Dien Le Bui 

Chiêm ngưỡng dinh thự Pháp cổ từng là nơi ở của vua Bảo Đại tại Hà Nội

Ít người biết, trụ sở của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, tại 51 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) đã từng là nơi ở của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.

Vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam không chỉ được lịch sử biết đến là người có cuộc sống phóng túng, mà ông còn sở hữu nhiều dinh thự xa xỉ bậc nhất cả nước.

Trên khắp 3 miền, có tất cả 7 dinh thự được đặt tên là "Dinh Bảo Đại", đây đều là những tòa nhà bề thế, có kiến trúc đặc sắc thể hiện sự giàu có của bậc đế vương quyền quý mà bất kỳ ai cũng phải ngỡ ngàng. Nổi tiếng nhất là các "Dinh Bảo Đại" tại Đà Lạt, Đồ Sơn hay Nha Trang.

Tuy nhiên, ít người biết rằng, nằm giữa trung tâm Hà Nội cũng có 1 "Dinh Bảo Đại" thứ 8. Công trình nằm tại số 51 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm).

Căn biệt thự 51 Trần Hưng Đạo được xây dựng từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Chủ nhân đầu tiên của căn biệt thự này là thị trưởng Hà Nội (người Pháp).

Miên man một khúc sông Trầu

Cũng như bao con sông của đất nước trăm nhớ, nghìn thương, từ thượng nguồn chảy về xuôi, trước khi hòa vào biển cả mênh mông, dòng sông Trầu quê tôi ( Núi Thành, Quảng Nam) đã kịp ban tặng cho xứ sở những bãi bồi phù sa, những triền đất ven sông, những cánh đồng màu mỡ, lập nên những làng quê trù phú, thanh bình, an vui.

Con sông Trầu chảy qua địa phận cuối xã Tam Mỹ Tây về Tam Mỹ Đông.

16 thg 11, 2024

Bánh bèo bà Lợi

Hơn 28 năm qua, quán bánh bèo bà Lợi ở thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) vẫn luôn giữ hương vị truyền thống đặc trưng, những ai đã một lần thưởng thức đều tấm tắc khen ngon.

Trong không gian bếp nghi ngút khói, bà Võ Thị Lợi - chủ quán bánh bèo cùng nhân viên thay nhau hấp bánh, nấu nhân để phục vụ thực khách những chén bánh bèo nóng hổi. Riêng công đoạn làm nhân bánh, nước mắm, xay bột đều do một tay bà Lợi chuẩn bị, chế biến.

Bà Lợi nhớ lại, ngày mới bắt đầu bán, tôi dậy từ sáng sớm để xay bột, làm nhân, rồi gánh bánh bèo đi bán. Sau này, tôi chuyển qua xe đạp, chở bánh bèo khắp các nẻo đường mưu sinh. Khi được nhiều khách hàng biết đến, tôi kê bàn ghế bán bánh bèo tại nhà đến tận bây giờ.

Giòn tan mứt sắn

Lần nào cũng vậy, chưa cần bày ra đĩa, món mứt sắn mẹ làm với lớp vỏ lấm tấm bột đường đã gây thòm thèm vì hứa hẹn độ giòn tan.

Mứt sắn với lớp vỏ bột đường. Ảnh: Như Huy

Cơn bão đi qua, cây cối trong vườn một số xiêu vẹo, số khác bật gốc. Những bụi sắn ba trăng đang mùa cho củ xếp tán lên nhau rạp xuống đất. Sắn ba trăng cho củ không to nhưng chất lượng lại thơm ngon, không bị đắng.

Múa bát của người Tày ở Bắc Kạn


Người Tày ở Bắc Kạn có một nền văn hóa cổ truyền phong phú bao gồm các thể loại thơ, ca, truyện cổ tích, truyện cười dân gian, lễ hội truyền thống, ca, múa, nhạc... Các làn điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn phong slư, lượn cọi, hát quan làng, hát ru con... Ngoài ra, đồng bào người Tày còn có một hệ thống những bài dân vũ được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện một cách đa dạng niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc sống lao động, sản xuất.Trong số những làn điệu dân ca, dân vũ của người Tày, múa bát là một trong những điệu múa có sự phổ biến rộng rãi nhất và được sử dụng thường xuyên hơn cả.

15 thg 11, 2024

Bên trong Biệt điện Bảo Đại

Biệt điện Bảo Đại, thường được người dân Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ví von như 'khu rừng thu nhỏ' giữa trung tâm thành phố, là địa điểm có không gian thoáng mát, yên tĩnh dành cho du khách có dịp ghé thăm.

Di tích lịch sử Biệt điện Bảo Đại tọa lạc tại P. Tân Tiến, trung tâm thành phố, là công trình kiến trúc độc đáo và là nơi duy nhất tại Buôn Ma Thuột còn bảo tồn được nhiều cây cổ thụ, cây nguyên sinh hơn trăm năm. Theo nhiều tài liệu, trước năm 1905, nơi đây từng là khuôn viên Nhà hàng Maison Lefévre.

Khung cảnh Biệt điện Bảo Đại nhìn từ trên cao. ẢNH: HỮU TÚ