24 thg 10, 2024

Xuôi dòng Vĩnh Tế

200 năm trước, với tầm nhìn chiến lược, triều Nguyễn đã mở đường cho phương cách giữ nước, an dân đặc biệt trên vùng biên viễn, đó là đào tuyến kênh để có thể vừa phát triển sản xuất, giao thương, cũng vừa bảo vệ tuyến biên giới, xác lập chủ quyền bờ cõi. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu, kênh được hoàn thành vào năm 1824 với chiều dài 97 km, rộng 25 m, sâu 3 m.

200 năm sau, kênh Vĩnh Tế được ghi nhận là công trình thủy lợi quan trọng trong việc khẩn hoang cả vùng Tứ giác Long Xuyên làm nên vựa lúa lớn nhất vùng ĐBSCL. Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình mang tính chiến lược, bảo vệ quốc phòng - an ninh, khẳng định chủ quyền quốc gia mà còn có giá trị về giao thông, thương mại và thủy lợi.


Nơi giao thoa giữa sông Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế, bắt đầu từ đây kênh Vĩnh Tế chạy dài qua 3 địa phương của An Giang và kết nối với sông Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) đổ ra Biển Tây.

Thú vị nghề lấy mật ong

Ở xã Vĩnh Trung (TX. Tịnh Biên) có một nghề khá đặc biệt, đó là nuôi ong lấy mật. Phóng viên có mặt tại Trại nuôi ong mật rừng tràm Trà Sư ghi nhận được nhiều câu chuyện thú vị với nghề lấy mật ong của những người thợ nơi đây.

TX. Tịnh Biên có địa hình núi, rừng khá dày, nhất là vùng Bảy Núi thuận lợi cho nghề nuôi ong lấy mật.

23 thg 10, 2024

Mùa ủ nước mắm cá linh

Mùa lũ, con cá linh ở đầu nguồn nhiều ăn không hết, người dân ủ nước mắm thơm ngon dùng trong bữa ăn hàng ngày. Thời khẩn hoang, cha ông đã biết kỹ thuật ủ nước mắm cá linh được người dân gìn giữ cho tới bây giờ. Cuộc sống ngày càng phát triển, nước mắm công nghiệp chiếm ưu thế thị trường. Do đó, nước mắm cá linh ít người biết đến. Để khôi phục nghề truyền thống này, một số gia đình tận dụng nguồn cá dồi dào, mua về ủ nước mắm cá linh, tiêu thụ thị trường nội địa.

Tham quan Anh Vũ Sơn

Anh Vũ Sơn là một trong Bảy Núi nổi tiếng ở vùng đất biên giới An Giang. Người dân địa phương thích gọi dân dã là “núi Két” hoặc “núi ông Két”. Bởi, nhìn từ xa, bóng dáng một “chú chim” hiện ra rành rạnh, nổi bật giữa bầu trời xanh ngắt.


Nằm trên phường Thới Sơn (TX. Tịnh Biên), núi Két không quá rộng lớn như người anh núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô… nhưng vẫn có nét đặc trưng rất riêng của mình. Theo sử sách, gần 200 năm trước, Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, Giáo chủ giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và nhiều đệ tử đến chân núi Két, bắt đầu hành trình khai hoang, biến vùng đầm lầy, rừng rậm trở thành đồng ruộng, làng mạc.

Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An

Danh nhân Đặng Huy Trứ (16/5/1825 - 7/8/1874) được suy tôn là ông tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam. Hơn thế, tư tưởng của ông trên các lĩnh vực: giáo dục, văn hóa, kinh tế, quân sự... đã đặt cơ sở cho chủ trương canh tân tại nước ta hồi nửa cuối thế kỷ 19.

Chân dung Đặng Huy Trứ được thờ phụng tại Hội An.

Quảng Trị - Những dòng sông huyền thoại

Những năm qua, dòng Bến Hải và Thạch Hãn vẫn miệt mài mang phù sa tưới mát cho những cánh đồng trù phú ở Quảng Trị.

Nhắc đến Quảng Trị, người ta đều nghĩ ngay đến vùng đất lửa, đất thép, đất có màu đỏ của máu. Quảng Trị có tới 72 nghĩa trang, là nơi an nghỉ của hơn nửa triệu liệt sĩ. Quả thật, trên đất nước Việt Nam không có nơi nào ác liệt và đau thương như thế!

Nơi đây có những dòng sông đã in hằn vào ký ức, trở thành "nhân chứng sống" cho năm tháng mưa bom bão đạn. Dòng sông ấy là nơi có những giọt nước mắt của người mẹ, người chị, của các cặp vợ chồng, của những đôi gái yêu nhau ở hai bên bờ sông trong những năm tháng chia cắt. Đó chính là sông Bến Hải và sông Thạch Hãn. Hai con sông gắn liền với 2 Hiệp định lịch sử của đất nước: Hiệp định Geneva năm 1954 và Paris năm 1973. 

Về Đồng Tháp ra đồng bắt cá, hái rau, ngắm mùa nước nổi

Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa nước nổi khách lại tìm về Đồng Tháp bắt cá đồng, rau đồng (rau muống, hái bông súng, bông điên điển, rau dừa...), từ đó chế biến và thưởng thức các món ăn dân dã, giản dị mà đậm vị đồng quê.

Du khách trải nghiệm đi xuồng ngắm đồng nước nổi và xem đổ dớn bắt cả - Ảnh: TỐNG DOANH

22 thg 10, 2024

Độc đáo nghề câu ếch đồng

Khi con nước lũ tràn đồng, không chỉ mang lại phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, mà còn mang về nhiều sản vật tự nhiên để người dân đầu nguồn sông nước cải thiện cuộc sống. Trong đó, nghề câu ếch đồng được coi là một trong những nghề “làm chơi, ăn thiệt”, vừa giải trí, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân.

Một điểm câu ếch đồng ở tuyến đập tràn tại ấp Phú Hiệp (xã Phú Hữu, huyện An Phú)

Mát lành sương sâm

Sương sâm được làm từ lá của cây sương sâm với hầu hết người dân nông thôn, hay các bà nội trợ đây là loại lá không mấy xa lạ.

Đến Đà Lạt ngắm vẻ đẹp ma mị của Suối Tía

Suối Tía là nơi hiếm hoi ở Đà Lạt sở hữu rừng cây chò ngập nước và hệ sinh thái đa dạng. Mỗi mùa, suối Tía mang một vẻ đẹp riêng.

Suối Tía là nơi hiếm hoi sở hữu rừng cây chò ngập nước và hệ sinh thái đa dạng ở vùng cao nguyên Lang Biang, Lâm Đồng. Ảnh: Sang DL