22 thg 9, 2024

Tản mạn ở An Nhứt

Từ chỗ là một làng quê hẻo lánh ít người biết tới ở huyện Long Đất (cách nay chưa lâu còn là Long Điền), An Nhứt bỗng nổi lên hót hòn họt trên bản đồ du lịch cả nước với chợ quê An Nhứt, phiên chợ quê nằm giữa cánh đồng xanh mướt. Rồi từ cái tên An Nhứt, một địa điểm ẩm thực vốn từ lâu rất nổi tiếng nơi đây - nằm không xa cánh đồng chợ quê An Nhứt - được nhắc tới đầy thu hút: bánh hỏi An Nhứt.

Khoan nói tới hai điểm đến hấp dẫn, ở đây tui thấy rất khoái với cái tên An Nhứt. Nhứt chớ không phải Nhất, nghe đã làm sao!



Về mặt hành chánh, xã An Nhứt được thành lập từ 23/7/1999 trên cơ sở tách ra từ xã Tam An và thuộc huyện Long Đất.

Ngày 9/12/2003, dưới sự quản lý sáng suốt của Nhà nước, huyện Long Đất được tách ra làm 2 huyện là Long Điền và Đất Đỏ. Xã An Nhứt thuộc huyện Long Điền.

Tháng 6/2024, HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 tán thành chủ trương sáng suốt của nhà nước sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025, theo đó 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ nhập lại thành huyện Long Đất. Xã An Nhứt thuộc huyện Long Đất như hồi 1999.

Xã có diện tích 5,25 km², dân số năm 1999 là 3.775 người, mật độ dân số đạt 719 người/km², bao gồm 3 ấp: Đồng Trung, An Hòa và An Lạc.

Quá thích chữ Nhứt trong tên An Nhứt, tui tò mò tìm hiểu coi cả nước còn xã phường nào trong tên có chữ Nhứt nữa không. Chỉ tìm tới tên xã phường thôi cũng đã hơn 10.000 tên rồi, còn tới cấp xóm, ấp thì tui không có dữ liệu.

Kết quả là cả nước chỉ có 3 phường xã trong tên có chữ Nhứt (dễ đoán được 3 địa phương đó đều ở miền Nam). 3 nơi đó là:


Tò mò hơn, tui tìm thử có bao nhiêu 
phường xã trong tên có chữ Nhất. Kết quả như sau:


Tên có chữ Nhất nhiều hơn hẳn chữ Nhứt, trong đó đa số là tên Thống Nhất, chiếm 17/25 tên, và đa số là tên các địa phương ở miền ngoài. Hic, Biên Hòa cũng có phường Thống Nhất, đó là không kể tên huyện, nếu kể thì Đồng Nai còn có huyện Thống Nhất!

Phạm Hoài Nhân

Cây khế độc lạ 19 thân ở Hậu Giang

Được nhiều người tìm đến hỏi mua, ông Nguyễn Ngọc Nhãn (thị xã Long Mỹ) vẫn giữ lại cây khế 19 thân độc lạ cho gia đình.

Cây khế độc lạ này được ông Nhãn tình cờ phát hiện trong một lần đi công tác ở vùng nông thôn. Khi xin chủ nhà vào ngắm nhìn cây khế, ông Nhãn khá bất ngờ khi trên cùng một cây có đến 19 thân lớn nhỏ liền nhau.

“Là người đam mê cây kiểng, những gốc khế cổ thụ tôi đã gặp nhiều lần nhưng cây khế có bộ rễ trải dài với 19 thân như thế này là rất hiếm. Vì vậy, tôi đã trao đổi và ngỏ ý mua lại cây khế độc lạ này”, ông Nhãn kể lại.

Tuy nhiên, do đây là cây khế do cha trồng, chủ nhà không muốn bán. Theo đó, ông Nhãn phải qua nhà hỏi chuyện 5 lần, chủ nhà mới đồng ý nhường lại và mong muốn ông sẽ chăm sóc, sửa sang để cây khế ngày càng đẹp hơn.

Mèn mén - từ món bình dân đến đặc sản vùng cao

Mèn mén vốn là món ăn bình dân của đồng bào vùng cao, chủ yếu là người H'Mông, nhưng giờ đây nó đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa thích.

Để có được món ăn mèn mén thơm ngon, người H'Mông phải chế biến khá công phu. Chị Giàng Thị Só - bản Nậm Ngám A, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - cho biết, việc lựa chọn nguyên liệu là bước đầu tiên và rất quan trọng.

“Ngô làm mèn mén thường là ngô tẻ hoặc ngô vàng, được trồng ngay tại địa phương. Những hạt ngô to, mẩy và bóng loáng sẽ tạo ra thành phẩm mèn mén có chất lượng tốt nhất”, chị Só nói.

Những hạt ngô to và mẩy được chọn để làm món ăn mèn mén thơm ngon.

Dẻo thơm hương cốm Cư K’nia

Tháng 9 về, những hạt nếp trên các cánh đồng xã Cư K’nia, huyện Cư Jút (Đắk Nông) căng mình, đượm mùi lúa non. Đây cũng chính là thời điểm đồng bào Tày nơi đây làm ra các loại bánh cốm mang hương vị mộc mạc và thanh khiết của đồng quê cỏ nội dâng lên thần linh, tổ tiên; chứa đựng khát vọng bội thu, no ấm, đủ đầy mà đồng bào Tày mang theo khi đến sinh sống, lập nghiệp trên mảnh đất Cư K’nia…

Hồn quê trong hương cốm mới

Cứ độ thu về, khi những bông lúa nếp đã mẩy hạt, không quá già cũng không quá non, bắt đầu ngả sang màu vàng, phụ nữ Tày ở xã Cư K’nia gặt về, tuốt lấy hạt. Những hạt thóc căng mẩy được chọn làm cốm.

Từ hạt lúa nếp để làm ra được hạt cốm dẻo thơm, chứa đựng cả hồn quê, người phụ nữ Tày phải bỏ ra nhiều công sức và qua nhiều công đoạn.

Cốm được làm từ loại nếp ngon, khi bông lúa đã mẩy hạt, nhưng còn sữa và cũng không già quá

21 thg 9, 2024

Đường trên Phố Hàm Rồng

Ra Sa Pa, tui ở KS trên đường Mường Hoa. Muốn đi tới nhà thờ đá Sa Pa, tui mở Google Maps ra coi.


Rất gần. Đi xe thì 800 met và mất 4 phút (đường xanh trên bản đồ), đi bộ thì 600 met và mất 10 phút (đường chấm chấm màu xám trên bản đồ). Tui chọn phương án đi bộ để vừa đi vừa ngắm cảnh phố phường.

Kiến trúc Bảo tàng Trường Sa vươn mình mạnh mẽ về đại dương

Sau thời gian thi tuyển, địa phương đã tìm được phương án giải Nhất trúng tuyển thiết kế kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa.

Kiến trúc Bảo tàng Trường Sa vừa đạt giải nhất. Ảnh: Huni Architectes

Ngày 31.7, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc, cảnh quan công trình Bảo tàng Trường Sa.

Từ sóc Bom Bo nghĩ về Sa Lôn!

Nếu bạn có dịp về với mảnh đất Bình Phước thì hãy một lần đến sóc Bom Bo, để được chiêm ngưỡng nền văn hóa đặc sắc của người S’tiêng qua các hiện vật và hòa mình vào tiếng nhạc cồng chiêng bên đốm lửa hồng. Đặc biệt sẽ nghe giới thiệu về phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ấn tượng về lịch sử và văn hóa

Dù nghe danh sóc Bom Bo (thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã lâu, nhưng mãi đến tháng 8 vừa qua, chúng tôi mới đặt chân đến, khi có dịp về Bình Phước tham gia hội thảo báo Đảng khu vực miền Đông Nam bộ và được các đồng nghiệp Báo Bình Phước đưa đến tham quan Trung tâm bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo. Có lẽ ấn tượng đầu tiên của mỗi du khách khi đặt chân đến nơi đây là được chiêm ngưỡng bộ đàn đá nặng 20 tấn, được nghe nghệ nhân đánh đàn với âm thanh phát ra từ đá hết sức lạ lẫm nhưng thánh thoát, trong trẻo; chiêm ngưỡng bộ cồng chiêng lớn nhất Việt Nam với tổng khối lượng gần 3,5 tấn, cùng với những dụng cụ, nông cụ hết sức độc đáo dùng trong sinh hoạt và lễ hội của người S’tiêng. Ngoài những hiện vật trên, cùng với những giá trị văn hóa, lịch sử khác, sóc Bom Bo trở đã thành điểm du lịch nổi tiếng, với nhiều trải nghiệm thú vị khi không chỉ tham quan hiện vật lịch sử, du khách còn thưởng thức ẩm thực truyền thống của đồng bào S’tiêng; hòa vào tiếng cồng chiêng, điệu múa, lời ca từ các chàng trai, cô gái S’tiêng. Đặc biệt hơn, du khách còn nghe các hướng dẫn viên thuyết minh về truyền thống giã gạo nuôi quân của người S’tiêng… 

Khách tham quan thưởng thức đàn đá từ các nghệ nhân người S’tiêng.

Thanh mát gỏi ngó sen

Gỏi ngó sen là món ăn dễ làm, thích hợp cho các bữa ăn nhẹ hoặc khai vị trong các bữa tiệc. Hương vị thanh giòn của ngó sen kết hợp với vị đậm đà của nước mắm và các loại thịt, tôm làm cho món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn.

Đầm sen nhà chị tôi nằm lọt thỏm giữa những cánh đồng lúa rộng mênh mông. Cuối tuần, anh chị ở quê lên chơi, mang cho một ít ngó sen, sẵn rau thơm, rau quế... hai chị em tôi làm món gỏi ngó sen để cả nhà thưởng thức. Ngó sen có nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn.

Món gỏi ngó sen.

20 thg 9, 2024

Ánh đèn vàng hiu hắt...

Cách nay khoảng ba mươi năm, lúc chúng tôi còn khá trẻ, anh hỏi tôi: Bạn có đi Sa Pa chưa?

Bản Cát Cát, Sa Pa. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Thuở ấy du lịch chưa phát triển, các điểm đến xa xôi như Sa Pa chẳng mấy người có dịp tới. Tôi cũng vậy. Anh làm việc trong ngành điện, thường xuyên có dịp đi công tác xa, đến những nơi như Sa Pa. Anh kể:

Bạn biết không, có những sáng sớm hay chiều tà sương mù dày đặc, nơi mình ở là phố nhưng rất vắng. Ngoài đường phố lác đác vài cột đèn đường kiểu cổ thời Pháp, phố đã lên đèn với những ngọn đèn vàng vọt... Ánh đèn vàng hiu hắt chơi vơi giữa sương mù. Mình nhớ đến giai điệu của bài Donna Donna

Ánh đèn vàng hiu hắt
Khói trầm cay đôi mắt...

Không gian đậm chất lãng mạn, u hoài... Và đẹp, đẹp trong nét buồn thăm thẳm.

Làng đá Khuổi Ky - điểm sáng du lịch cộng đồng tại Cao Bằng

Nằm trong quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky với những căn nhà sàn bằng đá độc đáo là điểm đến thu hút du khách khi tới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ năm 2008, làng Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”.

Làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi trải rộng khoảng 1 hecta, là nơi sinh sống của hơn 100 hộ dân với 100% là người dân tộc Tày. Làng Khuổi Ky khác biệt bởi những ngôi nhà sàn làm bằng đá, lợp ngói âm dương tựa lưng vào núi, hướng mặt về dòng suối Khuổi Ky trong xanh, réo rắt đêm ngày.

Người xưa kể lại, nhà sàn với người Tày nơi đây không chỉ là nơi ăn chốn ở, mà còn là nơi cất giữ rất nhiều giá trị văn hoá, tinh thần của biết bao thế hệ. Đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh còn có truyền thống tín ngưỡng thờ đá; đá gắn bó trong mọi mặt đời sống hàng ngày, được dùng để xây nhà, đập nước, cối xay… Ngược dòng lịch sử, những ngôi nhà sàn đá đã được xây dựng từ khoảng năm 1594-1677, từ khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng để xây dựng thành quách để phòng thủ. Cho đến nay, những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, ẩn chứa bao tri thức bản địa độc đáo.

Làng đá Khuổi Ky cách không xa khu du lịch thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.