Tương truyền, chàng Ô Quy Hồ vốn là con trai Thần Núi. Ngày ngày, chàng lên núi đốn củi, thổi sáo, làm bạn với mây gió, muông thú. Một ngày nọ, bảy người con gái của Ngọc Hoàng ngẫu hứng xuống trần gian dạo chơi và tắm ở thác nước gần nơi chàng Ô Quy Hồ sinh sống. Nàng tiên út vô tình nghe thấy tiếng sáo của Ô Quy Hồ cất lên và đem lòng yêu mến chàng tiều phu. Từ đó Ô Quy Hồ và nàng tiên nữ thường xuyên hẹn hò, tình tự bên dòng thác.
4 thg 9, 2024
Đèo Ô Quy Hồ - Nơi gặp gỡ đất trời
Tương truyền, chàng Ô Quy Hồ vốn là con trai Thần Núi. Ngày ngày, chàng lên núi đốn củi, thổi sáo, làm bạn với mây gió, muông thú. Một ngày nọ, bảy người con gái của Ngọc Hoàng ngẫu hứng xuống trần gian dạo chơi và tắm ở thác nước gần nơi chàng Ô Quy Hồ sinh sống. Nàng tiên út vô tình nghe thấy tiếng sáo của Ô Quy Hồ cất lên và đem lòng yêu mến chàng tiều phu. Từ đó Ô Quy Hồ và nàng tiên nữ thường xuyên hẹn hò, tình tự bên dòng thác.
Phát huy giá trị di sản Đờn ca tài tử
Sau 11 năm kể từ thời điểm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (2013 - 2024), 21 tỉnh, thành vùng Nam Bộ có Đờn ca tài tử đã có những hoạt động tích cực nhằm gìn giữ nghệ thuật cổ truyền này. Tuy nhiên, để di sản có sức sống lâu bền và thực sự phát huy giá trị, vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.
An Cựu - Dòng sông tuổi thơ tôi
“Núi Ngự Bình trước tròn sau méo/Sông An Cựu nắng đục mưa trong/Dẫu ai ăn ở hai lòng/Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng".
Sông Hương, sông Ngự Hà, sông Đông Ba và sông An Cựu là bốn dòng sông mang vẻ đẹp đậm chất Huế. Sông An Cựu dài gần 30 km, điểm khởi đầu từ vị trí chính nơi làn nước giao nhau giữa bờ nam sông Hương đoạn gần phía cuối cồn Dã Viên. Sông An Cựu có rất nhiều tên nhưng tên sông An Cựu ra đời sớm nhất, gắn với tên làng An Cựu có lịch sử hình thành từ thời Lê thế kỷ XV-XVI.
Sông An Cựu, hay còn gọi là sông Lợi Nông.
Sông Hương, sông Ngự Hà, sông Đông Ba và sông An Cựu là bốn dòng sông mang vẻ đẹp đậm chất Huế. Sông An Cựu dài gần 30 km, điểm khởi đầu từ vị trí chính nơi làn nước giao nhau giữa bờ nam sông Hương đoạn gần phía cuối cồn Dã Viên. Sông An Cựu có rất nhiều tên nhưng tên sông An Cựu ra đời sớm nhất, gắn với tên làng An Cựu có lịch sử hình thành từ thời Lê thế kỷ XV-XVI.
Sự tích cá trắng đầu suối N'Drung ở Đắk Nông
Câu chuyện kể về sự tích loài cá trắng suối ở Đắk Nông. Đồng thời, kể về nguồn gốc một số con suối trên địa bàn tỉnh.
Dòng suối Rlong Ra bắt nguồn từ một đồi núi, ngày nay thuộc quốc lộ 14, gần UBND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Dòng suối Rlong Ra gặp suối Đắk Pri, Đắk Sôr, chảy xuống sông Krong. Sông Krông K’nô (sông chồng) gặp sông Krông Ana (sông mẹ) cùng chạy xuống sông Mê Kông. Sông Mê Kông cùng nhiều con suối thành dòng sông Cửu Long. Sông Cửu Long chia làm chín ngả cùng chảy xuống biển cả. Phía mặt trời mọc UBND huyện Đắk Song (bây giờ) là suối Đắk N’drung. Con suối Đắk N’drung bắt nguồn từ huyện Tuy Đức thuộc tỉnh Đắk Nông. Suối Đắk N’drung chảy xuống Đắk R’tíh, suối Đắk R’tíh chảy xuống Đắk Dơng - Đồng Nai, rồi chảy xuống biển cả.
Dòng suối Rlong Ra bắt nguồn từ một đồi núi, ngày nay thuộc quốc lộ 14, gần UBND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Dòng suối Rlong Ra gặp suối Đắk Pri, Đắk Sôr, chảy xuống sông Krong. Sông Krông K’nô (sông chồng) gặp sông Krông Ana (sông mẹ) cùng chạy xuống sông Mê Kông. Sông Mê Kông cùng nhiều con suối thành dòng sông Cửu Long. Sông Cửu Long chia làm chín ngả cùng chảy xuống biển cả. Phía mặt trời mọc UBND huyện Đắk Song (bây giờ) là suối Đắk N’drung. Con suối Đắk N’drung bắt nguồn từ huyện Tuy Đức thuộc tỉnh Đắk Nông. Suối Đắk N’drung chảy xuống Đắk R’tíh, suối Đắk R’tíh chảy xuống Đắk Dơng - Đồng Nai, rồi chảy xuống biển cả.
3 thg 9, 2024
Nơi 'hợp long' tuyến đường sắt xuyên Đông Dương
Nằm khiêm tốn sát đường ray và quốc lộ 1 ở phía bắc đèo Cả (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) có một tấm bia vừa phục dựng cách đây chưa lâu.
Bên cạnh đó là những tảng đá di tích, nơi khắc ghi ngày 2-9-1936 diễn ra lễ nối thanh ray cuối cùng của tuyến đường sắt xuyên Đông Dương.
Lịch sử có những sự trùng hợp ngẫu nhiên thật thú vị. Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức được khai sinh. Đúng ngày tháng ấy trước đó 9 năm, một sự kiện cũng đi vào lịch sử ngành giao thông khi tuyến đường sắt xuyên Đông Dương (nay là đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam) chính thức thông tuyến. Một tháng sau đó, đây cũng là nơi khánh thành tuyến đường sắt xuyên Đông Dương.
Thầy giáo Nguyễn Bảo Toàn, giáo viên dạy sử, đọc thông tin được khắc trên tấm bia phục dựng - Ảnh: DUY THANH
Bên cạnh đó là những tảng đá di tích, nơi khắc ghi ngày 2-9-1936 diễn ra lễ nối thanh ray cuối cùng của tuyến đường sắt xuyên Đông Dương.
Lịch sử có những sự trùng hợp ngẫu nhiên thật thú vị. Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức được khai sinh. Đúng ngày tháng ấy trước đó 9 năm, một sự kiện cũng đi vào lịch sử ngành giao thông khi tuyến đường sắt xuyên Đông Dương (nay là đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam) chính thức thông tuyến. Một tháng sau đó, đây cũng là nơi khánh thành tuyến đường sắt xuyên Đông Dương.
Chợ hải sản Cam Bình: Đông khách dịp cuối tuần
Từ khi có cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, làng chài Cam Bình – La Gi trở thành điểm đến lý tưởng vào dịp cuối tuần của du khách các tỉnh, thành lân cận, đặc biệt là du khách từ TP. HCM, vì chỉ mất 2 giờ đi xe. Làng chài Cam Bình thuộc xã Tân Phước, thị xã La Gi.
Nơi đây có bãi biển trải dài, còn khá hoang sơ và là xã bãi ngang nên thuyền thúng tập trung đánh bắt trong ngày khá đông vào sáng sớm. Mùa hè này, làng chài luôn nhộn nhịp khách đến vui chơi, tắm biển, đặc biệt là dịp cuối tuần. Biển La Gi đẹp nhất vào mùa hè khoảng từ cuối tháng 4 đến khoảng đầu tháng 8 âm lịch. Do tập quán đi đánh bắt trong ngày, nên sáng sớm làng chài này đông đúc ngư dân, thương lái, người dân địa phương đến trao đổi mua bán hải sản tươi sống. Dần dần, khu vực này hình thành chợ hải sản – một nét đặc trưng rất riêng mà ít nơi nào có được.
Nơi đây có bãi biển trải dài, còn khá hoang sơ và là xã bãi ngang nên thuyền thúng tập trung đánh bắt trong ngày khá đông vào sáng sớm. Mùa hè này, làng chài luôn nhộn nhịp khách đến vui chơi, tắm biển, đặc biệt là dịp cuối tuần. Biển La Gi đẹp nhất vào mùa hè khoảng từ cuối tháng 4 đến khoảng đầu tháng 8 âm lịch. Do tập quán đi đánh bắt trong ngày, nên sáng sớm làng chài này đông đúc ngư dân, thương lái, người dân địa phương đến trao đổi mua bán hải sản tươi sống. Dần dần, khu vực này hình thành chợ hải sản – một nét đặc trưng rất riêng mà ít nơi nào có được.
Công phu nghề đóng ghe ngo
Đời sống văn hóa, xã hội của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với rất nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó có lễ hội đua ghe ngo được tổ chức vào dịp Ooc Om Bok (Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm). Sự độc đáo của lễ hội này là những chiếc ghe ngo được các nghệ nhân tài hoa đóng và trang trí rất công phu, độc đáo với họa tiết hoa văn rực rỡ, mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh.
Ghe ngo mô hình - Một phương thức gìn giữ văn hóa Khmer
Từ những chiếc ghe ngo đạt giải tại các kỳ thi đấu vào dịp Lễ hội Ooc Om Bok được lưu giữ tại các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, anh Kim Hưng, ấp Trà Canh A2, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã thiết kế và làm ra những chiếc ghe mô hình thu nhỏ. Thời gian đầu, anh chỉ tặng cho các chùa nhằm lưu giữ hình ảnh các ghe chiến thắng, qua đó góp phần bảo tồn, quảng bá hình ảnh về ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer.
2 thg 9, 2024
Đường xuyên rặng dừa, nối phố biển trước ngày khánh thành
Tuyến đường nối quốc lộ 1 với biển Tam Quan xuyên qua những rặng dừa đã hoàn thành sau hai năm thi công, khánh thành ngày 31/8.
Dự án đường nối phía tây thị xã Hoài Nhơn với đường dọc biển khởi công tháng 4/2022, hoàn thành sau hai năm thi công.
Công trình dài 7 km, rộng 22 m, 6 làn xe, tổng đầu tư 786 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 400 tỷ đồng, phần còn lại là kinh phí của tỉnh. Điểm đầu tuyến nối đường ĐT 638 ở phường Hoài Thanh Tây, điểm cuối cắt đường ven biển ĐT 639 thuộc phường Tam Quan Nam.
Công trình dài 7 km, rộng 22 m, 6 làn xe, tổng đầu tư 786 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 400 tỷ đồng, phần còn lại là kinh phí của tỉnh. Điểm đầu tuyến nối đường ĐT 638 ở phường Hoài Thanh Tây, điểm cuối cắt đường ven biển ĐT 639 thuộc phường Tam Quan Nam.
Hồ nước huyền ảo giữa đại ngàn
Du khách di chuyển từ Phan Thiết – Đà Lạt và ngược lại trên quốc lộ 28B, không khỏi ngỡ ngàng giữa đại ngàn mênh mông có 1 hồ tích đầy nước, đó chính là hồ Sông Lũy vừa được khánh thành để tích nước. Nhiều du khách nói với nhau rằng, hồ Sông Lũy như viên ngọc sáng giữa đại ngàn với cảnh đẹp thơ mộng, quyến rũ và là điểm đến lý tưởng đối với những người yêu thiên nhiên.
Đây là hồ nước ngọt được xây dựng trên Sông Lũy thuộc địa phận xã Phan Lâm và Phan Sơn, huyện Bắc Bình, được khởi công vào tháng 2/2019 với tổng mức đầu tư 1.484 tỷ đồng được đưa vào sử dụng tháng 10/2022, có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 24.200 ha đất canh tác, cấp nước phục vụ sinh hoạt và du lịch. Hồ còn có nhiệm vụ duy trì dòng chảy môi trường, giảm lũ hạ du tạo nguồn cấp nước sinh hoạt nhằm cải thiện, nâng cao mức sống cho người dân trong vùng kết hợp phát điện. Hồ được bao bọc bởi những dãy núi và những cánh rừng nguyên sinh mang vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình, khiến du khách khi đi ngang qua đây phải ngỡ ngàng trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Đặc biệt, khi đi qua khu vực này mọi người cũng được tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng, được ngắm nhìn các bản làng xinh đẹp giữa núi rừng của người Raglai, K'ho, Chăm, Nùng, Hoa, Châu Ro, Chu Ru… thuộc 2 xã Phan Lâm và Phan Sơn, huyện Bắc Bình vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo với cuộc sống bình dị của người dân vùng cao. Nhiều du khách đã dừng chân nhìn từ trên cao xuống hồ Sông Lũy để cảm nhận không gian thoáng đãng và yên tĩnh giữa non xanh nước biếc tuyệt đẹp của hồ. Mỗi mùa, mỗi thời điểm, hồ Sông Lũy đều có vẻ đẹp riêng nhưng có lẽ đẹp nhất là mùa mưa bởi hồ tích đầy nước, không khí trong lành, thiên nhiên đầy sức sống của cây cối xanh tốt xung quanh hồ.
Đây là hồ nước ngọt được xây dựng trên Sông Lũy thuộc địa phận xã Phan Lâm và Phan Sơn, huyện Bắc Bình, được khởi công vào tháng 2/2019 với tổng mức đầu tư 1.484 tỷ đồng được đưa vào sử dụng tháng 10/2022, có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 24.200 ha đất canh tác, cấp nước phục vụ sinh hoạt và du lịch. Hồ còn có nhiệm vụ duy trì dòng chảy môi trường, giảm lũ hạ du tạo nguồn cấp nước sinh hoạt nhằm cải thiện, nâng cao mức sống cho người dân trong vùng kết hợp phát điện. Hồ được bao bọc bởi những dãy núi và những cánh rừng nguyên sinh mang vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình, khiến du khách khi đi ngang qua đây phải ngỡ ngàng trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Đặc biệt, khi đi qua khu vực này mọi người cũng được tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng, được ngắm nhìn các bản làng xinh đẹp giữa núi rừng của người Raglai, K'ho, Chăm, Nùng, Hoa, Châu Ro, Chu Ru… thuộc 2 xã Phan Lâm và Phan Sơn, huyện Bắc Bình vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo với cuộc sống bình dị của người dân vùng cao. Nhiều du khách đã dừng chân nhìn từ trên cao xuống hồ Sông Lũy để cảm nhận không gian thoáng đãng và yên tĩnh giữa non xanh nước biếc tuyệt đẹp của hồ. Mỗi mùa, mỗi thời điểm, hồ Sông Lũy đều có vẻ đẹp riêng nhưng có lẽ đẹp nhất là mùa mưa bởi hồ tích đầy nước, không khí trong lành, thiên nhiên đầy sức sống của cây cối xanh tốt xung quanh hồ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)