30 thg 8, 2024

'Núi đá đĩa' phát lộ khi làm đường ở Quảng Nam

"Núi đá đĩa" nằm bên dòng sông với nhiều trụ đá hình tròn, lục giác, tứ giác sắp thành từng cột, lộ thiên khi mở đường thi công thủy điện Nước Chè, Quảng Nam.


Núi đá nằm gần turbin thủy điện Nước Chè, xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, cách đường Hồ Chí Minh khoảng 2 km. Theo người dân, trước đây đá ẩn trong đất, chỉ lộ một ít nhưng bị cây cối che khuất. Năm 2018, công ty thủy điện Nước Chè mở đường từ tubin đến kênh dẫn nước xã Phước Mỹ làm phát lộ vách núi với nhiều trụ đá.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Mật độ dân số ở Vĩnh Tường lên đến gần 1.500 người/km², trong khi mức bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ là hơn 900 người/km
². Huyện được nhiều người biết đến nhờ những làng nghề như xã An Tường (nghề gỗ), xã Lý Nhân (rèn dao, kim khí...), xã Vân Xuân (buôn bán phụ kiện điện thoại)...

Đặc biệt, thôn Bắc Trại của xã Vân Xuân còn nổi tiếng với những tòa lâu đài tọa lạc giữa xóm làng đông đúc.

Toà lâu đài nằm ở thôn Bắc Trại, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường. Ảnh: Nhị Tiến

Điệu múa cà đáo của người Cor

Trong các lễ hội của đồng bào dân tộc Cor ở huyện Trà Bồng hầu như không bao giờ thiếu điệu múa cà đáo. Người Cor gìn giữ điệu múa đặc sắc này qua nhiều thế hệ, là nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tinh thần của dân tộc Cor.

Phụ nữ người Cor không tham gia đánh chiêng, nhưng múa cà đáo lại đi liền với chiêng trống. Điệu múa này thường sử dụng trong các lễ hội. Ngay từ khi còn nhỏ, con gái người Cor đã được bà, mẹ truyền dạy cho điệu múa cà đáo. Điệu cà đáo nhịp nhàng, quyến rũ của người Cor thường có mặt trong các ngày lễ ăn mừng lúa mới, lễ ăn mừng nhà mới, Tết mùa, lễ cưới...

Đặc sắc Bình Châu

Xã Bình Châu (Bình Sơn) là địa phương ven biển được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điểm đến mê hoặc lòng người. Trong đó, thắng cảnh Hòn Nhàn, Ba Làng An, bãi biển Châu Tân... đã và đang thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Điểm đến hấp dẫn

Bình Châu sở hữu bờ biển dài khoảng 20km. Nơi đây có nhiều di sản địa chất được hình thành bởi hoạt động của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Ngoài những tuyệt tác thiên nhiên như thắng cảnh Ba Làng An, Hòn Nhàn, bãi biển Châu Tân... khu vực vùng biển Vũng Tàu, ở thôn Châu Thuận Biển, còn được mệnh danh là “nghĩa địa tàu đắm”, là bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa biển. Đây là tiềm năng lớn để địa phương xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch phù hợp, qua đó thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành "công nghiệp không khói" của tỉnh.

Thắng cảnh Hòn Nhàn, xã Bình Châu (Bình Sơn) mang vẻ đẹp hoang sơ, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

29 thg 8, 2024

Tản mạn sông Trà Khúc

Mùa này, dòng sông Trà Khúc nước trong xanh. Lâu rồi, nhắc đến sông Trà Khúc, người Quảng Ngãi thường nói đến chuyện áo cơm. Bởi, nhờ có dòng sông nên Quảng Ngãi mới xây dựng công trình thủy lợi Thạch Nham để đưa nước sông Trà tưới mát cho khắp các cánh đồng thuộc 7 huyện, thị xã và TP.Quảng Ngãi, đặc biệt là cấp nước sinh hoạt cho TP.Quảng Ngãi. Nước từ sông Trà, qua hệ thống thủy lợi Thạch Nham còn cung cấp cho KKT Dung Quất, KCN Tịnh Phong.

Sông Trà Khúc bồi đắp phù sa cho những cánh đồng ven sông trồng hoa màu tươi tốt; cung cấp nguồn vật liệu cát, sạn phục vụ xây dựng các công trình. Sông còn là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, âm nhạc. Hình ảnh bờ xe nước “dẫn thủy nhập điền” đã trở thành biểu tượng của quê hương núi Ấn - sông Trà một thời chưa xa.

Khám phá "Đà Lạt thu nhỏ" ở Bắc Giang chỉ cách Hà Nội 100 km

Với cảnh đẹp hoang sơ, không khí dễ chịu, khu vực thảo nguyên với hồ trong rừng ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách tới trekking, săn mây, tận hưởng không gian xanh mát như "Đà Lạt thu nhỏ".

Nằm cách Hà Nội khoảng 100 km, thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn) là điểm đến mới nổi trên bản đồ du lịch tỉnh Bắc Giang thời gian gần đây. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên trong lành, bầu không khí dễ chịu, được ví như “Đà Lạt thu nhỏ”.

Thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn).

Cầu Sông Thương - nơi ghi dấu nhiều chiến công

Để thực hiện khai thác thuộc địa, từ năm 1889, thực dân Pháp tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương tới Lạng Sơn, đến tháng 12/1894 thì hoàn thành. Cầu Phủ Lạng Thương còn gọi là cầu Sông Thương được xây dựng trong khoảng thời gian này và đã trở thành biểu tượng, nhân chứng lịch sử gắn liền với người dân Bắc Giang trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1945-1954, Phủ Lạng Thương (nay là TP Bắc Giang) đã thực hiện tốt chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, cùng các địa phương trong cả nước tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện tiến tới thắng lợi. Sau 9 năm kháng chiến, thực dân Pháp để lại hậu quả nặng nề cho đất nước ta.

Cầu Sông Thương. Ảnh tư liệu.

Mê mẩn những cánh đồng lúa chín vàng óng ở Hà Tĩnh

Cuối tháng 8, những cánh đồng lúa rộng lớn vụ hè thu ở Hà Tĩnh phủ một màu vàng óng, đẹp như tranh. Với mức giá cao, hứa hẹn vụ mùa bội thu cho người nông dân.

Những ngày này, khắp các cánh đồng ở Hà Tĩnh nhộn nhịp tiếng máy gặt đập liên hợp đang thu hoạch vụ lúa hè thu.

28 thg 8, 2024

Làng hơn 370 năm giữa đầm Nha Phu

Làng Hà Liên nằm tại thị xã Ninh Hòa được hình thành hơn 370 năm, nhìn từ xa như một ốc đảo nằm tách biệt giữa đầm Nha Phu.


Làng Hà Liên, nay là tổ dân phố Hà Liên, thuộc phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km về hướng Bắc. Làng là nơi duy nhất tại thị xã Ninh Hòa nằm giữa đầm Nha Phu, xung quanh được bao bọc bởi những hồ nuôi thủy sản của người dân địa phương.

Lễ hội Mạ ma của người Xinh Mun

Người Xinh Mun sống tập trung tại vùng núi cao thuộc tỉnh Sơn La. Vào mùa Xuân, đồng bào thường tổ chức Lễ hội Mạ ma thể hiện ước vọng trời yên vật thịnh và tài diễn xướng văn nghệ dân gian của dân tộc mình.

Trung tâm Lễ hội Mạ ma là cây hoa (xặng bok) tượng trưng cho cây đời. Để chuẩn bị cho cây hoa “xặng bok” là cả một quá trình công phu. Người chuẩn bị là thầy mo và những “con nuôi” là người ốm do thầy chữa khỏi cùng với người dân trong bản.

Một cây tre cao khoảng 3 m được chọn làm “thân” cây, cành lá, hoa quả trên cây là những hình chim, chuồn, sóc… Ngoài ra còn có cá, xương cá, con ve… và các vật dụng người Xinh Mun sử dụng như ô dù, chống chỉ, trống gỗ, tàu voi, tàu ngựa, cày bừa… Dưới gốc cây hoa trồng cây chuối lộn ngược, rêu, củ măng, quả bầu nậm… Xung quanh “xặng bok” là những bàn thờ cùng các mâm cúng với nhiều loại thức ăn.

Thiếu nữ Xinh Mun