12 thg 6, 2024

Canh chua cá dìa

Mùa này, thưởng thức món canh chua cá dìa có vị chua ngọt, xen lẫn mùi thơm đặc trưng của rau ngổ... cảm giác như xua tan nóng bức ngày hè.

Từ sáng sớm, trên những chiếc xe của các cô hàng cá chở từ xã Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) lên phố để bán luôn có rổ cá dìa. Cá dìa có thân dẹp, da trơn. Thịt cá dìa dễ ăn, giá bán trung bình từ 100 - 130 nghìn đồng/kg. Mỗi lần đi chợ gặp cá dìa, mẹ tôi thường mua về, lúc thì chiên rồi rưới nước mắm ớt tỏi, lúc thì nướng. Đặc biệt, cả nhà tôi đều thích món cá dìa nấu canh chua.

Món canh chua cá dìa.

11 thg 6, 2024

Chè khoai dẻo

Chè khoai dẻo là món tráng miệng với thành phần chính là khoai lang kết hợp với nước cốt dừa thơm ngon khó tả.

Tôi nhớ lần đầu thưởng thức món chè khoai dẻo là từ một người bạn đại học cùng quê. Mỗi lần bạn vào lại Sài Gòn là thể nào cũng mang theo đầy ắp quà quê, cả phòng xúm lại tranh nhau thưởng thức. Trong mớ quà quê nào là trứng gà, bánh mì xốp, bánh tráng mỏng, chả bò gân, cơm rang, cá bống rim... tôi chú ý tới hộp chè khoai dẻo. Giữa trưa hè oi bức, chúng tôi nhâm nhi từng muỗng chè mát lạnh. Vị dẻo thơm, bùi của khoai lang kết hợp với nước cốt dừa đậm vị, tất cả như xông vào vị giác hòa quyện thành một món ăn chân quê ngon đến khó tả.

Chè khoai dẻo.

Món cá kho ở miền núi

Không chỉ ấn tượng về những cung đường quanh co theo triền núi, khung cảnh bạt ngàn màu xanh, các huyện miền núi còn khiến nhiều người nhớ mãi với những món ăn đậm hương vị núi rừng, như canh rau ranh ốc đá, rau dớn xào tỏi, cá niên nướng chấm muối ớt tươi, đặc biệt là món cá kho.

Một lần, tôi cùng nhóm bạn ở TP. Đà Nẵng đi du lịch ở Măng Đen (Kon Tum). Trên đường đi, chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi và ăn cơm tại thị trấn Ba Tơ (Ba Tơ). Chỉ một lần tình cờ ghé qua, vậy mà mọi người cứ nhắc đến và tấm tắc khen món ăn ở đây ngon. Bên cạnh các đặc sản nổi tiếng như cá niên, rau dớn, các bạn tôi ai cũng thích món cá kho.

Món cá kho.

Thanh chua canh cá luối nấu khế

Cứ sau mỗi cơn mưa dông, tôi lại được thưởng thức canh cá luối nấu khế. Hương vị thanh chua mát lành làm dịu những ngày oi ả.

Thơm ngon tô canh cá luối nấu khế

Mấy hôm nay, ngày đầu hạ trời đổ mưa dông. Đoạn sông Thu Bồn phía nhà lại xuất hiện nhiều cá luối. Những rổ cá luối mới bắt lên, thân tuy không lớn, nhưng con nào con nấy mắt long lanh, tươi roi rói. Đi chợ gặp được cá luối đầu mùa như được món quà “trời cho”.

Vẩn vơ trước sóng Tam Thanh

“Vitamin C tốt cho cơ thể, còn vitamin Sea chữa lành tâm hồn" - thoạt nghe như hư cấu mà ngẫm kỹ lại rất thuyết phục. “Vitamin Sea" trở thành từ khóa tạo “trend" những năm gần đây, đặc biệt rộ lên mỗi khi mùa hè tới.

Trước sóng biển Tam Thanh. Ảnh: Tam Thanh Beach House

8 thg 6, 2024

Mùa sen nở rộ ở Trà Lý

Muôn vàn bông sen nở rộ ở Trà Lý, Duy Xuyên tạo nên khung cảnh thơ mộng, bình yên, hút du khách đến chụp ảnh.

Đầm sen khoảng 40 ha Trà Lý thuộc thôn Chánh Lộc, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, cách trung tâm thành phố Hội An 30 km. Mùa sen ở đây kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 và thời điểm nở rộ đẹp nhất là vào tháng 6.

Pù Luông vào mùa lúa chín

Cuối tháng 5, lúa chín vàng trên những ruộng bậc thang thoai thoải ở Pù Luông, tạo nên bức tranh mùa vàng hút mắt.


Nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích 17.600 ha trải dài trên địa phận hai huyện Bá Thước và Quan Hóa. Vùng núi Pù Luông khí hậu mát mẻ, bao quanh bởi rừng nguyên sinh đan xen những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ vào mùa lúa chín. Đây cũng là điểm thu hút khách đến với Pù Luông những năm gần đây.

Nhà thờ đá hơn trăm năm tuổi ở Nghệ An

Nhà thờ Bảo Nham được xây dựng năm 1888, hoàn toàn bằng đá và vẫn giữ được vẻ cổ kính, tráng lệ.


Nhà thờ đá Bảo Nham tọa lạc tại xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic với mái lợp ngói. Các hạng mục nội ngoại thất được làm hoàn toàn bằng đá.

3 thg 6, 2024

Ngọt thanh chè củ nén

Đã từng ăn rất nhiều món chè như chè hạt sen, chè đậu đen, chè thập cẩm, chè đậu xanh... nhưng hẳn không mấy ai được một lần thưởng thức món chè củ nén nếu không phải là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bình Tân Phú (Bình Sơn). Ở vùng đất này, củ nén là sản phẩm OCOP và được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu.

Không quá cầu kỳ về công thức để làm ra món chè củ nén. Củ nén tươi được thu hoạch từ rẫy về. Nhà nào không có củ nén tươi thì có thể mua ở chợ. Chọn những củ nén không quá to đem ngâm nước tầm 10 phút rồi tách vỏ, rửa sạch. Củ gừng gọt sạch vỏ và thái thành từng sợi nhỏ. Mua thêm đường phèn nữa là coi như đã đủ nguyên liệu cho nồi chè củ nén. Ai muốn ăn củ nén nhiều thì nấu nồi to, gừng và đường phèn thì tuỳ sở thích mà cho vào nồi nhiều hay ít.

Chè củ nén.

Chuyện về thủy quân Vũ Văn Hùng

Thủy quân Vũ Văn Hùng sinh ra tại phường An Vĩnh, Cù Lao Ré, nay được thờ tại di tích Nhà thờ họ Võ Văn, làng An Vĩnh (Lý Sơn). Ông là người được ghi chép nhiều lần trong Châu bản triều Nguyễn với vai trò là thực hiện nhiệm vụ đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, vẽ bản đồ và tuyển chọn đà công, thủy thủ... cho Đội Hoàng Sa dưới thời vua Minh Mạng.

Tờ lệnh ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) của quan Bố chánh, Án sát tỉnh Quảng Ngãi hiện đang lưu giữ tại Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, cho biết: “Vâng theo sắc lệnh, Bộ đã tư cho tỉnh chuẩn bị điều động trước 3 chiếc thuyền lớn, cho tu sửa chắc chắn đợi tại kinh. Phái viên và Biền binh thủy quân đến trước để hiệp đồng nhanh chóng đi khảo sát các xứ của Hoàng Sa. Kính vâng theo tỉnh thần làm lễ cầu khấn, điều động 3 chiếc thuyền nhanh, nhẹ ở tỉnh cùng các vật kiện theo thuyền, mỗi loại đều cho tu bổ. Lại phái Vũ Văn Hùng, người được cử đi năm trước và chọn thêm dân phu am hiểu đường biển sung làm thủy thủ phục vụ trên thuyền, mỗi thuyền 8 người cộng 24 người, từ hạ tuần tháng 3 thuận gió thì nhanh chóng cho thuyền ra khơi. Nay các việc lo liệu xong xuôi Phái viên đã đi thuyền đến.