30 thg 4, 2024

Đặc sản gỏi trứng cá chuồn đậm đà vị biển miền Trung

Nếu bánh xèo hay mì Quảng đã quá đỗi thân quen, bạn có thể tìm thưởng thức đặc sản gỏi trứng cá chuồn thơm ngon trứ danh của người miền Trung.

Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển xanh cát trắng nắng vàng hay điểm du lịch hấp dẫn, dải đất miền Trung còn níu chân du khách bởi ẩm thực phong phú, đa dạng. Hàng trăm món ăn đặc trưng của miền đất biển khiến du khách thập phương mê mẩn, trong số đó không thể bỏ qua món gỏi trứng cá chuồn hấp dẫn ở một số tỉnh như Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định...

Trứng cá chuồn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Nguyễn Nữ Mai Nhi

Thong dong ngắm Hòn Nưa thanh bình ở Phú Yên

Ngoài Cù Lao Mái Nhà hay Bãi Xép, Hòn Nưa là một trong những điểm du lịch mới mẻ, còn nguyên nét bình yên và hoang sơ tại Phú Yên.

Nằm ở Vịnh Vũng Rô, giữa ranh giới hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, Hòn Nưa là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách luôn yêu thích và tìm kiếm một điểm đến bình yên, nhẹ nhàng, tránh xa phố thị ồn ào xô bồ. Ảnh: Đặng Nhân Thuần

Mùa dâu tằm chín đỏ ở ngoại thành Hà Nội

Cứ từ khoảng cuối tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, các bãi đất cạnh sông Đáy của xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) lại đỏ rực mùa dâu tằm chín.

Lúa vừa cứng cây, người dân trong xã Hiệp Thuận hối hả ra bãi để thu hoạch dâu đem bán, cung cấp cho thị trường đến vài tấn quả tươi. Thời gian thu hoạch dâu tằm ngắn, nhưng sau mỗi vụ, người dân trồng dâu ăn trái có thể thu về đến hàng chục triệu đồng.

Một vườn dâu ở xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Lê Tuyến

Nậm Rốm, ôm trong mình ký ức Điện Biên

Dòng sông Nậm Rốm đã ôm chứa biết bao câu chuyện trong khúc bi tráng của dân tộc, ôm trong mình những câu chuyện của Điện Biên hôm qua và hôm nay.

Ký ức về một dòng sông

Rất nhiều người lính tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đã mang trong mình một phần ký ức về Nậm Rốm. Trước dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cựu chiến binh Lại Văn Năm, người lính công binh năm xưa, đơn vị được giao đánh sân bay Hồng Cúm, hiện sống ở xã Thanh Xương, huyện Điện Biên kể với tôi, ông đã bao lần giấu mình dưới sông Nậm Rốm, đi trinh sát, nắm tình hình, tìm vị trí sơ hở của địch để có thể cùng đồng đội nổ bộc phá đánh hàng rào thép gai tạo đột phá khẩu để đơn vị xung phong đánh chiếm các mục tiêu. Trời mưa rét, trên đầu đạn bay, dưới sông nước chảy, hai hàm răng nghiến chặt để khỏi va vào nhau, khỏi bị lộ.

Đập Nậm Rốm thuộc phường Him Lam, nằm ở cửa ngõ Thành phố Điện Biên Phủ. Ảnh: Vietnamplus

Sông Hương, người bạn theo năm tháng

Sóng gợn lăn tăn, gió thổi nhè nhẹ, mặt trời phủ lên tất cả cảnh vật xung quanh một màu vàng ấm áp, dịu dàng làm cho phong cảnh hoàng hôn bên sông Hương đẹp đến xiêu lòng,...

Sinh ra và lớn lên tại Hà Tĩnh, nhưng vì cơ duyên nào đó đã đẩy tôi lưu lạc vào tận xứ Huế thân thương này. Trước khi tới Huế làm việc, ai cũng can ngăn, bảo tôi là sao không chọn các thành phố lớn mà vào Huế làm gì, buồn lắm. Ấy thế mà tôi đã ở Huế được gần 2 năm rồi đấy.

19 thg 4, 2024

Nghề dệt chiếu cói Nghĩa Hòa

Nghề dệt chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) có từ lâu đời. Nhờ nghề này mà nhiều người xây dựng được nhà cửa khang trang, lo cho con cái ăn học thành tài. Dẫu trải qua bao thăng trầm, nhưng nghề chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa vẫn duy trì cho đến ngày nay.

Theo các bậc cao niên trong làng, chiếu Thu Xà (Nghĩa Hòa) dày dặn, màu sắc hài hòa, đa dạng mẫu mã, bền và mát nên được khách hàng ưa chuộng. Thời hoàng kim, người người, nhà nhà đều làm chiếu. Sản phẩm làm ra không kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dải đất hai bên bờ sông Vực Hồng (thuộc xã Nghĩa Hòa) xưa kia cũng bạt ngàn màu xanh của cói.

Theo thời gian, các loại chiếu nhựa, chiếu trúc xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Những ruộng cói dần bị thay thế bởi những hồ tôm. Muốn có nguyên liệu làm chiếu, người dân phải nhập cói từ các tỉnh khác về, nên chi phí tăng lên nhiều lần, dẫn đến nhiều người bỏ nghề.

18 thg 4, 2024

Bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải lọt top trải nghiệm ấn tượng

Cảm giác lơ lửng giữa đại ngàn hùng vĩ, ngắm những nương lúa như sóng cuộn phía dưới là trải nghiệm tuyệt vời đối với du khách bay dù lượn ở Mù Cang Chải.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn vừa công bố kết quả top 7 trải nghiệm du lịch ấn tượng năm 2023 gồm: Xem nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn (Tuyên Quang), bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải từ trên cao (Yên Bái), thả rùa con về biển ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), cắm trại trên thảo nguyên Bùi Hui (Quảng Ngãi), săn mây từ đỉnh Pa Phách (Sơn La), chèo thuyền kayak qua hẻm Tu Sản (Hà Giang) và khám phá chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết, đây là động lực giúp địa phương vùng cao này phấn đấu thu hút trên 350.000 lượt khách du lịch trong năm 2024, doanh thu từ du lịch đạt trên 350 tỉ đồng.

17 thg 4, 2024

Thành cổ đá ong hơn 200 tuổi sở hữu kiến trúc quân sự độc nhất Việt Nam

Thành cổ Sơn Tây là địa điểm giàu giá trị văn hóa, lịch sử, với nét kiến trúc độc đáo, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.

Thành cổ Sơn Tây nằm giữa địa phận hai làng cổ Thuận Nghệ và Mai Trai, thuộc thị xã Sơn Tây, cách thủ đô Hà Nội 45 km. Mảnh đất Sơn Tây xưa hay còn gọi là xứ Đoài - một trong “tứ trấn”, nằm phía Tây Kinh đô Thăng Long, có bề dày truyền thống văn hóa, yêu nước và lịch sử cách mạng.

Được xây dựng năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng, tòa thành cổ này là một trong những khu căn cứ quân sự quan trọng, lũy thép bảo vệ Kinh thành Thăng Long xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Thành cổ Sơn Tây là tòa thành quân sự bằng đá ong độc đáo nhất Việt Nam. Ảnh: Vũ Đức Hùng

16 thg 4, 2024

Rừng nguyên sinh ma mị trên đỉnh Sa Mu quanh năm mây phủ

Đỉnh Sa Mu là điểm trekking khám phá trong vài năm gần đây, do cung đường di chuyển không quá khó cùng cảnh sắc thiên nhiên đầy ấn tượng.

Đỉnh Sa Mu (còn có tên là đỉnh U Bò) thuộc Bản Mù, huyện Bắc Yên, nằm cách thành phố Sơn La khoảng hơn 100 km. Đỉnh Sa Mu có độ cao 2.756 m so với mực nước biển, chỉ mới được cắm chóp hồi tháng 12.2022. Ảnh: Lù A Cù

15 thg 4, 2024

Bún ốc nguội - đặc sản hội tụ mỹ vị Hà thành

Vị thanh thanh, nguyên liệu bình dị nhưng bún ốc nguội Hà Nội lại thu hút đông đảo thực khách thưởng thức.

Chỉ đơn giản là một bát nước dùng thơm mùi giấm bỗng, chan ngập những con ốc giòn đanh, ăn kèm cùng bún, rau sống hòa quyện tạo nên hương vị độc đáo và tinh túy mang đậm chất ẩm thực kinh kỳ. Vị ốc béo ngậy, giòn kết hợp với bún mềm, ớt chưng cay cay kết hợp với chua dịu nhẹ của giấm bỗng dễ dàng chiếm cảm tình của người thưởng thức.

Nồi nước dùng đầy đặn cho món bún ốc nguội và bún ốc nóng. Ảnh: Thùy Trang