29 thg 3, 2024

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking.


Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai Châu), theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu.

Sông Trà có cá thài bai

Tôi có “em cháu xã hội” thân thiết, buổi trưa tự nhiên mang tới nhà tôi cái hộp nhựa nhỏ. Cháu nói: “Cá thài bai đây bác ơi! Cháu đặt ở quán Ba Cà mà bác quen từ hồi trước, nay em Hương là con bác Ba Cà nối nghiệp, có món cá này cháu biếu bác”.

Tôi mừng quá, cầm hộp đựng cá hấp sẵn cứ như lâu ngày mới gặp lại người thân. Đúng là nhiều năm nay tôi không còn cơ hội được nhấm nháp cá thài bai, có lẽ do ngoài chợ không thấy bán, hay do anh Ba Cà chủ quán thân yêu đã qua đời nhiều năm trước, nên cá thài bai cũng “lội biệt tăm”, ít nhất là với tôi.

Cá thài bai. Ảnh: L.H

Miếu Bà Phú Thạnh có niên đại hơn 200 năm

Miếu Bà Phú Thạnh, ở tổ 1, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) có niên đại hơn 200 năm, là nơi ghi dấu lịch sử một thời khai hoang lập làng ở vùng đất Thu Phổ xưa, nay là TP.Quảng Ngãi.

Chúng tôi về miếu Bà Phú Thạnh đúng vào dịp người dân tổ chức lễ tế thiên, lễ này diễn ra đầu năm tại miếu Bà với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an. Hơn 500 người dân từ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh tập trung về đây để hành lễ. Theo Trưởng Ban quản lý miếu Bà Phú Thạnh Trần Công Đạt, đây là một trong những lễ lớn trong năm. Có rất đông khách thập phương và nhân dân các địa phương tụ họp về đây chung tay lo lễ. Trong lễ có các nghi thức như lễ thắp đèn cho bá tánh tham dự lễ tế đàn, nghi thức châm nước và cuối cùng là nghi lễ tế thiên. Bên cạnh lễ này, vào dịp 19/3 âm lịch, tại di tích còn tổ chức đại lễ tắm bà.

Miếu Bà Phú Thạnh có kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Cá cơm nồm tẩm bột chiên

Cứ mỗi độ tháng Hai, tháng Ba, các chợ ở Quảng Ngãi bán nhiều cá cơm nồm. Cá cơm nồm được chế biến thành nhiều món ăn như kho khô, chiên xù cùng xả ớt, canh chua... nhưng tôi thích nhất món cá cơm nồm tẩm bột chiên.

Ngày cuối tuần, tôi cùng bạn về thăm nhà ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). Sáng sớm, tôi cùng bạn ra thăm chợ quê. Chợ bán nhiều hải sản tươi ngon, thích nhất là những tràng cá cơm nồm trắng sáng. Hôm ấy, tôi được bạn chiêu đãi món cá cơm nồm tẩm bột chiên.

Cá cơm nồm tẩm bột chiên giòn.

28 thg 3, 2024

Tháng Ba về Xuân Trường ngắm sắc trắng hoa lê

Xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, như dốc 15 tầng - Khau Cốc Chà, hồ Thôm Lốm, Di tích lịch sử quốc gia đồn Đồng Mu, cùng với nhiều đặc sản địa phương như: gạo nếp hương, mận máu... Đặc biệt, vào những ngày cuối Xuân, khi những cánh đào đã phai sắc thắm, những triền đồi bắt đầu đỏ rực rỡ bởi hoa mộc miên, thì những đóa hoa lê trắng nơi đây cũng bắt đầu khoe sắc.

Màu trắng hoa lê nổi bật bên những mái nhà rêu phong

Dặt dìu tiếng khèn Mông trên cao nguyên Gia Lai

Gần 40 năm kể từ khi đồng bào Mông đến lập nghiệp tại xã Ya Hội, huyện Đak Pơ (Gia Lai), bà con đã cùng nhau lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó có tiếng khèn Mông hòa cùng những điệu múa truyền thống được gìn giữ nơi quê mới.

Phục dựng Lễ hội Gầu Tàu của đồng bào Mông ở xã Ya Hội

Bình yên làng cổ Vi Rơ Ngheo

Cách huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50 km, làng Vi Rơ Ngheo của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát, sắc hồng địa lan thơ mộng… đã tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Cảnh sắc yên bình ở làng Vi Rơ Ngheo

Làng Vi Rơ Ngheo nơi cư ngụ của 63 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu người Xơ Đăng. Ngôi làng nhỏ từ xa xưa là tên con suối chảy quanh làng mang vẻ mộc mạc bình yên, khí hậu trong lành và còn giữ được nguyên bản đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng.

27 thg 3, 2024

Ngô Đồng, dòng sông không có bờ

Cảm giác đi trên con sông có cái tên lãng mạn ấy khó phai cho bất cứ ai, nhất là khi bất ngờ chạm gặp những ruộng lúa đang vào mùa gặt, nhuộm vàng cả con sông.

Việt Nam có tới 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 41.900 km. Trong những chuyến đi của mình, tôi đã đến không biết bao nhiêu dòng sông, và mỗi dòng sông đều mang trong mình những ký ức, những kỷ niệm và là chốn nương nhờ trong những cuộc mưu sinh.

Đó là sông Hương ở Huế, với những con thuyền rực rỡ trong đêm đưa du khách hòa vào tiếng nhạc. Đó là sông Hoài ở Hội An, với những con thuyền chèo không dùng động cơ như sợ phá đi di sản hàng trăm năm đậm màu xưa cũ. Tôi cũng đã đến sông Tiền, cùng mọi người đi chợ nổi Cái Lậy và cũng đến Đắc Lắc nghe tiếng nước réo ầm ào giữa đại ngàn của sông Sêrêpôk…

Dòng sông mang tên 'Rồng lớn' giữa núi rừng Trường Sơn

Người ta ví sông Long Đại như con rồng lớn để thấy được sự hùng vĩ của nó. Thực ra sông Long Đại có nhiều tên gọi khác nữa. Đó là Đại Giang, là Nguồn Côộc.

Gọi là Đại Giang vì đây là con sông lớn nhất, hoành tráng nhất chảy xuyên qua giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ.

Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Long Đại, và cũng chính làng quê tôi lại mang tên của dòng sông ấy - làng Long Đại,thuộc huyện Quảng Ninh của tỉnh Quảng Bình. Nhiều lần bố tôi giảng giải rằng: Long Đại nghĩa là “Rồng lớn”.

Sông Long Đại. Ảnh: Vinh Gấu.

Đình An Hoà vào hội Kỳ yên

Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được lập nên ở đầu rạch Trảng Bàng, sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.

Chính điện đình An Hoà.

Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, ông Trịnh Văn Đống (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821, tại xóm Lò Mo. Lớn lên, ông theo ông Trương Công Định đánh Pháp, có nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bìa sông Vàm Cỏ Đông và ở giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ- không biết có từ bao giờ, cũng không biết thờ ai- đề là “miếu Ông”. Thấy ngôi miếu cổ bị hư sập, ông Trịnh Văn Đống nguyện rằng khi có điều kiện sẽ di dời miếu về một nơi thuận lợi.