9 thg 2, 2024

Núi Cao Cát níu chân du khách

Với những nét độc đáo kỳ vỹ được thiên nhiên ban tặng cũng như bàn tay con người tạo dựng nên, núi Cao Cát và ngôi chùa Linh Sơn tọa lạc ở đây đã níu chân không ít du khách mỗi khi có dịp ra đảo Phú Quý.

Chùa cổ kính

Chúng tôi trong lần cùng đoàn công tác Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch đã đến điểm tham quan này để các bạn trẻ trong đoàn ở TP. Hồ Chí Minh có dịp thưởng ngoạn thắng cảnh đảo ngọc. Hôm ấy tình cờ gặp thêm các anh em văn nghệ sĩ Bình Thuận lên đây sáng tác. Để lên được ngôi chùa Linh Sơn cổ kính nằm trên đỉnh núi cao, khách hành hương phải chinh phục 148 bậc tam cấp, không vì thế mà các bạn trẻ trong đoàn ngần ngại. Họ nắm tay vịn kiên trì leo lên rồi cũng tới nơi, nhiều bạn đổ mồ hôi nhưng cũng nở nụ cười như vừa chiến thắng một thử thách. Ngôi chùa cổ kính trước mặt trang nghiêm, đẹp đẽ, với kết cấu xây dựng từ các loại gỗ quý hiếm, sang trọng. Một thành viên trong đoàn Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch cho hay, chùa Linh Sơn tọa lạc trên sườn núi có cao độ 61m so với mực nước biển, được bà Trần Thị Tấn huy động giới phật tử, nhân dân trên đảo đóng góp xây dựng đầu thế kỷ XX. Từ phía ngoài cổng chính dẫn vào phía trong là chính điện. Nét nổi bật bên trong chính điện khung cảnh mang đậm dấu ấn Phật giáo, được trang trí, đắp nổi hệ thống các câu đối chữ Hán Nôm nội dung thể hiện lòng thành kính của tín đồ, ca ngợi đức tốt của Phật, khuyên con người nên tu tâm, dưỡng tính, tích đức làm điều thiện; các vì cột nâng đỡ tầng mái ở đây được đắp nổi một con rồng quấn quanh thân tạo nên khung cảnh uy nghiêm, mặt vách trước và hai bên nội thất điện thờ Phật đắp nổi các ô hình chữ nhật trang trí những điển tích của Phật giáo. Điện thờ Phật đặt ở vị trí trung tâm, bài trí tượng Thích Ca Mâu Ni cao 2m ngồi trên tòa sen, hai bên đặt nhiều pho tượng và trong đó có Quan Thế Âm Bồ Tát với 18 tay đang trong tư thế ngồi thiền. Bên phải Điện thờ Phật thờ Quan Thế Âm, bên trái thờ Địa Tạng. Nằm đối lưng với Điện thờ Phật ở phía sau bài trí 5 khám thờ Tổ Đạt Ma, Quan Thánh Đế Quân, bài vị các nhà sư có công khai lập, gìn giữ chùa từ trước đến nay. Phía trước Điện thờ Phật có một am nhỏ thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, bên trái nhà tăng, bên phải nhà khách, nhà khói nằm phía sau… 

Chùa cổ kính Linh Sơn tọa lạc trên núi Cao Cát.

Thú vị thay, phương ngữ Quảng Trị

Trước khi đi vào một số khía cạnh thú vị của phương ngữ Quảng Trị, cũng xin dẫn luận đôi điều liên quan đến lời ăn tiếng nói vùng đất có vị trí lịch sử, địa lý đặc biệt này. Điều này có giá trị và cả về lý thuyết lẫn thực hành khi muốn khảo tả thực tế.

Tinh sương - Ảnh: Nông Văn Dân

Phương ngữ Quảng Trị được nhắc đến trong một vài công trình nghiên cứu về ngôn ngữ các tỉnh Bắc Miền Trung của các nhà khoa học như: Hoàng Thị Châu, Vương Hữu Lễ... và được khúc xạ qua cách ghi nhận bằng văn bản như cuốn Văn học dân gian Quảng Trị do Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Trị ấn hành sau khi tái lập tỉnh không lâu, một công trình sưu tầm và biên soạn văn hóa địa phương gần gũi với loại sách công cụ khá hữu ích. Tuy nhiên, do phương thức biểu đạt đã được “phổ thông hóa” về mặt ngôn ngữ để bạn đọc gần xa dễ tiếp thu nên sắc thái phương ngữ địa phương đã “hương đồng gió nội bay đi”... cũng nhiều rồi.

Ngân vọng tiếng hò...

Người Quảng Trị thường cho rằng giọng mình nặng, khó nghe, không được thanh lịch như Hà Nội hay ngọt ngào như Sài Gòn. Thế nhưng chính chất giọng ấy, phương ngữ ấy khi được thông qua “chất xúc tác” từ âm nhạc lại trở nên quyến rũ lạ kỳ.

Cần có sự nghiên cứu để đề nghị đưa Hò Giã gạo Quảng Trị vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh: Trúc An

Có lẽ không ngạc nhiên khi tác giả Văn Long - thành viên của đoàn công tác tỉnh Hòa Bình đã sững sờ đến mức kinh ngạc khi nghe giọng hò Quảng Trị cất lên trong đêm trăng sáng trên bãi biển Cửa Tùng: “Ôi! Giọng hò Quảng Trị làm xao xuyến lòng tôi. Có phải một phần của mảnh đất miền Trung, đoạn giữa chiếc đòn gánh đặt trên vai họ suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước đã sinh ra câu hò Quảng Trị cùng biết bao danh nhân, những tên làng, tên núi, tên sông,.. Ôi! Những câu hò sao mà giản dị, thiệt thà và yêu đời đến thế…” (“Điệu ví Mường và câu hò Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt số 5 (tháng 2/1995).

7 thg 2, 2024

Ngôi đền 500 năm tuổi nổi tiếng tại Hà Tĩnh

Đền Chợ Củi là di tích lịch sử cấp Quốc gia nổi tiếng với sự linh thiêng, thu hút hàng vạn du khách đến mỗi năm.

Đền nằm dưới chân núi Ngũ Mã, phía Nam sông Lam, không chỉ là nơi thờ cúng dưới, còn là điểm hẹn của văn hóa tâm linh. Kiến trúc của đền Chợ Củi được thiết kế theo hình chữ Tam, bao gồm hạ điện, trung điện và thượng điện, liên kết theo trục thần đạo. Các cung thờ như Thánh Mẫu, Ngũ vị Tôn ông, quan Hoàng Mười, Chầu Mười và Trần Triều được sắp xếp uy nghi.

Người dân thường đến đền Chợ Củi để tham gia lễ hội vào các ngày 3/3, 20/8 và 10/10 Âm lịch hàng năm.

Cổng vào đền Chợ Củi. Ảnh: Đền Củi

Chùa Thạnh Hòa: Ngôi già lam ẩn chứa nhiều giá trị

Chùa Thạnh Hòa tọa lạc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là 1 trong 4 ngôi chùa cổ tại huyện Cần Giuộc. Ngôi già lam này không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn chứa đựng một phần di sản văn hóa Phật giáo, biểu trưng cho tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.

Khuôn viên chùa có diện tích 5.227 m², gồm có: Chùa, vườn chùa. Mặt tiền chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, trang trí hoa văn. Đến nay, chùa vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc từ thế kỷ XIX và đang có dấu hiệu xuống cấp, cần được trùng tu, tôn tạo

Trăm năm xóm đóng ghe, xuồng

Với đôi dòng Vàm Cỏ và hệ thống sông ngòi phát triển, nghề đóng ghe, xuồng có mặt ở Long An từ trăm năm trước với những chiếc ghe lườn mũi đỏ nổi tiếng một thời. Ngoài xóm đóng ghe ở xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, Long An còn có một xóm đóng ghe, xuồng trăm tuổi ở vùng Cần Giuộc vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay.

Theo anh Huỳnh Văn Hiệu, dù thị trường ngày nay có nhiều thay đổi nhưng để đi biển và phục vụ du lịch thì xuồng, ghe gỗ vẫn là lựa chọn hàng đầu

Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh - Điểm đến tiềm năng trong du lịch

Khu di tích lịch sử (DTLS) Cách mạng tỉnh còn gọi là căn cứ Bình Thành tọa lạc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, được công nhận là DTLS cấp quốc gia năm 1998 và trở thành địa điểm về nguồn giáo dục truyền thống quan trọng tại Long An. Sau khi được đầu tư xây dựng, khu di tích trở thành điểm đến được quan tâm khi khai thác du lịch tại Long An.

Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Trong số 125 DTLS - văn hóa, 3 công trình văn hóa có tính lịch sử, Khu DTLS Cách mạng tỉnh là điểm đến nổi bật, có nhiều tiềm năng khai thác du lịch. Đây là nơi lưu dấu quá trình hoạt động của các nghĩa quân tại căn cứ Mớp Xanh trong kháng chiến chống Pháp và căn cứ Tỉnh ủy Long An trong kháng chiến chống Mỹ.

6 thg 2, 2024

Trải nghiệm cung đèo tuyệt đẹp

Ở độ cao 800 m so với mặt biển lúc trời sắp mưa mây đen tràn qua đỉnh đèo, ngồi cách nhau chừng 5 m cũng thấy không rõ mặt người, nhưng khi đám mây trôi qua thì ánh nắng vàng lại trải rộng, tiết trời trở nên ấm áp.


Từ đỉnh đèo Gia Bắc phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi cảm nhận một khung cảnh đẹp ngỡ ngàng với những ngọn núi trùng điệp, những đồi cà phê chạy dài… Không phải chỉ có đoàn chúng tôi mà nhiều du khách, có cả hơn chục tay phượt cũng chọn tuyến quốc lộ 28 từ Phan Thiết đi Đà Lạt để được trải nghiệm cung đường đèo Gia Bắc ngoạn mục. Trên tuyến quốc lộ 28 khó mà đếm hết số đèo lớn nhỏ, nhưng cung đèo Gia Bắc khá hiểm trở dài hơn 10 cây số, đỉnh đèo - ranh giới giữa huyện Di Linh (Lâm Đồng) và huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) luôn để lại ấn tượng khó quên.

Nhộn nhịp nghề làm muối ớt Tây Ninh

Tết Nguyên đán đang đến gần cũng là lúc không khí sản xuất ở những làng nghề làm muối ớt Tây Ninh rộn ràng, nhộn nhịp.

Ông Vũ Đức Khiêm- chủ cơ sở sản xuất, chế biến muối ớt Hải (phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành) kiểm tra khâu phơi muối tại cơ sở.

Dưới cái nắng gay gắt của miền biên viễn, những nhân công Cơ sở sản xuất, chế biến muối ớt Hải (phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành) đang tất bật thực hiện các công đoạn làm muối, từ chọn nguyên liệu, rửa, xay, trộn, rang đến phơi muối trên giàn, đóng hàng giao cho khách.

Tiếng cuốc gọi người

Cứ từng chùm chim cuốc thản nhiên hiện diện nơi chợ búa thế này, cứ đà phát triển nông thôn hoá đô thị lộn xộn thế này thì những tràng cuốc gọi thao thức hằng đêm sẽ chỉ còn trong ký ức những người già nặng niềm hoài cổ.

Một ngày giáp tết, tôi dắt thằng cháu ngoại thủng thẳng đi dạo loanh quanh vài vòng chợ Tân Châu. Chủ ý xem thiên hạ chuẩn bị vui xuân, mua sắm thế nào. Những ngày này ai cũng nao nức đi đây đi đó nên hai bên hè phố người đông như nước chảy.

Con chim cuốc