20 thg 1, 2024

Bí ẩn Đông Trường Sơn

Đường Trường Sơn nhánh đông đi qua Tây nguyên, một thời rừng già phủ kín trùng điệp, nay đã tan hoang, thay thế là khu dân cư, thị trấn… thì vùng biên ải Tây Giang, Quảng Nam vẫn hoang sơ giữa đại ngàn và ẩn chứa bao điều bí ẩn đúng nghĩa.

Chọn Tây Giang - Quảng Nam làm điểm dừng chân đầu tiên trong cuộc hành trình từ Trường Sơn Đông sang đường Trường Sơn nhánh tây là điều tôi ấp ủ trong thời gian dài trước khi một mình đi xe máy lên vùng rừng núi Quảng Nam.

Trong "vương quốc Pơ Mu" ngàn năm tuổi

Vượt hơn 130 km từ Đà Nẵng, xế trưa, chúng tôi có mặt tại xã A Tiêng cũng là huyện lỵ của Tây Giang với vài dãy phố dọc ngang hướng về quảng trường trung tâm huyện. Mọi thứ toát lên vẻ thân thương, mộc mạc và gây cảm giác buồn. Dùng tạm tô mì Quảng, sau đó tiếp tục lăn bánh theo đường đèo về phía tây hướng tới xã biên giới A Xan. Thi thoảng gặp từng nhóm phụ nữ người dân tộc Cơ Tu sau một ngày vất vả vào rừng chặt nứa, đang ngồi bên đường chẻ mỗi đốt thành một ống ngắn để sớm mai bỏ mối cho thương lái hoặc trực tiếp mang ra chợ bán cho người dân làm dụng cụ nấu chín các món: cơm lam, món Zờ Rá - món ăn nức tiếng mang đậm hương vị núi rừng Trường Sơn mà mọi người Cơ Tu đều có thể chế biến được.

Vùng lõi 'vương quốc Pơ Mu" Tây Giang nhìn từ trên cao. TTD

Độc hành trên Tây Trường Sơn hẻo lánh

"Nên đi đường Đông Trường Sơn vì phía tây hẻo lánh, địa hình đèo dốc liên tục lại thường gặp sương mù, chẳng may xe bị hỏng hóc hoặc lốp xì xẹp chỉ có cách bỏ xe chứ không thể nhờ ai cứu giúp".

Huyện biên giới Hướng Hóa đón tôi bằng cơn mưa dầm dề suốt từ cầu Đắk Rông qua đường 9 rồi tới tận thị trấn Khe Sanh vẫn chưa dứt. Trời bắt đầu se lạnh, trái ngược thời tiết khô hanh của Đông Trường Sơn mà tôi đã trải nghiệm trong mấy ngày qua.

Hiện tượng này do ảnh hưởng khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Thay vì chạy tiếp vào thị trấn Lao Bảo, do mưa, tôi buộc phải dừng chân ngủ qua đêm tại một nhà nghỉ tọa lạc ngay ngã ba đường 9 - Khe Sanh kề cận tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Đây cũng là điểm khởi đầu của Tây Trường Sơn.

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc ít người nhất Việt Nam

Vùng đất Mường Nhé - Điện Biên và huyện Mường Tè - Lai Châu xưa nay không chỉ nổi tiếng với các địa danh A Pa Chải - ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc hay Kẻng Mỏ - nơi sông Đà chảy vào đất Việt. Đây còn là vùng đất sinh sống bao đời nay của 12 dân tộc anh em, trong đó người Si La, La Hủ được xem là nằm trong nhóm tộc người ít dân nhất Việt Nam.

Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt

Người Si La cách đây 150 năm để tránh sự truy đuổi giữa các tộc người khác đã lang bạt từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua nước Lào. Những tưởng sẽ được yên ổn sinh sống song lại bị áp bức của quan lang, chúa bản thời đó buộc họ một lần nữa phải tiếp tục di dân sang Việt Nam và số phận gắn liền với cuộc sống du cư, du canh được truyền từ đời này qua đời khác nơi sơn cùng thủy tận, đó chính là vùng thượng nguồn Sông Đà - Mường Tè ngày nay.

Mùa xuân, thăm 'cụ' kơ nia 800 năm ở Phú Quốc

Sừng sững trên ngọn núi Cửa Lấp (xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, Kiên Giang), cây kơ nia tương truyền đã 800 năm tuổi có gốc xòe hình quạt to 10 vòng tay người ôm không xuể, dáng thẳng đứng với năm tàng nhánh tỏa bóng mát khi mùa xuân về.

Một tàng cây xù xì, khổng lồ

Nghe danh đã lâu, hôm nay chúng tôi quyết định ngồi tàu cao tốc 2 giờ 30 phút từ TP Rạch Giá đến bến tàu Bãi Vòng (TP Phú Quốc) rồi hỏi thăm đường về Hùng Long Tự (còn gọi chùa Sư Muôn), ở ấp Suối Đá (xã Dương Tơ) để mục sở thị "cụ" cây kơ nia trên đỉnh núi Cửa Lấp.

Thăm 'cụ' xoài rừng 300 tuổi bên bờ biển Phú Quốc

Có dáng thẳng đứng, "cụ" xoài rừng khoảng 300 tuổi ở xã Gành Dầu, TP Phú Quốc luôn khiến khách du lịch trong và ngoài nước tò mò, chiêm ngưỡng nét đẹp độc lạ của cây.

Người dân tưới nước đều đặn mỗi ngày chăm sóc "cụ" xoài 300 năm tuổi - Ảnh: CHÍ CÔNG

19 thg 1, 2024

Tràng An: Điểm đến của những kỳ quan



Vùng đất Ninh Bình được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, hùng vĩ như những bức tường thành kiên cố. Hơn 30 ngàn năm trước, Ninh Bình là nơi được người tiền sử chọn làm địa bàn tụ cư, sinh sống. Hoa Lư nằm ở trung tâm của dãy núi đá vôi này, đã từng là kinh đô nước Việt dưới 3 triều đại vua Đinh - Lê - Lý, từ năm 968 đến năm 1010. Các nhà sử học còn gọi Hoa Lư là "Kinh đô đá".

Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê


Vừa qua, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày hơn 200 hiện vật và tài liệu về Giảng Võ trường mang tên “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”. Đây là dịp để du khách trong và ngoài nước chiêm ngưỡng trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa với bộ sưu tập bảo vật quốc gia vũ khí thời Lê.

Một vùng thắng tích

Quần thể danh thắng Kim Sơn gồm 29 ngọn núi đá vôi sừng sững, có hang động nước và động khô. Ở đây còn có đàn khỉ hoang thu hút sự tò mò cho du khách.

Non nước hữu tình ở danh thắng Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc).

Leo động khô, chèo thuyền “mục thị” động nước

Vĩnh Lộc không chỉ được nhắc đến bởi Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, đất phát tích chúa Trịnh, mà còn có những danh thắng nổi tiếng, trong đó có quần thể danh thắng Kim Sơn thuộc xã Vĩnh An, khiến bạn tôi ở Hà thành rất háo hức, và sau nhiều kết nối chúng tôi đã có chuyến thực tế nơi đây.

Dấu tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên vùng đất Châu Lang

Năm 1418, từ vùng núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Vùng đất Châu Lang (nay là huyện Lang Chánh) tuy không phải là nơi khởi phát cuộc khởi nghĩa, nhưng đã chứng kiến những tháng ngày gian khổ, nếm mật, nằm gai bảo toàn lực lượng của nghĩa quân.

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh chùa Mèo - tương truyền liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Hồ Ba Dùi, Khánh Vĩnh: Điểm du lịch sinh thái tiềm năng

Tọa lạc tại xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, hồ Ba Dùi có trong mình đầy đủ nét hoang sơ mà trữ tình đặc trưng cho thiên nhiên núi rừng. Đây hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch sinh thái thu hút khách tham quan.

Được đầu tư cách đây hơn 40 năm, Hồ Ba Dùi từ lâu đã trở thành một điểm dừng chân nghỉ ngơi của những người dân nơi đây trong quá trình lên nương rẫy lao động. Từ con đường chính qua thôn Ba Dùi, rẽ tại điểm Trường Tiểu học Ba Dùi, băng qua con đường đất đá chừng vài chục mét là đến hồ Ba Dùi - một hồ chứa nước nhỏ, chưa nước tưới cho cánh đồng bên dưới thuộc thôn Ba Dùi. Nằm ở một nơi biệt lập nên không gian, cảnh sắc quanh hồ rất tĩnh mịch và giữ vẹn nguyên nét tinh khôi của núi rừng miền sơn cước. Xa xa, mặt nước thấp thoáng bóng những chiếc dù xanh của những người câu cá. Dưới ánh sáng dịu nhẹ, mặt hồ phẳng lặng, không một gợn sóng. Xung quanh hồ là những vạt rừng xanh thẳm tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình nơi miền sơn cước… Nhiều người dân trong vùng cũng thường đến đây bắt cá vì cá ở đây rất nhiều. Tiếng lành đồn xa, vẻ hoang sơ tự nhiên của hồ đã trở thành điểm đến của những người đâm mê câu cá giải trí và thích thú khi được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ. Bắt gặp anh Trần Duy, người dân xã Diên Điền lặn lội hàng chục km để đến đây câu cá, anh nói, nghe bạn bè nói ở đây có nơi câu cá rất lý tưởng nên tìm đến và thực sự anh rất hài lòng vì phong cãnh nơi đây lãng mạn và yên ắng, giúp mọi người quên đi những nỗi vướng bận thường ngày khi vừa câu cá giải trí, vừa chiêm ngưỡng cảnh sắc nên thơ, thanh bình...

Khung cảnh hồ Ba Dùi.