24 thg 12, 2023

Bánh xèo chay ngày mưa

Mùa đông mà được bưng đĩa bánh xèo dẻo thơm, vị đậm đà khiến người ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Đúc bánh xèo ngày mưa đông.

Ngày xưa khi tôi còn ở cùng với ba má nơi vùng núi cao xứ Quảng, đời sống còn nhiều khó khăn, nhà ai cũng cố gắng tích trữ nhiều lúa, bắp, khoai trong những ngày lạnh lẽo có cái để ăn thêm.

Ngoài những bữa cơm đạm bạc, thi thoảng má đổi món chuyển sang xay bột đúc bánh xèo cho cả nhà ăn thay cơm. Mỗi khi làm bánh cả nhà quây quần, rộn ràng ngõ trước ngõ sau.

Cận cảnh cây cầu lâu đời nhất bắc qua sông Hàn sắp thành điểm du lịch đêm

Cầu Nguyễn Văn Trỗi- cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn được thành phố Đà Nẵng tổ chức điểm du lịch đêm phục vụ người dân và du khách.

Cầu Nguyễn Văn Trỗi (TP Đà Nẵng) xây dựng từ năm 1960 với kiến trúc gồm 14 nhịp giàn thép Poni, tổng chiều dài 513,8m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộ

Công viên Đồi Dương – Thương Chánh: Nơi dạo chơi của du khách

Công viên Đồi Dương nằm nép mình bên bờ biển với hàng dương xanh rì rào trong gió. Nắng, biển mặn và cát trắng nằm giữa lòng phố thị nên là điểm lý tưởng thu hút hàng triệu lượt khách du lịch tìm đến vui chơi, tắm biển và ngắm cảnh bình minh hay chiều muộn hoàng hôn.

Vào mỗi buổi sáng, chừng khoảng 4 giờ 30 đến 6 giờ là bãi biển Đồi Dương đông kín người đến tắm biển. Bên cạnh người dân địa phương Phan Thiết và người dân vùng ven đến tắm biển theo thói quen hàng ngày thì hàng trăm khách du lịch cũng góp mặt vẫy vùng với biển. Những đợt sóng nhẹ xô bờ với những chiếc áo phao rực rỡ màu sắc đỏ, vàng, cam cộng thêm màu xanh nước biển đã tạo nên bức tranh sinh động khiến nhiều người mê mẩn… Chị Phan Thị Hoài ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh là du khách thường xuyên đến bãi biển Đồi Dương, chị tâm sự: "Không biết tự lúc nào mà mình mê công viên - bãi biển Đồi Dương đến lạ. Cứ 1 tháng 1 lần là gia đình mình ra Phan Thiết để tắm biển và ăn hải sản. Mình rất thích sáng sớm đắm mình trong nước biển và ngắm bình minh. Còn ông xã với 2 con trai mình thì thích đá bóng trên bờ cát biển, phải nói là cảm giác được hòa mình trong thiên nhiên biển rất đặc biệt, bao nhiêu lo toan muộn phiền thường nhật như được nước biển gột rửa để tạo cho mình có thêm năng lượng, sức sống mới…".

23 thg 12, 2023

Tour du lịch độc đáo mới toanh ở Nghệ An thu hút nghìn du khách tham gia

Tham gia tour du lịch “Làng Cá Gỗ - sau ánh hào quang”, nhiều du khách vô cùng thích thú trước hình ảnh tái hiện “Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương gánh nước ở làng Quỳnh Đôi (Nghệ An).

Thích thú hình ảnh gánh nước

Trong các ngày 16,17/12, xã Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã ra mắt tour du lịch đầu tiên với chủ đề “Làng Cá Gỗ - sau ánh hào quang”, thu hút hàng nghìn du khách thập phương và người dân đến đây tham gia, trải nghiệm.

Về với mảnh đất địa linh nhân kiệt Quỳnh Đôi, du khách không khỏi bồi hồi, xúc động trước những câu chuyện về các “ông Nghè, ông Tổng”, hay sự lam lũ, chịu thương, chịu khó của người dân ở vùng quê yên bình nơi đây.

Đặc biệt, hình ảnh các cô “thôn nữ” ở làng Quỳnh Đôi tái hiện gánh nước trong câu chuyện của “Bà Chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương ở Giếng Bà Cả (ở gần khu vực Đền Thần) đã để lại sự tò mò, thích thú cho du khách.

Nhiều câu chuyện xung quanh về “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương đang múc nước.

Hành trình khám phá thung lũng Lang Lung, thác Rồng

Chiếc xe khách gằn mình lên dốc, rồi hết nghiêng trái lại nghiêng phải phải dọc theo tuyến đường nhựa uốn lượn ven sông Âm. Từ trên cao, cung đường tỉnh 530b chúng tôi đi tựa như sợi chỉ mảnh mai giữa bạt ngàn rừng núi, khi căng, khi trùng. Xe dừng bến, chúng tôi bắt đầu một hành trình mới - ngược Nà Đang khám phá thác Rồng, thung lũng Lang Lung...

Thung lũng Lang Lung ở xã Lâm Phú (Lang Chánh).

Mai anh đào nở rộ trên đồi chè đẹp nhất Việt Nam

Mai anh đào nở sớm trên những đồi chè Ô Long xanh mướt cùng khung cảnh núi non hùng vĩ khiến điểm đến này được ca ngợi là đồi chè đẹp nhất Việt Nam.

Nằm trên độ cao khoảng 1.800 m so với mặt nước biển, đồi chè Ô Long, Sa Pa, Lào Cai do doanh nghiệp nước ngoài trồng và được chăm coi bởi những người dân H'Mong bản địa.

Điểm hấp dẫn đặc biệt của đồi chè Ô Long so với các đồi chè khác chính là những cây mai anh đào được trồng xen kẽ dọc lối đi của những hàng chè. BÙI VĂN HẢI

Lạ lẫm món bánh nghệ

Có tên là "bánh nghệ" nhưng bánh không có màu vàng cũng không làm từ nghệ. Đây là món bánh truyền thống Việt Nam, xuất hiện ở miền Trung và Nam Bộ cách đây hơn nửa thế kỷ, hiện đang được các nghệ nhân làm "sống" lại.

Nghệ nhân ẩm thực xe bánh nghệ bằng tay - Ảnh: T.VÂN

22 thg 12, 2023

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng


Lễ Tủ Cải (cấp sắc) của người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu, Tam Đường, Lai Châu thường được tổ chức vào những tháng cuối năm. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mỗi người đàn ông Dao bởi người ta quan niệm chỉ khi được cấp sắc, người con trai mới được coi là trưởng thành, có thể tham gia gánh vác công việc gia đình, cộng đồng, khi chết mới được đoàn tụ với tổ tiên.

Trước đây, lễ Tủ Cải được diễn ra trong nhiều ngày tùy vào các thày cúng nhưng đến nay lễ thường kéo dài trong khoảng 3 ngày. Trong suốt thời gian diễn ra nghi lễ, người được cấp sắc sẽ phải học và vượt qua nhiều các hoạt động sinh hoạt tâm linh do các thày cúng nhiều kinh nghiệm thực hiện hoặc hướng dẫn người được cấp sắc cùng làm. Thông qua các hoạt động này, các thày cúng sẽ dạy các học trò học, thực hành các nghi thức cúng lễ, học cách nhảy múa, học sử dụng các loại nhạc cụ… Đặc biệt, các học trò sẽ được nghe truyền dạy giáo lý về trách nhiệm và cung cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng.

Bánh ngào xứ Nghệ

Ngày bà ngoại tôi còn khỏe, bánh ngào là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ Tết nhà tôi. Đó cũng là món bánh ghi dấu biết bao kỷ niệm của gia đình tôi.

Món bánh ngào thương nhớ

Kể từ sau khi bà mất, thấm thoát đã gần hai mươi năm nay, gia đình tôi vẫn giữ truyền thống cũ làm bánh ngào để cúng lễ.

Theo thời gian, bánh ngào không chỉ là món ăn được chế biến trong những thời điểm nhàn rỗi nhà nông mà còn có mặt trong nhiều nghi lễ truyền thống của người Việt.

Dấu tích Hội thề Lũng Nhai trên đất Ngọc Phụng

Vào cuối thế kỷ XIV, nhà Minh tiến đánh chiếm nước Đại Ngu, nhằm biến nước ta trở thành quận, huyện như thời Bắc thuộc trước đó. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh đều đã bị dẹp một cách tàn khốc. Một lớp nhân tài nổi lên chống giặc Minh bị tiêu diệt hoặc bị vô hiệu hóa. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng nhỏ lẻ và không có khả năng mở rộng.

Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Hội thề Lũng Nhai tại làng Mé, xã Ngọc Phụng.

Trong bối cảnh đó, vào đầu tháng 3 năm Bính Thân 1416, Lê Lợi cùng 18 vị hào kiệt thân thiết nhất, gồm: Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến đã cùng nhau đến làng Lũng Nhai (tức Lũng Mi, tên nôm là làng Mé - nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, cùng nhau cắt máu ăn thề sống chết vì sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh. Các nhà nghiên cứu lịch sử gọi sự kiện này là Hội thề Lũng Nhai.