18 thg 12, 2023

Chùa mang tên làng Thanh Phước

Theo Từ điển địa danh hành chính Nam bộ của Nguyễn Đình Tư, Thanh Phước là thôn thuộc tổng Mỹ Ninh, huyện Quang Hoá, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định từ năm Minh Mạng thứ 19. Gắn với việc lập làng là hình thành các thiết chế văn hoá - tín ngưỡng để phục vụ cư dân.

Chùa Linh Sơn Thanh Lâm (huyện Gò Dầu).

Sau 30.4.1975, Thanh Phước là một xã thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh (Nxb Chính trị quốc gia, trang 1.117). Hiện nay, tại khu phố Nội Ô, thị trấn huyện Gò Dầu còn hai ngôi cổ tự, ghép chữ đầu của mỗi hiệu chùa là tên làng Thanh Phước xưa. Đó là chùa Thanh Lâm (Linh Sơn Thanh Lâm) và chùa Phước An (sau đổi lại là chùa Bửu Nguyên).

17 thg 12, 2023

Mộc Châu - Điểm đến thiên nhiên Khu vực hàng đầu châu Á 2023


Mới đây, tại Lễ trao giải World Travel Awards 2023 khu vực châu Á - châu Đại Dương, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được vinh danh “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu Việt Nam” và "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu châu Á 2023".

Được biết, Giải thưởng World Travel Awards (WTA) là giải thưởng uy tín được công nhận trên toàn thế giới và được ví như “Giải Oscar của ngành Du lịch”. Giải thưởng được tổ chức thường niên, nhằm vinh danh những điểm đến nổi bật, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng.

Tản mạn về ẩm thực Tây Ninh

Đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hoá về vật chất mà còn là văn hoá về tinh thần. Qua ẩm thực, người ta có thể hiểu được nét văn hoá thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hoá của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống...


Khi cuộc sống phát triển, người ta đã có thể bàn về chuyện ăn ngon mặc đẹp chứ không phải “ăn no mặc ấm”. Ẩm thực Tây Ninh ngày càng phong phú, với nhiều phong cách ẩm thực được dung hoà nơi vùng đất đầy nắng này.

Sông núi Tây Ninh

Cho dù sông Sài Gòn chính là nơi người Tây Ninh lập nên kỳ tích vào cuối thế kỷ 20, sông Vàm Cỏ Đông lại nằm trong tình yêu và nỗi nhớ của những người con vùng biên nắng cháy da người, và có thể cả người đến từ những miền quê khác.

Đấy! Như nhạc sĩ Hoàng Việt, người từng viết nên bản Tình ca bất hủ; khi “nếm mật nằm gai” trong kháng chiến chống Pháp, trên những vùng rừng của chiến khu Dương Minh Châu rất gần sông Sài Gòn, thì ca khúc nổi tiếng khác của ông là Lên ngàn lại là viết về sông Vàm Cỏ Đông, được sáng tác năm 1952, sau trận lũ lịch sử Nhâm Thìn. Đến nay, sau 71 năm, người cả nước vẫn hào hứng với từng câu hát: “Hò ơ… dòng sông chảy xiết lái thuyền chèo đi/ Trên sông Vàm Cỏ Đông, nước chảy ngược dòng…”.

Giai điệu da diết này là không thể quên, nhất là vào những tháng cuối năm con nước lớn dềnh lên lai láng đôi bờ sông Vàm Cỏ Đông. Và cũng không thể quên những lời thơ của một nhà thơ chiến đấu ở phía hạ nguồn sông trên đất Long An, đấy là Hoài Vũ với Vàm Cỏ Đông: “Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông/ Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng/ Đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng/ Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong…”.

Sông Vàm Cỏ Đông qua Gò Dầu.

Từng có hải đăng trên biển Hoàng Sa

Thời thuộc Pháp, nhiều đợt khảo sát địa mạo, địa chất đã được tiến hành, làm nền tảng để mở hướng khai thác hàng hải và nguồn lợi trên quần đảo Hoàng Sa. Một trong những vấn đề được người Pháp xem trọng là xây dựng hải đăng.

Hải đăng Hoàng Sa. Ảnh: NTBHS

16 thg 12, 2023

Mùa săn cá đồng



Vào mùa mưa, nhiều người dân ở vùng thôn quê thường tranh thủ đi bắt cá đồng để cải thiện bữa ăn gia đình và có thêm thu nhập. Nghề này cũng có rất nhiều thú vui.

Mưa về nhớ món chuối kho

Những ngày mưa về dễ làm lòng người lắng dịu lại. Vào những ngày như thế, có những hương xưa vị cũ nơi quê nhà tưởng như đã phai nhạt từ rất lâu lại nghe dậy đâu đây bên mình…

Món ốc um chuối ngon khó chối từ.

Cuối tuần, cô hàng xóm về thăm quê mang sang cho nải chuối lùn còn xanh với nắm lá lốt. Chút quà quê giản dị vậy thôi nhưng làm tôi chợt nghe lòng xốn xang nhớ nhiều kỷ niệm của những mùa mưa nơi quê nhà xứ Quảng ngày nhỏ. Tôi làm món chuối kho cho cả nhà và kể cho các con về “lai lịch” của món ấy.

15 thg 12, 2023

“Hải trình chí lược” tư liệu quý về Lý Sơn

“Hải trình chí lược” (lược ghi trên đường vượt biển) của Phan Huy Chú (1782 - 1840) là thư tịch quý về biển đảo Việt Nam thời Nguyễn. Đây là tác phẩm sớm nhất ghi lại hành trình vượt biển đi xuống phương Nam của người Việt, là tư liệu quan trọng về tình hình biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

Tác phẩm “Hải trình chí lược” ra đời năm 1833, ghi lại hành trình vượt biển của Phan Huy Chú và phái bộ vào mùa đông năm 1832, đi xuống phương Nam, đến Tân Gia Ba (Singapore) và Lưu Giang Ba (Batavia, một đảo thuộc Indonesia) - nơi có sự hiện diện của người phương Tây, với mục đích xem xét phong tục của các nước lân bang cho triều đình.

Đình làng An Hải (Lý Sơn). ẢNH: VÕ MINH TUẤN

Đậm đà sò mía nấu canh chua

Sớm mai, má từ chợ cá trở về với nụ cười thật tươi vì mua được vài ký sò mía. Tôi lăng xăng nhẩm tính những món ngon quen thuộc. Sò mía hấp sả ngọt ngào thơm lừng, sò mía nướng nhả vị béo ngậy lẫn mặn, cay, cháo sò lại có vị ngon đậm đà. Nhưng thích nhất vẫn là nồi canh sò mía má nấu chua. Những ngày mùa đông gió lạnh, canh sò mía nấu chua như một liều thuốc giải cảm, tăng sức đề kháng. 

Hấp dẫn tô canh sò mía nấu chua.

Giòn ngon gỏi tù hủ dừa

Khi mấy cây dừa được đốn hạ, phần tù (có nơi gọi là củ) hủ dừa mẹ tôi chia cho hàng xóm mỗi nhà một ít ăn lấy thảo. Tù hủ dừa có thể ăn sống, trộn gỏi, nấu canh, xào với tôm, thịt, hoặc sử dụng trong các món kho, hầm và làm nhân bánh xèo.