8 thg 12, 2023
Bồng bềnh kẹo mây
Hồi tôi còn nhỏ, ba mẹ thường chạy cơm từng bữa, nên quà vặt là thứ rất xa xỉ, ngoài tầm với. Một lần, tôi được nhỏ bạn cho "ăn ké" một góc nhỏ xíu của cây kẹo bông gòn trắng tinh. Kể từ đó, tôi cứ nhớ mãi vị ngọt ơi là ngọt của đám mây bồng bềnh ấy.
Đình Thoại Ngọc Hầu: “Top 100” điểm đến ấn tượng Việt Nam
Mái đình cổ kính ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ.
Những món ngon từ Hến của phong cách ẩm thực Quảng Trị
Từ lâu, hến đã là nguyên liệu quen thuộc, dân dã với người dân Quảng Trị. Từ hến, người dân nơi đây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, phổ biến nhất vẫn là hến chế biến thành 3 món: bún hến khô, bún hến nước và hến xúc bánh đa.
Để thu hoạch hến, người cào hến phải dậy từ rất sớm. Sau khi có được hến, họ đem ngâm và rửa cho sạch bùn, cát. Sau đó, đem hến đi luộc, đến khi nào thấy vỏ hến tự bung là hến đã chín. Lúc ấy, chỉ việc tách vỏ và lấy phần thịt đem chế biến món ăn.
Nói là thế chứ khâu sơ chế hến thật lắm công phu. Bởi người thợ làm không kỹ thì dễ bị lẫn cát, các chất bẩn còn sót lại cũng phần nào làm món ăn không bảo đảm chất lượng, độ ngon giảm hẳn theo. Thịt hến đạt chuẩn thông thường phải bảo đảm hai yếu tố nước sau luộc trong và không có cát.
Có cái hay mà tôi được chủ các hàng quán bán món hến ở Quảng Trị chia sẻ là hến càng nhỏ thì cho chất lượng món ăn càng ngon và lạ miệng. Về thịt hến, sau khi sơ chế sạch thì đem xào cùng dầu ăn, hành tây và tỏi. Gia vị có chút gia giảm tùy vào từng nơi bán cũng như khẩu vị thực khách nếu có yêu cầu.
Để thu hoạch hến, người cào hến phải dậy từ rất sớm. Sau khi có được hến, họ đem ngâm và rửa cho sạch bùn, cát. Sau đó, đem hến đi luộc, đến khi nào thấy vỏ hến tự bung là hến đã chín. Lúc ấy, chỉ việc tách vỏ và lấy phần thịt đem chế biến món ăn.
Nói là thế chứ khâu sơ chế hến thật lắm công phu. Bởi người thợ làm không kỹ thì dễ bị lẫn cát, các chất bẩn còn sót lại cũng phần nào làm món ăn không bảo đảm chất lượng, độ ngon giảm hẳn theo. Thịt hến đạt chuẩn thông thường phải bảo đảm hai yếu tố nước sau luộc trong và không có cát.
Có cái hay mà tôi được chủ các hàng quán bán món hến ở Quảng Trị chia sẻ là hến càng nhỏ thì cho chất lượng món ăn càng ngon và lạ miệng. Về thịt hến, sau khi sơ chế sạch thì đem xào cùng dầu ăn, hành tây và tỏi. Gia vị có chút gia giảm tùy vào từng nơi bán cũng như khẩu vị thực khách nếu có yêu cầu.
Hệ thống bia ký Hải Dương - Tư liệu lịch sử, văn hóa quý giá
Bia ký là thành phần quan trọng, làm phong phú thêm di sản văn hóa của Hải Dương. Nhiều tấm bia đã trở thành bảo vật quốc gia do chứa đựng những tư liệu quý về lịch sử, văn hóa.
7 thg 12, 2023
Muôn kiểu quà vặt từ lá dứa càng ăn càng ghiền ở miền Tây
Lá dứa là nguyên liệu quan trọng được người miền Tây dùng làm rất nhiều loại bánh ngon miệng, hấp dẫn.
Bánh bông lan lá dứa
Bánh bông lan là món bánh quen thuộc, phổ biến. Khi cho nước lá dứa vào cùng bột bánh, thành quả sẽ vô cùng bắt mắt. Chưa kể lá dứa còn đem đến hương thơm thoang thoảng, vị ngọt nhẹ dễ ăn.
Bánh bông lan lá dứa
Bánh bông lan là món bánh quen thuộc, phổ biến. Khi cho nước lá dứa vào cùng bột bánh, thành quả sẽ vô cùng bắt mắt. Chưa kể lá dứa còn đem đến hương thơm thoang thoảng, vị ngọt nhẹ dễ ăn.
Người thôn nữ và mối duyên với anh hùng Lê Lợi
Để có một chiến thắng Lam Sơn, chấm dứt những tội ác bạo tàn, dã man của giặc Minh... "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ/ Nặng nề những nỗi phu phen/ Tan tác cả nghề canh cửi” (Bình Ngô đại cáo), lập nên vương triều Hậu Lê dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, là biết bao sự đóng góp sức người, sức của, trong đó không thể thiếu vai trò của những người phụ nữ. Hoàng phi Trinh liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân là một trong những trường hợp như vậy.
Người dựng lại tháp đặt xá lị tổ Huyền Quang
Đăng Minh bảo tháp, nơi đặt xá lị tổ Huyền Quang từng được dựng bằng đất nung dưới thời Trần (thế kỷ XIV). Sau năm tháng đổ nát, tháp được Thiền sư Hải Ấn dựng lại bằng đá vào năm 1719.
Trên đất Mường Đủ
Kể tên những mường lớn ở xứ Thanh, sẽ không thể thiếu Mường Đủ. Vùng đất mường rộng lớn nằm bên sông Bưởi, đất đai màu mỡ, thuận tiện cho việc đi lại, giao thương... Có lẽ bởi vậy, từ xa xưa, đất Mường Đủ đã nổi tiếng bởi sự đủ đầy. Cũng ở Mường Đủ, còn có những giá trị văn hóa và tín ngưỡng tâm linh đặc sắc được lưu truyền.
6 thg 12, 2023
Rực rỡ Kiến An Cung
Kiến An Cung (còn có tên gọi khác là chùa Ông Quách) là ngôi chùa có tuổi đời trăm năm, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Đây là một trong những điểm du lịch, tham quan nổi tiếng ở thành phố này. Ngôi chùa vừa cổ kính vừa ghi dấu án kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.
Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Đồ Sơn
Không chỉ là một vùng biển đẹp với không khí trong lành, quận Đồ Sơn còn có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo để hình thành tour du lịch tâm linh độc đáo.
Theo một số nghiên cứu, tháp được xây dựng vào năm 1058, đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, đây là nơi "tụ sơn tích thuỷ" nên thu giữ được khí thiêng của trời đất. Cùng với tháp Báo Thiên ở kinh đô Thăng Long, tháp Tường Long là một trong hai công trình Phật giáo kỳ vĩ nhất vào thời vương triều Lý (1010-1225) khi đạo Phật phát triển mạnh và được tôn làm Quốc giáo.
Trải qua hàng nghìn năm, toà tháp cổ chỉ còn lại nền móng hình vuông. Toà tháp hiện tại là phiên bản phỏng dựng có quy mô 9 tầng, hình vuông, cao 37,14 m, khánh thành năm 2017 chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Đồ Sơn.
Tháp Tường Long toạ lạc trên đỉnh Long Sơn cao 95,2 m so với mặt nước biển, là ngọn núi cao nhất trong dãy Cửu Long ở bán đảo Đồ Sơn.
Theo một số nghiên cứu, tháp được xây dựng vào năm 1058, đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, đây là nơi "tụ sơn tích thuỷ" nên thu giữ được khí thiêng của trời đất. Cùng với tháp Báo Thiên ở kinh đô Thăng Long, tháp Tường Long là một trong hai công trình Phật giáo kỳ vĩ nhất vào thời vương triều Lý (1010-1225) khi đạo Phật phát triển mạnh và được tôn làm Quốc giáo.
Trải qua hàng nghìn năm, toà tháp cổ chỉ còn lại nền móng hình vuông. Toà tháp hiện tại là phiên bản phỏng dựng có quy mô 9 tầng, hình vuông, cao 37,14 m, khánh thành năm 2017 chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Đồ Sơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)