3 thg 12, 2023

Thác Đắk G'lun quyến rũ bởi sự hoang sơ, hùng vĩ

Nước từ độ cao gần 60m đổ thẳng xuống như một dải lụa mềm mại trắng xóa rơi trên các ghềnh đá tự nhiên ngàn năm tuổi giữa các cánh rừng tự nhiên, tạo nên sức hấp dẫn cho thác Đắk G'lun (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông).

Thác Đắk G’lun được bao bọc bởi gần 100 ha rừng tự nhiên với hệ sinh thái đa dạng và phong phú - Ảnh: ĐỨC LẬP

Núi Ốc Sơn vang vọng tiếng chuông chùa Long Cảm

Đã 10 thế kỷ kể từ ngày Lý Thái tổ mang quân chinh phục phương Nam đến nay, dường như tiếng khánh cổ ở ngôi chùa Long Cảm trên núi Ốc Sơn (tiểu khu Trang Các, thị trấn Hà Trung) vẫn còn vang vọng. Nơi ấy, đất ấy, âm thanh ấy không chỉ giúp con người ta lắng lòng lại trước nhịp sống chảy trôi hằng ngày mà còn khiến ta tự hào về một nơi thơ mộng hữu tình, non xanh nước biếc.

Chùa Long Cảm trên đỉnh Ốc Sơn.

Đền Bát Hải Long Vương trên miền di tích, danh thắng Bỉm Sơn

Bỉm Sơn là miền di tích, danh thắng, tín ngưỡng với những địa danh nổi tiếng như: hồ Cánh Chim, đèo Ba Dội, đền Sòng “thiêng nhất xứ Thanh” gắn với Lễ hội đền Sòng Sơn - Ba Dội, đền Chín Giếng... Ít ai biết rằng, trong bức tranh đa sắc, đa thanh ấy, đền thờ Bát Hải Long Vương (phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn) vẫn luôn bền bỉ sức sống, góp thêm mảnh ghép độc đáo, biểu tượng cho nét đẹp văn hóa - tín ngưỡng địa phương.

Đền Bát Hải Long Vương trong khuôn viên xanh rợp bóng cây.

Ẩm thực Quảng Trị, sức hút từ sự bình dị

Người Quảng Trị dù có đi đâu, về đâu, mỗi khi nhắc đến ẩm thực quê nhà đều cảm thấy bồi hồi, thương nhớ. Những món ăn bình dị, gắn liền với từng tên làng, tên đất như: bún hến Mai Xá, cháo bột Hải Lăng, bánh ướt Phương Lang, gỏi tép Bàu Trạng, nem chợ Sãi…đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân quê để tạo nên nét văn hóa ẩm thực riêng có của đất và người Quảng Trị.

Bún hến làng Mai Xá gói trọn được nét ẩm thực dung dị, chân chất được kết tinh trong cuộc sống thường ngày của người dân Quảng Trị - Ảnh: H.T

2 thg 12, 2023

Bánh lọc Huệ

Mỗi lần nhắc đến địa danh Mỹ Chánh, xã Hải Chánh-Hải Lăng, ai cũng nhớ ngay đến bánh lọc-một món ăn chân quê nhưng có vị ngon đến lạ. Nhằm đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương ngày càng vươn xa trên thị trường, vợ chồng anh chị Hồ Minh Thạnh và Nguyễn Thị Huệ ở thôn Mỹ Chánh đã xây dựng thương hiệu “Bánh lọc Huệ”.

Từ món ăn dân dã...

Kế thừa nghề làm bánh lọc của ông cha để lại, hơn chục năm nay, vợ chồng anh Thạnh và chị Huệ không chỉ duy trì mà luôn tìm tòi, sáng tạo để xây dựng nên thương hiệu món ăn đậm đà vị quê nhà, đó là “Bánh lọc Huệ”. Vì thế, cơ sở sản xuất của họ luôn được đông đảo du khách thập phương dừng chân thưởng thức tại chỗ hoặc mua về làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Cơ sở sản xuất bánh lọc Huệ luôn lựa chọn thực phẩm ngon để làm bánh chất lượng - Ảnh: K.S

Những món ăn đặc sản của Đắk Glong


Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ đó là món ăn của người dân bản địa sẽ cay và có vị đắng, chính vì thế du khách nên chuẩn bị cho mình một số đồ ăn nhẹ trong trường hợp không ăn được các món ăn của địa phương.

Chiêm ngưỡng đồi cỏ hồng thay đổi màu sắc trong ngày ở Gia Lai

Cỏ lông chim hay cỏ hồng đang vào mùa nở rộ ở tỉnh Gia Lai, thu hút hàng ngàn du khách đến check-in.

Đúng vào lúc bông nở rộ, du khách từ khắp nơi kéo về chiêm ngưỡng cảnh tượng rực rỡ của đồi cỏ - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Cỏ lông chim, hay cỏ hồng đang vào mùa nở rộ ở Gia Lai. Ở khu vực rừng thông xã Glar, huyện Đak Đoa, quang cảnh vốn dĩ đã nên thơ vào mùa này lại có thêm sắc màu rực rỡ của cỏ càng làm khung cảnh thêm đẹp.

Đậm đà bánh ướt Ba Thung

Ghé thăm Cam Lộ, hỏi về một món ăn dân dã của vùng đất này thì có lẽ bánh ướt Ba Thung được nhiều người nhắc đến nhất.

Bánh ướt Ba Thung là món ăn bình dân nhưng hấp dẫn, thơm ngon - Ảnh: H.T

Quán bánh ướt Ba Thung nằm trong một ngôi làng yên bình, bao quanh bởi nhiều khu vườn yên tĩnh và xanh mát, lúc nào cũng tấp nập thực khách ra vào. Sở dĩ, món ăn có tên gọi là bánh ướt Ba Thung bởi nó được làm ra từ những người con của mảnh đất Ba Thung, xã Cam Tuyền.

Vùng đất Kẻ Nưa xưa và nay

Vùng đất Kẻ Nưa (nay là thị trấn Nưa) huyện Triệu Sơn có từ thời Hùng Vương, bằng chứng là trong quá trình khảo cổ đã tìm thấy những ngôi mộ cổ có tượng chim bằng đồng, cùng thời với tượng chim tìm thấy ở Cổ Loa. Đến thời Bắc thuộc (618-906), do việc sắp xếp các đơn vị hành chính và phân chia châu, quận, Kẻ Nưa được đổi thành Cổ Na (vì có núi Na).

Di tích lịch sử cấp quốc gia đền Nưa - Am Tiên. Ảnh: Khắc Công

Chùa Hồng Ân soi bóng Mã giang

Mã giang - dòng sông văn hóa, tâm linh nơi xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”. Trên dọc dài hành trình xuôi về với biển, nơi nào sông Mã đi qua mà không soi bóng những ngôi đền, chùa, miếu mạo... Như ngôi chùa Hồng Ân (còn có tên gọi khác là chùa Kiểu, xã Yên Trường (cũ), huyện Yên Định) vẫn hướng mặt về sông mà vang tiếng chuông ngân...

Chùa Hồng Ân sau khi được trùng tu.

Xã Yên Trường trước hay sau khi sáp nhập vào xã Yên Bái, vẫn là vùng quê ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, mang đậm nét mộc mạc, thanh bình với những giá trị văn hóa truyền thống, di tích độc đáo. Tại đây các di tích tiêu biểu như: đền Hổ Bái, bia ký Hoàng Giáp thượng thư Trịnh Cảnh Thụy, đền thờ Trương Công Mỹ, chùa Hồng Ân, đã góp phần tô điểm thêm cho truyền thống, mạch nguồn lịch sử - văn hóa, tâm linh trên mảnh đất này.