Cách trung tâm TP. Đà Nẵng hơn 16 km về hướng tây là nơi tọa lạc của nhà thờ cổ Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang), tồn tại gần 120 năm. Đặc biệt, nhà thờ được xây dựng bằng đá, vữa được làm từ các loại cây có nhiều nhựa, có tính kết dính cao.
31 thg 10, 2023
Vẻ đẹp nhà thờ đá gần 120 năm được xây dựng bằng nhựa cây ở Đà Nẵng
Nhà thờ Tùng Sơn là một trong những nhà thờ lâu đời ở TP. Đà Nẵng, gần 120 năm tuổi, xây dựng bằng đá, kết dính bằng hỗn hợp nhựa cây, đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, kiến trúc độc đáo thu hút du khách.
Cách trung tâm TP. Đà Nẵng hơn 16 km về hướng tây là nơi tọa lạc của nhà thờ cổ Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang), tồn tại gần 120 năm. Đặc biệt, nhà thờ được xây dựng bằng đá, vữa được làm từ các loại cây có nhiều nhựa, có tính kết dính cao.
Cách trung tâm TP. Đà Nẵng hơn 16 km về hướng tây là nơi tọa lạc của nhà thờ cổ Tùng Sơn (xã Hòa Sơn, H.Hòa Vang), tồn tại gần 120 năm. Đặc biệt, nhà thờ được xây dựng bằng đá, vữa được làm từ các loại cây có nhiều nhựa, có tính kết dính cao.
Lạ miệng đặc sản bánh giò bầu chỉ có ở Lạng Sơn
Bánh giò bầu là món ăn truyền thống của người dân xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Đến làng du lịch cộng đồng Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn), du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ mà còn trải nghiệm các loại hình du lịch mới lạ như cưỡi ngựa trên theo nguyên, tham gia lễ hội, sinh hoạt trên nhà sàn... Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương cũng là điều khiến du khách ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.
Là món ăn truyền thống của người dân địa phương, bánh giò bầu những năm gần đây đã trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách. Xưa kia, Hữu Lũng là xã vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn. Người dân đã sáng tạo ra món bánh giò bầu từ nguyên liệu chay, thay thế giò lụa trong mâm cỗ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.
Đến làng du lịch cộng đồng Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn), du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ mà còn trải nghiệm các loại hình du lịch mới lạ như cưỡi ngựa trên theo nguyên, tham gia lễ hội, sinh hoạt trên nhà sàn... Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương cũng là điều khiến du khách ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.
Là món ăn truyền thống của người dân địa phương, bánh giò bầu những năm gần đây đã trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách. Xưa kia, Hữu Lũng là xã vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn. Người dân đã sáng tạo ra món bánh giò bầu từ nguyên liệu chay, thay thế giò lụa trong mâm cỗ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.
30 thg 10, 2023
Chùa Phật Bốn Tay ở Biên Hòa và...
Nhà văn Sơn Nam từng viết rằng ông rất tâm đắc với câu ca dao:
Ra đi gặp vịt thì lùa
Gặp duyên thì kết, gặp chùa thì tu
Câu ca dao nói lên tính phóng khoáng, xuề xòa, sao cũng được của người dân Nam bộ. Ra đường gặp tượng có dáng vẻ linh thiêng thì cho rằng đó là tượng Phật, đã là tượng Phật thì đem vô chùa thành kính phụng thờ mà không cần biết đó thật sự là tượng gì, của ai.
Trường hợp này đã xảy ra đối với chùa Bửu Sơn ở Biên Hòa, còn được gọi là chùa Phật Bốn Tay.
Chợ trâu bò Nghiên Loan
Ngôi chùa trên núi giữ 4 kỷ lục Việt Nam
Chùa Đại Tuệ nằm trên đỉnh núi Đại Huệ cao 500 m, với hồ nhân tạo, hệ thống câu đối đối thư pháp, những pho tượng hồng ngọc và gỗ dâu được công nhận kỷ lục Việt Nam.
Lên núi gặt lúa cùng dân bản
Bỏ điện thoại, quên mọi phiền lo, xắn tay, lên đồ y như một người nông dân thứ thiệt và gặt lúa cùng dân bản là trải nghiệm được du khách yêu thích khi đến với Nà Sàng (Sơn La).
Say đắm vẻ đẹp suối Tiên giữa núi rừng Phú Quốc
Ngoài suối Đá Bàn, suối Tranh… thì suối Tiên (xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc) thời gian gần đây hút khách du lịch trẻ đến trải nghiệm, khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu dàng của suối ở giữa núi rừng này.
28 thg 10, 2023
Cá đồng, tôm đất kho rim
Cá đồng, tôm, tép là món ăn dân dã. Người dân quê tôi xong buổi làm đồng thường tranh thủ dạo trên những đám ruộng xâm xấp nước để bắt tôm, cá. Nhờ đó mà bữa cơm gia đình trở nên đậm đà với món cá đồng, tôm đất kho rim.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 - 1804, xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) là học trò của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) nhưng lại là anh em rể với Toản Quận công Nguyễn Khản (1734 - 1786).
Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm và Toản Quận công Nguyễn Khản là hai nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam dưới thời Lê trung hưng. Tuy có mối quan hệ mật thiết, gần gũi nhưng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp lại có lối sống, cách hành xử và ứng xử với thời cuộc khác biệt.
Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm và Toản Quận công Nguyễn Khản là hai nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam dưới thời Lê trung hưng. Tuy có mối quan hệ mật thiết, gần gũi nhưng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp lại có lối sống, cách hành xử và ứng xử với thời cuộc khác biệt.
27 thg 10, 2023
Bánh xèo làng cổ Lộc Yên
Một bữa tiệc bánh xèo diễn ra trong khu vườn đầy cây trái của làng cổ Lộc Yên. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Quảng Nam là xứ có nhiều sản vật, người dân lại cần cù, khéo tay, chịu khó, nhờ đó mà cũng hình thành nên nhiều món ăn ngon nổi tiếng như mì Quảng, cao lầu, cơm gà Hội An, bê thui Cầu Mống, bánh tổ, phở sắn… và có một món không thể bỏ qua đó là bánh xèo làng cổ Lộc Yên.
Bánh xèo là món ăn chơi, có ở nhiều địa phương của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi nơi tùy vào điều kiện, sở thích, thói quen và văn hóa mà có cách chế biến khác nhau đôi chút nhưng tựu trung đó là thứ bánh làm bằng bột gạo tráng giòn trên chảo nóng. Bánh có vỏ bên ngoài mỏng, màu vàng, giòn giòn, bên trong là nhân tôm, thịt gà, thịt lợn, giá đỗ, hành... được gập lại thành hình bán nguyệt trước khi ăn.
Bánh xèo cũng là món ăn truyền thống của người dân xứ Quảng, nhất là ở làng Lộc Yên. Cách làm bánh xèo của phụ nữ làng Lộc Yên cơ bản cũng như ở các vùng khác. Đó là đều trải qua các công đoạn cơ bản như: ủ gạo, xay bột gạo, chọn rau, làm nước chấm, đổ bánh, trình bày… rồi thưởng thức. Tuy nhiên, bánh xèo làng cổ Lộc Yên cũng có đôi chút khác nên tạo ra hương vị cũng khá khác biệt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)