27 thg 10, 2023

Tên các phường ở Tam Kỳ

Tháng 9/2023, UBND TP.Tam Kỳ tiến hành lấy ý kiến từ nhiều phía về việc đặt tên phường mới khi hai phường An Xuân và Phước Hòa chuẩn bị sáp nhập. Bài viết này xin cung cấp một số tư liệu liên quan đến xuất xứ địa danh của các phường ở Tam Kỳ. 

Bản đồ vùng Tam Kỳ năm 1938. Ảnh: P.B

Khi tìm hiểu địa danh các làng xã xưa trước tháng 8/1945, chưa thấy xuất hiện các tên Hòa Hương, Phước Hòa, An Xuân, An Sơn và An Mỹ (và cả các tên Hòa Thuận, Tân Thạnh, An Phú được định danh sau này). Vậy các tên ấy được đặt ra từ đâu?

Dựa vào sách Phủ biên tạp lục (1776), Địa bạ lập thời Gia Long và Minh Mệnh (từ 1805 đến khoảng 1836), Đồng Khánh địa dư chí (1887, 1888) bản đồ người Pháp lập năm 1938 (mảnh 137 - khu vực phủ Tam Kỳ) và một số văn khế ruộng đất chữ Nho còn lưu, có thể tìm xuất xứ của các địa danh nói trên.

Món rau lang kho mắm của mẹ

Hôm nay trời mưa đi chợ, mua mớ rau lang về ngồi lặt, bỗng bần thần nhớ bát canh rau lang mắm cái mẹ nấu thuở nào. 

Rau lang kho mắm cái - món ngon của mẹ.

Ngày mưa lội chợ, rảo qua hàng đồ quê, thấy mấy gánh rau lang xanh mởn mà giá bán rẻ như cho, chỉ 5 nghìn đồng một bó to lại được mời chào đon đả nên tôi dừng lại mua. Vừa mua rau tôi vừa nghĩ tới mẹ và nhớ mảnh vườn nhà cũ, mà mẹ hay trồng rau lang.

Vườn rau lang với món rau lang kho mắm cái của mẹ đã gắn với bữa cơm nhà tôi, trong những mùa mưa lụt khi tôi còn là đứa con nít. Bây giờ khi tóc đã pha sương, những ngày tháng Mười mưa dầm như hôm nay, tôi bỗng nhớ và thèm được ngồi bên cạnh mẹ, với mâm cơm chỉ có bát canh rau lang kho mắm cái và chén mắm dưa mà nồi cơm đầy vẫn hết sạch.

Cá móm kho khế

Tháng 9 âm lịch, bầu trời xứ Quảng có những ngày sũng nước kéo theo từng cơn gió đầu mùa se lạnh. Đoạn sông Thu Bồn trước nhà đã đôi ba lần trở nước đục ngầu báo hiệu bắt đầu một mùa nước lớn. Đến hẹn lại lên, vào mùa nước lớn, người dân sống bằng nghề chài lưới trong xóm tôi lại bội thu các loại cá sông.

Hấp dẫn dĩa cá móm.

26 thg 10, 2023

Đắk Glong - Điểm đến nhiều ấn tượng

Tấm bia cổ bên cây cầu xưa

Tại khu vực Hà Kiều ở làng Hà Lam (thị trấn Hà Lam, Thăng Bình), nơi cây cầu Hà Kiều bắc qua bàu sen Hà Trì có một tấm bia cổ đã hơn 120 năm rất đặc biệt được gọi là bia Hà Kiều.

Tấm bia cổ và cầu Hà Kiều. Ảnh: L.T

Hà khê, long mạch của làng

Hà Lam là ngôi làng cổ của Quảng Nam. Có lẽ làng được thành lập vào giữa sau thế kỷ 15 từ những người có nguồn gốc từ phủ Hà Ba của trấn Nghệ An (nay là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) sau cuộc Nam chinh của Lê Thánh Tông vào năm 1471.

Rực rỡ kho tàng di sản văn hóa Chăm

Quần thể tháp Pô Klong Garai (Ninh Thuận) được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia có trang trí nhiều họa tiết gốm Chăm đặc sắc. Ảnh: Nguyễn Luân/ Báo ảnh Việt Nam

Nền văn hóa Chăm vô cùng rực rỡ với nhiều lễ hội, di tích, nghề truyền thống, trong đó có “Nghệ thuật làm gốm Chăm” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu văn hóa của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam.

25 thg 10, 2023

Cá mè chị nấu ngày mưa

Những ngày mùa mưa này, về hồ Phú Ninh mà người quê tôi hay gọi bằng cái tên trìu mến “Lòng Hồ”, ghé vào một ngôi chợ quê nào đó hay thỉnh thoảng dọc đường quanh hồ, người ta thường hay gặp những gánh cá mè. Và trong những gánh cá mè ấy, có gánh cá của chị tôi. 

Cá mè om chuối xanh.

Món ngon từ ốc đá

Ốc đá có thể chế biến thành nhiều món ngon như ốc xào sả ớt, ốc nấu canh rau ranh. Nhưng ở Tiên Phước, có hai món ăn độc đáo luôn có sức níu kéo các thực khách khi đến đây, đó là cháo ốc dừa non và ốc nấu canh mít. 

Ốc đá nấu canh mít...

Người dân vùng trung du hay miền núi xứ Quảng không lạ gì với những món ăn được chế biến từ loài ốc đá - một trong những sản vật quen thuộc bên cạnh cá niêng, cá chình... Ốc thường ở nhiều trong các khe đá, vùng nước mát. Ban đêm, chúng mới bò ra kiếm ăn, bám từng đám trên các tảng đá ẩn mình dưới nước. Những khi trời chuyển mưa, chúng “ăn lên” rất nhiều và dễ bắt. Dân gian có câu “Dễ như hốt/hút ốc”. Ốc bu bám trên đá, trên cành khô hoặc rong chìm trong nước nên dễ bắt.

Ngôi miếu trăm năm tuổi giữa lòng thành phố

Gian thờ ở hậu điện với Quan Thánh Đế Quân mặt đỏ, râu dài, triều phục màu xanh tượng trưng cho thân phận cao quý. Hầu 2 bên là nghĩa tử Quan Bình, cầm bộ sách Xuân Thu và tùy tùng Châu Xương cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Cặp hạc chầu trên lưng rùa - hiện vật phổ biến trong các ngôi đình của người Việt là biểu tượng cụ thể cho sự giao thoa văn hóa

Trên đường Hai Bà Trưng (phường 1, TP.Tân An, tỉnh Long An), hướng ra dòng kênh Bảo Định, có ngôi miếu cổ trầm tư giữa phố thị ồn ào - miếu Quan Thánh Đế Quân. Ngôi miếu nằm sâu trong hẻm nhỏ, là minh chứng cho sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của cộng đồng dân cư Việt - Hoa trong quá trình chung sống ở vùng đất mới.

Đặc sắc văn hóa truyền thống của người Brâu

Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Theo già Y Pan - người có uy tín đồng thời là già làng nhiều năm tại thôn Đăk Mế kể rằng, vào năm 1991, làng Brâu truyền thống đã bị cháy và dân làng đã tìm nơi ở mới, định cư tại thôn Đăk Mế hiện tại.

Nhà rông của dân tộc Brâu tại nơi ở mới hiện đã được Nhà nước hỗ trợ phục dựng đảm bảo cuộc sống sinh hoạt cho người dân, đồng thời, gìn giữ bản sắc truyền thống. Tổng quan cấu trúc của ngôi làng mới cũng đã ít nhiều có sự thay đổi so với ngày xưa, trong đó giữa làng vẫn là nhà rông “mẹ” dùng để tổ chức các nghi lễ quan trọng, hai bên là 2 nhà rông “con” dành cho các hoạt động cộng đồng, văn hóa truyền thống. Nhà dân xung quanh được xây dựng theo ô bàn cờ, bao quanh trung tâm là các nhà rông, tạo sự thuận lợi trong sinh hoạt, gắn kết cộng đồng.