Không chỉ nổi bật với những làn điệu cồng chiêng, trang phục thổ cẩm có nhiều nét riêng, mà người Gié - Triêng (huyện Đăk Glei) còn có ẩm thực hết sức độc đáo, đậm đà hương vị được chế biến từ lá mì. Món ăn dân dã này luôn có sức hấp dẫn, có thể làm say mê với bất kỳ thực khách nào khi có dịp thưởng thức.
Xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei) đón chúng tôi bằng một cơn mưa nặng hạt, mới xế chiều nhưng bầu trời gần như tối sầm lại. Mưa lớn, cả đoàn công tác phải tạm dừng chân ngang đường. Dưới mái hiên của một lán bếp nhỏ, cả nhóm ai nấy đều thấm ướt. Chờ cơn mưa như trút nước qua đi, chúng tôi xin phép gia chủ tá túc.
Tranh thủ bên ánh lửa bập bùng trong lán bếp, cả nhóm sưởi ấm, hong khô người. Cái mùi cay cay của khói củi như gợi lại cho mỗi chúng tôi về những kỷ niệm ngày xưa, quanh bếp lửa gia đình mình.
23 thg 10, 2023
H’Juel - người đưa rượu cần M’nông vươn xa
H’Juel tâm huyết đưa rượu cần, thổ cẩm, sản phẩm đan lát, ẩm thực… của người M’nông vươn xa hơn. Cô gái M’nông H’Juel ở phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) không ngừng nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để đạt được mong ước ấy…
Nỗ lực học lấy những cái tinh túy
H’Juel cũng không biết từ khi nào mà rượu cần, thổ cẩm “cuốn” lấy mình. H’Juel nhớ, hơn 10 năm trước, bên bếp lửa bập bùng, chị ngồi với mẹ chồng ủ ché rượu đầu tiên của mình. Mẹ chồng chị là người có tiếng ủ rượu ngon. Bà động viên chị hãy tự mình trộn cơm rượu để ủ. Vì muốn vị ngọt hay đắng cay nhiều tùy thuộc vào tỷ lệ trộn nguyên liệu khác nhau. Mẹ chị bảo, rượu M’nông phải ủ làm sao cho có vị đắng, cay, ngọt nhưng không chua. Vậy là đêm đó, chị và mẹ chồng ủ riêng mỗi người một ché khác nhau.
Nỗ lực học lấy những cái tinh túy
H’Juel cũng không biết từ khi nào mà rượu cần, thổ cẩm “cuốn” lấy mình. H’Juel nhớ, hơn 10 năm trước, bên bếp lửa bập bùng, chị ngồi với mẹ chồng ủ ché rượu đầu tiên của mình. Mẹ chồng chị là người có tiếng ủ rượu ngon. Bà động viên chị hãy tự mình trộn cơm rượu để ủ. Vì muốn vị ngọt hay đắng cay nhiều tùy thuộc vào tỷ lệ trộn nguyên liệu khác nhau. Mẹ chị bảo, rượu M’nông phải ủ làm sao cho có vị đắng, cay, ngọt nhưng không chua. Vậy là đêm đó, chị và mẹ chồng ủ riêng mỗi người một ché khác nhau.
Vẻ kỳ vĩ của cây cầu treo bắc ngang lòng hồ thủy điện ở Đắk Nông
Cầu treo Đắk R'Moan là một trong những điểm check-in hấp dẫn đang thu hút du khách đến với Đắk Nông trong thời gian gần đây.
Cầu treo được xây dựng từ năm 2014, nằm ở thôn Tân An, xã Đắk R'moan, TP Gia Nghĩa. Cây cầu được xây dựng giúp người dân đi lại thuận lợi và tạo cảnh quan đẹp cho khu vực này.
Cây cầu này có kiến trúc cầu treo Tây Nguyên khá đặc trưng với thiết kế đơn giản gồm hai đầu cầu và thân cầu treo với những đường dây sắt đặc trưng. Cầu treo dài 84m; rộng 1,2m; khổ cầu 3,6m, chỉ dành cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ.
Cầu treo được xây dựng từ năm 2014, nằm ở thôn Tân An, xã Đắk R'moan, TP Gia Nghĩa. Cây cầu được xây dựng giúp người dân đi lại thuận lợi và tạo cảnh quan đẹp cho khu vực này.
Cây cầu này có kiến trúc cầu treo Tây Nguyên khá đặc trưng với thiết kế đơn giản gồm hai đầu cầu và thân cầu treo với những đường dây sắt đặc trưng. Cầu treo dài 84m; rộng 1,2m; khổ cầu 3,6m, chỉ dành cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ.
Vượt mưa ngược núi ngắm đại dương mây trên đỉnh Tà Chì Nhù
Đường leo Tà Chì Nhù - nóc nhà Yên Bái, không dễ dàng dưới mưa, nhưng đổi lại là khoảnh khắc đón bình minh trên đỉnh núi bồng bềnh sương mây.
Dẻo thơm nắm cơm nếp vắt của người Khmer
Cơm nếp vắt là món ăn độc đáo của người Khmer, du khách chỉ có cơ hội thưởng thức trong dịp lễ Sen Dolta vào tháng 9 Âm lịch hàng năm.
Quán bún chả Sa Pa nườm nượp khách, cách ăn khác hẳn miền xuôi
Nếu có dịp du lịch Sa Pa, hãy thử một lần trải nghiệm thưởng thức món bún chả độc lạ của người miền núi.
Quán bún chả nổi tiếng bậc nhất Sa Pa nằm trên đường Điện Biên Phủ, ngay gần khu vực xe giường nằm trả khách du lịch đến thị trấn. Từ ngoài nhìn vào, biển hiệu của quán hơi khuất, thậm chí không có gì nổi bật. Nhưng khi bước vào bên trong, không gian quán khá rộng rãi, mùi thơm của chả nướng lan tỏa trong không khí sẽ hấp dẫn thực khách muốn dừng chân thưởng thức.
Bún chả chan nước dùng chua chua, thanh thanh kiểu miền núi. Ảnh: Linh Boo
Quán bún chả nổi tiếng bậc nhất Sa Pa nằm trên đường Điện Biên Phủ, ngay gần khu vực xe giường nằm trả khách du lịch đến thị trấn. Từ ngoài nhìn vào, biển hiệu của quán hơi khuất, thậm chí không có gì nổi bật. Nhưng khi bước vào bên trong, không gian quán khá rộng rãi, mùi thơm của chả nướng lan tỏa trong không khí sẽ hấp dẫn thực khách muốn dừng chân thưởng thức.
Chinh phục đèo Nà Tềnh 20 khúc cua ở Cao Bằng
Nằm trên cùng một cung đường với đèo Khau Cốc Chà 15 tầng nổi tiếng, đèo Nà Tềnh có 20 khúc cua thoải, phong cảnh thơ mộng nhưng chưa được nhiều người biết đến.
Cao Bằng là tỉnh có nhiều con đèo đẹp của Việt Nam, có thể kể đến như đèo Khau Cốc Chà 15 tầng, đèo Mã Phục 7 tầng. Trong số những con đèo ở Cao Bằng, đèo Nà Tềnh với 20 khúc cua ít được nhắc đến hơn.
Trên cung đường từ Hà Giang đi Cao Bằng, qua đèo Khau Cốc Chà khoảng 15 km là đèo Nà Tềnh. Đèo Nà Tềnh nằm trên địa bàn xã Cần Nông, huyện Hà Quảng, giáp ranh với xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Trên cung đường từ Hà Giang đi Cao Bằng, qua đèo Khau Cốc Chà khoảng 15 km là đèo Nà Tềnh. Đèo Nà Tềnh nằm trên địa bàn xã Cần Nông, huyện Hà Quảng, giáp ranh với xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
800 hiện vật, tư liệu cổ truyền của đồng bào Khmer ở Trà Vinh
Hơn 800 hiện vật, hình ảnh, tài liệu phản ánh nhiều mặt đời sống của cộng đồng người Khmer đang được trưng bày trong 4 phòng lớn tầng 2 Bảo tàng Văn hóa dân tộc Trà Vinh.
21 thg 10, 2023
Bánh chim gâu - thức quà mộc mạc của đồng bào Yên Bái
Bánh chim gâu nhỏ xinh với ý nghĩa sâu sắc trở thành đặc sản níu chân du khách của người Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình, Yên Bái.
Chiếc bánh chim gâu hay bánh chim cu gáy thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Bánh chim gâu gắn liền với truyền thuyết nàng Slau Slam, nhắc nhở thế hệ sau này về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với con và của những thành viên trong gia đình.
Chiếc bánh chim gâu hay bánh chim cu gáy thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Bánh chim gâu gắn liền với truyền thuyết nàng Slau Slam, nhắc nhở thế hệ sau này về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với con và của những thành viên trong gia đình.
Thác nước 'cổ tích' trên đường chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng
Nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, đỉnh núi Lùng Cúng được mệnh danh là nóc nhà của Mù Cang Chải, đang trở thành điểm chinh phục mới của giới trẻ thời gian gần đây.
Giữa tháng 10, trời cuối thu mát mẻ, chúng tôi quyết định chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng - nóc nhà của Mù Cang Chải (Yên Bái) - với độ cao 2.913m, để được thỏa sức ngắm bức tranh miền Tây Bắc xanh tươi trước khi bước vào những tháng mùa đông khô cằn, giá lạnh.
Những thác nước hùng vĩ cùng vạt rừng nguyên sinh là "đặc sản" khi chinh phục Lùng Cúng - Ảnh: HỒNG QUANG
Giữa tháng 10, trời cuối thu mát mẻ, chúng tôi quyết định chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng - nóc nhà của Mù Cang Chải (Yên Bái) - với độ cao 2.913m, để được thỏa sức ngắm bức tranh miền Tây Bắc xanh tươi trước khi bước vào những tháng mùa đông khô cằn, giá lạnh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)