Nhiều du khách tới Lũng Cú chỉ để check-in cột cờ nhưng nơi đây còn nhiều trải nghiệm thú vị khác.
Lê Thu Hằng, ngoài 30 tuổi, đã đi hết 63 tỉnh thành Việt Nam và hơn 10 nước. Độc giả đến từ Hà Nội, vừa có gần một tháng ở Hà Giang, chia sẻ 5 trải nghiệm mà chị cho là đáng giá nhất tại nơi địa đầu tổ quốc.
30.000 tín đồ Cao Đài ngồi chật kín xung quanh Đền thánh rộng hàng nghìn m² trong Tòa thánh Tây Ninh dữ lễ cúng Tiểu đàn vía Đức Phật Mẫu.
Tối 14, rạng sáng 15/8 Âm lịch (Rằm tháng Tám), 30.000 chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài đổ về Đền thánh Cao Đài Tây Ninh để dự lễ cúng Tiểu đàn. Đây là một trong những nghi thức lễ đầu tiên và quan trọng trong Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023.
Hội yến Diêu Trì Cung (vía Đức Phật Mẫu) là một trong hai lễ lớn nhất trong năm (cùng lễ vía Đức Chí Tôn vào 9 tháng Giêng Âm lịch) của đạo Cao Đài, với sự tham dự của 100.000-200.000 người. Thông thường các tín đồ từ các tỉnh thành đã hành hương về nội ô Tòa thánh Tây Ninh trước đó cả tuần. Năm nay, đại lễ được tổ chức trong hai ngày 29-30/9, tức 15 và 16 tháng 8 Âm lịch (Tết trung thu).
Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ vua Hán Vũ Đế tiếp đón Đức Phật Mẫu trong đêm Rằm tháng Tám, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.
Theo chia sẻ của người dân địa phương và nhà hàng, quán ăn trên đảo Phú Quốc, đặc sản vị đắng luôn được du khách hỏi thăm, tìm ăn thử chính là nấm tràm.
Nấm tràm là món ăn ngon, độc đáo của đảo ngọc Phú Quốc. Ảnh: Nguyên Anh
Nấm tràm thường xuất hiện vào đầu mùa mưa trên đảo ngọc Phú Quốc. Đây cũng là khoảng thời gian người dân địa phương thường thức sớm, len lỏi vào những rừng tràm để tìm và hái nấm.
Một trong những món ăn sáng phổ biến nhất của người dân Quảng Bình chính là cháo canh dân dã và thơm ngon.
Nhắc đến Quảng Bình người ta nghĩ ngay đến "thiên đường ẩm thực" phong phú như bánh bèo, bánh bột lọc, bánh xèo... Trong đó không thể bỏ qua món ăn dân dã nhưng đậm đà vị quê hương mộc mạc: cháo canh.
Tô cháo canh có màu sắc hấp dẫn. Ảnh: Quảng Bình Ơi
Đối với giới sưu tầm nghệ thuật, nhất là với những người thích sưu tầm tranh mỹ nghệ cao cấp của các công ty mỹ nghệ miền Nam trước 1975 như Thành Lễ, Trần Hà hay Mê Linh, họa sĩ Trương Văn Thanh là một nhân vật bí ẩn trong tâm trí của họ.
Qua những câu chuyện chắp vá được từ lời kể của những họa sĩ hay người sưu tầm tranh trước 1975, ông Trương Văn Thanh cùng họa sĩ Nguyễn Thành Lễ gây dựng nên Công ty mỹ nghệ Thanh & Lễ, một công ty mỹ nghệ có nhiều sản phẩm sơn mài, sơn khắc và cẩn được đánh giá cao. “Thanh & Lễ” là tiền thân của Công ty Thành Lễ rất nổi tiếng sau này.
Không có nhiều tài liệu viết về ông Trương Văn Thanh dù sau này khi tách ra từ Công ty “Thanh & Lễ”, ông có công ty mỹ nghệ riêng mang tên mình và vẫn được đánh giá là công ty làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, nằm trong nhóm xuất sắc nhất của mỹ nghệ miền Nam trước năm 1975 và cả sau này.
Trong cuốn Niên giám văn nghệ sĩ và Hiệp hội văn hóa Việt Nam 1969-1970, họa sĩ Trương Văn Thanh chỉ được đề cập đến với vài dòng vắn tắt: sinh ngày 18.3.1918 tại Tân Thuận Đông, Sa Đéc, theo học trường Mỹ nghệ đồ gốm, sơn mài, điêu khắc Bình Dương, tỉnh Thủ Dầu Một trong bốn năm. Và các hội đoàn ông đang tham gia.
Ông bà Trương Văn Thanh cùng ba cô con gái khi còn nhỏ. Ảnh: TLGĐ
Ở miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.
Vang bóng một thời
Trong chuyến công tác về xã Đôn Phục, huyện miền núi Con Cuông, chúng tôi được các cán bộ nơi đây giới thiệu về một dòng họ “danh gia vọng tộc” nức tiếng phủ Tương Dương xưa nay - đó là dòng họ Lang Vi. Dòng họ này đã có 3 đời làm quan “Thổ tri phủ” cai quản một vùng rộng lớn núi rừng miền Tây xứ Nghệ (bao gồm các huyện Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn).
Hiện nay, nhân chứng của một thời vàng son của dòng họ này là cụ bà Lữ Thị Quyết (104 tuổi, vợ của vị Tri phủ cuối cùng phủ Tương Dương Lang Vi Năng) vẫn còn sống cùng ông con trai cả Lang Vi Tịnh (86 tuổi) trong căn nhà sàn nằm cạnh bên trụ sở UBND xã Đôn Phục.
Ngôi nhà sàn mà Tri phủ cuối cùng của phủ Tương Dương Lang Vi Năng từng sinh sống. Ảnh: Thành Chung
Xã hội ngày càng phát triển, theo thời gian, chiếc lò đất dần bị thay thế bằng lò điện, bếp ga, lò vi sóng…. Tuy nhiên, ở một nơi trong nội ô TP. Long Xuyên vẫn có một gia đình gần cả thế kỷ qua vẫn bám trụ với nghề làm lò đất.
Cơ sở sản xuất lò đất của anh Trương Văn Khiêm (sinh năm 1979, ngụ phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) chỉ vỏn vẹn có 3 nhân công, đều là những người hàng xóm của nhau, làm việc từ thời thiếu niên đến nay cho gia đình anh Khiêm, nên rất lành nghề.
Từ lâu, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ bí trong dân gian. Từng ngọn núi đều có những huyền tích, với những phiến đá có hình dáng lạ kỳ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng…
Suối Côn Sơn thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) bắt nguồn từ hai khe núi Ngũ Nhạc và Côn Sơn dài khoảng 3 km.
Suối Côn Sơn đã tạo cảnh quan phong thủy cho quần thể di tích trở nên đặc biệt hơn. Ảnh: Thành Chung
Suối chảy uốn khúc, quanh co, đoạn trên có những ghềnh thác nhỏ, dưới lòng suối có những hòn đá to, nhỏ tròn trịa do nước chảy bào mòn qua rất nhiều năm tháng mà tạo thành. Hai bên bờ suối cây cối rậm rạp, tốt tươi, xanh mát quanh năm.