8 thg 9, 2023

Đền Đô - nơi ghi dấu lịch sử 8 vị vua nhà Lý

Đền Đô ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, là dấu tích một triều đại phong kiến kéo dài hơn 200 trăm.


Bắc Ninh có hơn 1.200 di tích lịch sử, theo cổng thông tin điện tử tỉnh này. Trong đó, đền Đô ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn là nơi ghi dấu 214 năm trị vì của 8 vị vua nhà Lý.

Nhà Lý truyền ngôi 9 đời vua qua 216 năm (1009 - 1225). Đền Đô là nơi thờ tự 8 vị vua gồm: Lý Thái Tổ (1009 - 1028); Lý Thái Tông (1028 - 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210); Lý Huệ Tông (1210 - 1224). Vị vua cuối cùng là Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225) được người dân thờ ở đền Rồng, cũng nằm ở phường Đình Bảng.

Cồn Cá Hô trên dòng Cổ Chiên

Ngoài cái tên cồn Cá Hô, chắc cũng đã hai, ba thế hệ rồi, dân xứ này đi đâu cũng hay được người ta hỏi về loài cá vua trên sông Mekong còn tụ về đây không, nhưng người biết về nó càng ít dần...

Cồn Cá Hô nằm giữa sông Cổ Chiên, nơi giáp nước giữa 3 tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Bến Tre - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Cù lao Cá Lóc bảy nổi ba chìm

Phù sa bồi đắp dòng Mekong làm "sinh sôi" nhiều cồn, bãi. Đất mở và bước chân người tìm đến. Những ngôi nhà nhỏ, những xóm làng nhỏ là cả những thế giới nhỏ giữa các dòng sông mà không phải ai cũng biết với bao chuyện vừa gần gũi vừa lạ lẫm, thú vị.

Ông Hai Bé, ông Ba Hưng, những người cố cựu từng gắn bó với cồn Cá Lóc lúc cồn này mới nổi - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Nằm gần bên thành phố Vĩnh Long, cồn Cá Lóc từng khiến người ta phát sốt lên khi khoảng năm 2019 bỗng dưng... lặn mất. Lúc mọi người nhốn nháo đi tìm thì nó lại... nổi lên. Chiếc cồn chỉ mới hết cảnh "ba chìm bảy nổi" trong thời gian gần đây khi có quyết tâm giữ cồn của những người "liều cùng mình".

7 thg 9, 2023

Ngậm ngùi 'vương quốc đỏ' bên dòng phù sa

Buổi sáng trên tỉnh lộ 902 chạy cặp bờ sông Cổ Chiên từ huyện Long Hồ xuống huyện Mang Thít (Vĩnh Long), người xe tấp nập.

Một góc “vương quốc đỏ” Vĩnh Long bên bờ sông - Ảnh HÙNG ANH

Tỉnh lộ 902 cặp bờ sông Cổ Chiên - con lộ dài hàng chục cây số đi qua nhiều xã, bên đường những miệng lò nung như những cây nấm khổng lồ bằng gạch đỏ vươn lên trời cao nhưng không còn hoạt động.

Nhờ dòng Cổ Chiên bồi đắp, Vĩnh Long có đất sét rất tốt, phù hợp làm đồ gốm độc đáo. Hy vọng làng nghề xuất khẩu này sẽ phục hồi.

Ông LÊ VĂN MÔN

Dấu xưa Long Hồ dinh bên bờ Cổ Chiên

Di tích cửa Hữu thành Long Hồ - Ảnh: HÙNG ANH

Tại giao lộ đường 19-8 và Hoàng Thái Hiếu ở TP Vĩnh Long có một gò đất, trên đó có cây da cổ thụ cao lớn sum sê tỏa bóng mát, bên cạnh là một cổng thành với tấm biển "Di tích cửa Hữu thành Long Hồ".

Một chiều cuối hè, chúng tôi theo các bậc cao niên đi tìm lại dấu xưa bên bờ Cổ Chiên giang...

Cổ Chiên: Tên lạ của trường giang

Cổ Chiên, dòng trường giang rộng lớn và dài hơn 80 km, là chi lưu sông Tiền đổ ra Biển Đông. Hơn ba trăm năm qua theo dòng lưu dân xuôi về miệt đất phương Nam, xóm ấp cũng dần mọc lên sầm uất đôi bờ cùng bao câu chuyện ẩn mờ trong sương khói lịch sử.

Đoạn sông Cổ Chiên qua TP Vĩnh Long trước năm 1975 - Ảnh tư liệu

Chiều tháng 8, mưa giăng mờ sóng nước. Ở ngã ba sông mênh mông gần cầu Mỹ Thuận, ông lái đò Hai Phong rổn rảng cho biết đây là nơi hội tụ giữa dòng Tiền giang và Cổ Chiên trước khi con sông mang cái tên kỳ lạ này xuôi ra biển.

Giữ nghề trồng lác trăm năm

Nhắc tới nghề dệt chiếu ở Long An, hầu như ai cũng biết làng dệt chiếu Long Định, Long Cang (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã đi vào thơ, nhạc và được công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, phía bên kia dòng Vàm Cỏ Đông, thuộc địa bàn huyện Tân Trụ cũng có những người miệt mài trồng lác, dệt chiếu và góp phần giữ nghề truyền thống trăm năm.

1. Nghề dệt chiếu ở huyện Tân Trụ xuất hiện chính xác từ khi nào không ai nhớ rõ, tuy nhiên, nhiều thế hệ người dân sinh ra và lớn lên ở khu vực xã An Nhựt Tân (nay là xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) đã biết đến nghề trồng lác, dệt chiếu. Nghề vẫn được duy trì cho đến nay, dù giảm nhiều so với thời gian trước.

Đi dọc theo Đường tỉnh 832, khu vực gần khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, không khó để thấy hình ảnh người dân bó lác thành bó, phơi dọc 2 bên lề đường. Những cánh đồng lác xanh thấp thoáng phía xa, gần khu vực bờ sông và sau những ruộng lúa vàng, vườn cây ăn trái. Nghề trồng lác vẫn được người dân trong vùng gìn giữ. Với vài người, trồng lác vẫn là công việc mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Lác bán cho thương lái phải được chẻ nhỏ, phơi khô và phân loại sẵn

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh…

Bánh gai Đông Sơn có vị thơm, ngon đặc trưng so với bánh gai ở các vùng miền khác. Ảnh: Thanh Phúc

Mực nhảy Vũng Áng - món ăn không thể bỏ qua trong dịp lễ

Kỳ nghỉ dài ngày cộng với thời tiết thuận lợi, các bè mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trở thành địa điểm hút khách thời điểm này.

Ngay trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 2/9, nhiều du khách đã lựa chọn Vũng Áng làm địa điểm dừng chân để tận hưởng ẩm thực ngày lễ.

3 thg 9, 2023

Nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc

Giáo xứ Thượng Phúc thuộc giáo hạt Lạc An, giáo phận Phú Cường. Nhà thờ Thượng Phúc tọa lạc tại ấp 3, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Giáo xứ Thượng Phúc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân, 2023

Như hầu hết các giáo xứ khác ở Lạc An, giáo xứ Thượng Phúc được hình thành bởi những giáo dân di cư từ Bắc vào năm 1954. Tiền thân của giáo xứ Thượng Phúc ở Lạc An là giáo xứ Thượng Phúc ở xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Vào đến Lạc An năm 1954, khi đó nơi đây là vùng đất hoang vu, người dân phải chống chọi với bệnh sốt rét hoành hành và cả thú dữ như cọp beo. Đến tháng 2/1955, ngôi nhà thờ Thượng Phúc được dựng lên bằng tranh tre, vách lá.