26 thg 6, 2023

Nguyễn An Ninh - Niềm tự hào của làng Long Thượng

Trong hội trại tuyển quân hàng năm, Đoàn xã Long Thượng (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) luôn lấy tên trại địa phương là Nguyễn An Ninh như một cách nhắc nhở tân binh ghi nhớ công ơn của tiền nhân và nỗ lực tiếp nối truyền thống cha anh đi trước. Long Thượng là quê ngoại, cũng là nơi sinh ra nhân sĩ tài ba Nguyễn An Ninh. Điều đó trở thành niềm tự hào của người dân và tuổi trẻ Long Thượng.

Nhân sĩ hết lòng vì sự nghiệp cách mạng

Chân dung Nguyễn An Ninh

Cây tràm trên đất Long An

Theo Địa chí Long An, là vùng tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam bộ, Long An ngày nay không có những rừng gỗ lớn bạt ngàn như Đồng Nai, Bình Phước và cũng không có loại rừng ngập mặn như Bến Tre. Rừng ở đây còn lại chủ yếu là cây tràm cừ, tràm gió và cây bàng phát triển ở vùng đất chua phèn tập trung ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM). Hình ảnh cây tràm đã gắn liền với Long An, đặc biệt là vùng ĐTM từ những ngày mở đất. Cây tràm cùng người dân Long An đi qua 2 cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đến ngày nay, cây tràm tiếp tục đồng hành trong công cuộc dựng xây quê hương.

Từ trong kháng chiến

Tràm là loại cây thích hợp với vùng đất chua, phèn, ngập nước và được xem là một đặc trưng của vùng ĐTM. Từ hàng trăm năm trước, cây tràm có mặt ở ĐTM, tồn tại, phát triển cho đến ngày nay. Địa chí Long An có đoạn chép: “Dấu vết những dải rừng tràm nguyên sinh bị vùi sâu dưới lớp bùn, phù sa do thiên tai, bão lụt được phát hiện ở ĐTM mà người dân địa phương thường gọi là “tràm lụt” chứng tỏ rằng nơi đây, từ nhiều thế kỷ trước là những khu rừng rộng lớn”.

Sinh viên tìm hiểu về phân bố rừng tràm của Khu Bảo tồn đa dạng sinh học - cây dược liệu Đồng Tháp Mười

Nguyễn Thông - Sĩ phu yêu nước quê hương bên dòng Vàm Cỏ Tây

Long An vốn nổi tiếng với đôi dòng Vàm Cỏ vừa nên thơ lại oanh liệt, hào hùng. Đôi dòng sông đã góp phần xây nền văn hóa và viết nên lịch sử vùng đất này. Nếu Vàm Cỏ Đông là nơi sinh ra anh hùng Nguyễn Trung Trực với chiến công Vàm Nhựt Tảo thì Vàm Cỏ Tây là nơi sinh của nhà trí thức yêu nước Nguyễn Thông - sĩ phu tài ba, đức độ.

Nhà trí thức yêu nước tài ba

Theo tác phẩm Tiên đại phu hành trạng (Thuật lại cuộc đời của cha tôi) của Nguyễn Thông thì cao tổ của ông vào Nam khai phá vùng đất thuộc xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An ngày nay vào khoảng năm 1777-1789 khi chúa Trịnh đánh chiếm vùng Thuận-Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam(*)). Gia đình Nguyễn Thông được xem là một trong những đại diện tiêu biểu trong lịch sử khai phá, phát triển của vùng đất Châu Thành.

22 thg 6, 2023

Trekking Vườn Quốc gia Phú Quốc

Nhắc đến Phú Quốc, nhiều người nghĩ đến tắm biển nhưng còn có một khung cảnh rất khác, ẩn sâu trong Vườn Quốc gia Phú Quốc, khơi gợi sự tò mò của du khách.

Vườn Quốc gia (VQG) Phú Quốc có tổng diện tích 31.422 ha, nằm trên địa bàn 6 xã: Cửa Dương, Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh và một phần xã Dương Tơ. Vườn có ba hệ sinh thái rừng là rừng lá rộng thường xanh, rừng tràm và rừng ngập mặn ven biển. Tại đây hiện có khoảng 1.400 loài thực vật và gần 500 loài động vật, theo cổng Thông tin điện tử Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Đường trekking trong VQG Phú Quốc.

Vịt Cổ Lũng - món ngon ở Pù Luông

Đến với bản Hiêu, khu du lịch Pù Luông, du khách sẽ được thưởng thức vịt Cổ Lũng, giống vịt được nuôi ở suối, ít mỡ, thịt chắc, nạc.

Vịt Cổ Lũng là món ăn bản địa nổi tiếng của người Thái tại bản Hiêu, huyện Bá Thước. Loài vịt này có di truyền lâu đời ở bản Hiêu, sau đó mới phát triển và nhân giống ra nuôi tại xã Cổ Lũng, có chân ngắn, mình bầu có màu lông nâu xen lẫn màu đen, cổ ngắn, to, quanh cổ có khoang tròn màu trắng.

Vịt Cổ Lũng thường sống nhỏ lẻ quanh bản làng, trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giữa các khe núi, suối tự nhiên như Nậm Bá, Pù Luông, Pha Lé.

Giống vịt Cổ Lũng tại Pù Luông. Ảnh: Adam Hương

Tìm về 'vùng đất Mai An Tiêm' ở Gành Dưa

Đến Gành Dưa thưởng thức dưa hấu nước lợ trồng gần biển, nhiều người cho rằng đây là vùng đất trong sự tích Mai An Tiêm ngoài đời thực.

Huyện Tuy An từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng dưa. Trước đây, dưa mọc tự nhiên, không cần chăm sóc mà vẫn tươi tốt. Sau dưa được quy hoạch trồng ở một số khu vực như đồng Mốc (xã An Chấn), xóm Chùa, bàu Súng, bàu Đường (xã An Mỹ). Cánh đồng ở huyện Tuy An này là vùng đất đen phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc trồng cây ăn quả ngắn ngày.

Huyện Tuy An nổi tiếng với các loại dưa gang, dưa hấu, dưa bơm, dưa lê. Tại đây lại có bãi biển tên Gành Dưa thuộc thôn Giai Sơn, xã An Mỹ. Vì vậy, một số người cho rằng đây là vùng đất trong sự tích dưa hấu Mai An Tiêm được nghe khi còn nhỏ, anh Trần Thanh Phong, người bản địa làm du lịch tại Gành Dưa, chia sẻ.

Du khách trải nghiệm hái dưa hấu nước lợ ở Tuy An, Phú Yên. Ảnh: Bùi Ngọc Hà

18 thg 6, 2023

Dinh Bà - Điểm tựa tinh thần của ngư dân

Đoàn thuyền nối đuôi nhau lướt nhẹ trên sóng nước trong nắng hanh vàng. Chủ thuyền chầm chậm bước ra phía trước hướng vào dinh Bà cung kính vái lạy. Họ lầm rầm khấn nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, những chuyến ra khơi - về bờ khẳm cá tôm.

Uy nghiêm bên biển

Phía bắc bãi biển Hóc Mó, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) có ngọn núi nhô ra biển tạo nên khung cảnh hùng vĩ làm say đắm lòng người. Nơi chân núi có dinh thờ nữ thần được nhân dân quanh vùng vô cùng sùng kính. Theo nhiều bậc cao niên ở làng chài Thạnh Đức 1, dinh được dựng từ thuở người Việt vào mở mang, khai phá đất phương nam. Sau nhiều lần trùng tu, dinh khá vững chắc bên mép biển. Phía trước dinh dựng tấm bình phong cùng 2 trụ bê tông khá to lớn. Bình phong tạc hình nghê khá oai phong xoay mình hướng ra biển. Thân cột đá tạc đôi rồng với những đường nét khá uyển chuyển. Trên đỉnh cột có đôi nghê rướn mình vươn lên trời xanh. Trên mái dinh tạc đôi rồng theo thế lưỡng long chầu nguyệt thường hiện diện nơi đền đài, miếu mạo ở những làng quê đất Việt. Trong dinh có ba gian thờ. Gian giữa thờ tượng Bà dung nhan muôn phần đẹp đẽ. Những vị thần hộ vệ bà thờ ở 2 bên.

Dinh Bà ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ), nằm bên mép biển.

Độc đáo quy trình chế biến món cá tràu kho “queo” làng Yên

Cá tràu kho “queo” của làng Yên (thôn Yên Bình, xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ nổi tiếng là một món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn độc đáo ở quy trình chế biến.

Ghé thôn Yên Bình (xã Quang Lộc) vào những ngày cuối tháng 5, chúng tôi được “mục sở thị” quy trình làm món cá tràu kho “queo” tại cơ sở sản xuất Cá kho làng Yên của chị Thái Thị Hà.

Ngắm hồ sen dược liệu của Nhà máy Đông dược Hà Tĩnh

Hoa sen tại Nhà máy Đông dược Hà Tĩnh ngoài việc thu hút nhiều người tới tham quan, chụp ảnh "check in" còn được dùng để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm dược.

Ông Lê Quốc Khánh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh chia sẻ: "Nhằm tạo không gian xanh - sạch - đẹp cho nhà máy và chủ động nguồn nguyên liệu sạch trong sản xuất các sản phẩm dược, năm 2015, đơn vị đã đầu tư kinh phí cải tạo ao hồ, mua các giống sen chất lượng về trồng và chăm sóc. Ngoài ra, công ty đã xây dựng điểm “check in” giữa hồ sen để tạo điểm nhấn, thu hút du khách đến chụp ảnh".

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Ngắm vẻ thâm trầm, uy nghi của di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng (xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh) càng thêm tưởng nhớ công lao to lớn của ông đối với đất nước.

Trương Quốc Dụng (1797-1864) sinh ra và lớn lên ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Ông nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, 25 tuổi đỗ tú tài, 29 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu (1829). Trong ảnh:Toàn cảnh Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trương Quốc Dụng nhìn từ trên cao.