10 thg 5, 2023

Tìm thấy lời giải cho bức tranh thứ sáu trên tường cung An Định

Câu chuyện bí ẩn của bộ tranh tường trong cung An Định vẫn bỏ ngỏ vì mãi vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Sau hơn 100 năm tồn tại, lời giải đã được tìm thấy nhờ vào kỳ công của một chàng trai trẻ yêu di sản.

Cung An Định - tòa biệt cung của vua Khải Định - Ảnh: MINH TỰ

Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu (Huế), nguyên là phủ của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Năm 1916, Bửu Đảo lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Khải Định. Năm 1917, vua Khải Định đã cho xây dựng thành một tòa cung điện nguy nga, gọi là cung An Định. Đến đầu năm 1919, công trình hoàn tất.

9 thg 5, 2023

Đặc sản vùng đất núi lửa ngon kỳ lạ!

Vùng đất núi lửa Đắk Nông có những đặc sản mà không nơi nào có được, một số loại trái cây trồng ở đây ngon kỳ lạ, nhất là về độ dẻo, màu sắc và hương vị.

Cửa hang C8 trong cụm hang động núi lửa Chư Bluk. Ảnh: Travel blogger Vinh Gấu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông, đặc sản vùng núi lửa được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Bởi vì cây được trồng trên nền đất đỏ bazan, hòa trộn với khoáng chất được hình thành từ núi lửa phun trào. Trái cây ở đây có giá trị riêng như kích cỡ to, đẹp, mùi vị thơm, dẻo...

Bánh xèo Giồng Nhãn

Bánh xèo Giồng Nhãn vàng giòn rụm với nhân thịt, tôm thơm ngọt ăn kèm rau và nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Ảnh: Thông Hải

Giồng Nhãn là tên gọi một vườn nhãn cổ dài 10 km, rộng khoảng 230 ha, nằm ven một bờ cát thuộc hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu có món bánh xèo, nổi tiếng khắp đồng bằng sông Cửu Long.

Bánh xèo ở đây hấp dẫn bởi bột bánh xèo chỉ - nghĩa là mềm, dẻo vừa độ, quyện mà không dính hết khi được xay bằng cối đá. Lại nữa, bánh ngon còn nhờ được tráng khéo, bánh lại giòn, nhân bánh được làm bằng thịt nạc, tép bạc, đậu xanh, giá, củ sắn và hành tây. Con tép xứ Bạc Liêu có vị ngọt mặn rất riêng.

Bình yên trong không gian chùa Phật Quang

Chùa Phật Quang tọa lạc tại thôn Dư Nhân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70km. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Cách Hà Nội khoảng 70km về phía Nam, tọa lạc ở thôn Dư Dân, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm (Hà Nam), chùa Phật Quang trở thành điểm tu tập, thuyết giảng và hành hương của du khách trong và ngoài nước những năm gần đây.

Trước đây chùa Phật Quang là ngôi chùa nhỏ bé xuống cấp có tuổi đời hơn 100 năm. Mãi đến năm 2015 khi Đại đức trụ trì Thích Thiên Ân kiến tạo xây dựng lại khang trang với lối kiến trúc vô cùng độc đáo.

Với tổng diện tích khoảng 5000 m², Chùa Phật Quang như khoác lên mình với vẻ đẹp độc đáo với nét hiện đại và truyền thống đan xen. Đến cổng chùa, du khách có thể đi theo 3 cổng gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Đoạn đường từ cổng chùa dẫn vào khuôn viên được rải đá trắng và đường đi là những phiến đá lớn. Bước chân qua cổng chùa là bức tượng phật bà quan âm được đặt chính diện.




Không gian bên trong được bài trí trang nghiêm. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Tòa chính điện nằm bên trên hồ nước nhỏ, khung cảnh gần gũi nhưng không kém phần thơ mộng. Trong chính điện gồm 3 gian nhà bày trí đơn giản nhưng tinh tế. Chính giữa là ban thờ Đức Phật ngự trên đài sen, bên phải thờ quan thế âm bồ tát, bên trái thờ đại tạng vương bồ tát. Các bức tượng làm bằng gỗ, chạm khắc tỉ mỉ công phu. Điều đặc biệt là câu đối hoành phi trong chùa đều bằng tiếng Việt được theo phong cách thư pháp. Điều này giúp các phật tử hiểu rõ hơn về ngôi chùa.

Phía đằng sau là một gian nhà tranh vách nứa được dựng ở góc chùa, bước chân tới đây sẽ cảm nhận được nét văn hóa của người Việt xưa. Một ngôi nhà nhỏ, giếng nước, chiếc bàn ngồi uống trà với tiếng nhạc phật được bât du dương trong chùa sẽ khiến du khách có cảm giác nhẹ nhàng, tĩnh tâm để cảm nhận cuộc sống bình yên.



Khuôn viên sân vườn chủa Phật Quang được thiết kế tỉ mỉ với phong cảnh thiên nhiên thoáng đãng. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Khuôn viên chùa không quá hoành tráng nhưng cách phối hợp khá tinh tế với sự kết hợp giữa nét văn hóa Việt Nam và kiến trúc Nhật Bản. Với việc bày trí cây, hồ nước, các phiến đá đều được viết thư pháp, tất cả đều được kiến thiết thành những tiểu cảnh trong khu vực khuôn viên.

Ở đây, du khách có thể thong dong đi dạo giữa khuôn viên xanh mát, chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ được kiến thiết vô cùng công phu và tham gia các hoạt động tâm linh. Bên cạnh đó, có nhiều du khách cũng có thể ghi lại nhiều tấm hình đẹp trong chuyến đi hành hương tới cửa chùa nơi đây.

Có thể nói, đến nay, chùa Phật Quang đã trở thành một trong những điểm dừng chân du lịch tâm linh của nhiều người trong chuyến đi khám phá mảnh đất Hà Nam.

Ngôi chùa bình yên như chốn bồng lai tiên cảnh. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Địa chỉ chùa Phật Quang Hà Nam không khó tìm, quãng đường cũng được đánh giá là dễ đi nên bạn hoàn toàn có thể đến địa điểm này bằng cả ô tô lẫn xe máy.

Di chuyển bằng xe máy: từ Hà Nội, bạn đi theo đường quốc lộ 1A cũ qua Phủ Lý Hà Nam rồi dựa theo bản đồ để đến chùa Phật Quang.

Di chuyển bằng ô tô: từ Hà Nội, bạn đi cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến quốc lộ 1A cũ, cũng đi qua Phủ Lý, Hà Nam và dựa theo bản đồ để đến chùa.

Bài: Ngân Hà - Ảnh: Công Đạt

Bạch Dinh – Tòa biệt thự trắng với những câu chuyện lịch sử

Đi trên đường Trần Phú, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu, chúng ta luôn trông thấy hình ảnh một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ, nằm giữa Bãi Trước và Bãi Dâu, nằm bên sườn núi Lớn, với tầm nhìn hướng ra biển. Đấy chính là Villa Blanche hay còn gọi Bạch Dinh là điểm đến không thể bỏ qua khi đến thành phố Vũng Tàu.

Bạch dinh nằm giữa Bãi Trước và Bãi Dâu, nằm bên sườn núi Lớn, với tầm nhìn hướng ra biển Vũng Tàu. Ảnh: Lê Minh

Bạch Dinh được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902. Nơi đây từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương, Hoàng đế Bảo Đại và các đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916.

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Từ lâu, lễ Nhảy lửa đã trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, tâm linh của người Pà Thẻn (sống ở 2 tỉnh Hà Giang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang). Lễ hội Nhảy lửa đã thể hiện niềm tin của họ vào thế giới thần linh, những thế lực siêu nhiên và sức mạnh phi thường của con người để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.


Theo quan niệm của người Pà Thẻn, tổ chức lễ Nhảy lửa nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ tươi tốt, cầu chúc cho mọi sự may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời xua tan những gì không tốt đẹp đống lửa sẽ mang lại sự ấm áp, may mắn xua đi cái khắc nghiệt của mùa đông đang tới. Đây là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống trong cộng đồng của dân tộc Pà Thẻn, minh chứng cho sức mạnh, quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển. Không chỉ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác của người Pà Thẻn, tạo nên nét đặc trưng riêng của dân tộc.

8 thg 5, 2023

Nhà thờ giáo xứ Song Vĩnh vừa khánh thành, đẹp như 'cung điện châu Âu ở Vũng Tàu'

Chính thức khánh thành vào ngày 12/12/2022, sau 11 năm 1 tháng 1 ngày xây dựng, nhà thờ giáo xứ Song Vĩnh là công trình kiến trúc nổi bật của Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nằm ngay mặt tiền quốc lộ 51, đoạn qua huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhà thờ Song Vĩnh gây chú ý cho những ai đi ngang qua bởi dáng vẻ nguy nga, diễm lệ của ngôi thánh đường mang đậm nét kiến trúc Gothic phương Tây. 

Ảnh: Nguyễn Nhân Louis

Khám phá cung đường đèo quanh co kết nối Nha Trang - Đà Lạt

Đèo Khánh Lê cao khoảng 1.700 m, dài 33 km, có nhiều đoạn cua gấp, vách đá cao, vực sâu có nơi 300 m, là một những tuyến giao thông quan trọng kết nối Nha Trang đi Đà Lạt.

Quốc lộ 27C dài hơn 120 km, nối TP Nha Trang - Đà Lạt, nằm dọc sườn núi là tuyến giao thông quan trọng, kết nối giữa Khánh Hòa - Lâm Đồng, cũng như khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.

Độc đáo ngôi nhà được xây từ 300 vỏ bom, đạn ở Quảng Trị

Chiến tranh đã khiến ông Chức mất 6 anh chị em. Nỗi đau ấy trong ông chưa bao giờ nguôi. Hai mươi năm qua, ông đi sưu tầm kỉ vật chiến tranh để dựng nên ngôi nhà bằng vỏ bom gần nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.

Dịp lễ 30/4 năm nay, du khách đến Quảng Trị có thể ghé thăm một điểm đến khá đặc biệt, đó là ngôi nhà làm bằng vỏ bom mang tên “Ký ức Trường Sơn” nằm trên đường Hồ Chí Minh (thuộc xã Linh Trường, huyện Gio Linh). 

Ngôi nhà 3 gian làm bằng vỏ bom – "Ký ức Trường Sơn" của ông Trần Công Chức thu hút đông đảo người dân đến tham quan vào dịp 30/4.

Bên trong toà nhà UBND TP.HCM hơn 110 năm tuổi

Hình ảnh trụ sở UBND TP.HCM hơn 110 năm tuổi ở đường Lê Thánh Tôn (quận 1) ngày đầu mở cửa đón khách tham quan.

Trong hai ngày 29-30/4, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức tham quan miễn phí dành cho cựu chiến binh và thanh niên, thiếu nhi thành phố. Nhân dịp này, nhiều đoàn du khách lần đầu tiên được tham quan trụ sở hơn 110 tuổi của UBND TP.HCM trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1, TP.HCM.