2 thg 5, 2023

Trải nghiệm xuyên rừng nhiệt đới Mã Đà

Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu) được giao quản lý tổng diện tích hơn 100 ngàn ha gồm: hơn 68 ngàn ha rừng, đất lâm nghiệp và hơn 32 ngàn ha hồ Trị An.

Du khách thực hiện những động tác khởi động, chuẩn bị cho chuyến trải nghiệm xuyên rừng nhiệt đới Mã Đà dài hàng chục cây số. Chương trình do Công ty TNHH Du lịch trải nghiệm Trị An Adventure (TP.Biên Hòa) liên kết với Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai tổ chức thực hiện

Khám phá quần thể hang động núi lửa Krông Nô, công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông

Bộ ảnh "Khám phá quần thể hang động núi lửa Krông Nô, công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông" được thực hiện bởi NSNA Ngô Minh Phương là bộ ảnh xuất sắc đã đoạt Cúp VAPA Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc năm 2022.

Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc là giải thưởng quan trọng nhất trong năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao tặng cho các nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp có tác phẩm ảnh và công trình sách giàu tính sáng tạo, có chất lượng nghệ thuật cao. Những tác phẩm ảnh được xét chọn là những tác phẩm đoạt giải Nhất, Nhì, Ba tại các cuộc thi cấp tỉnh hoặc tương đương; Đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng và Khuyến khích từ cấp Khu vực hoặc tương đương trở lên do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, phối hợp tổ chức hoặc bảo trợ; Đoạt các Huy chương Vàng, Bạc, Đồng tại các cuộc thi ảnh quốc tế được tổ chức; Các công trình sách nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh, sách ảnh nghệ thuật, sách kỹ thuật của hội viên có giá trị được công luận đánh giá cao, xuất bản trong năm 2022. Trong đó, tác phẩm đoạt Cúp VAPA là đại diện nhiếp ảnh được đánh giá cao nhất, cũng là giải thưởng cao quý nhất của Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc trong một năm.  

Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô là điểm nhấn trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Dài và độc đáo bậc nhất Đông Nam Á, nằm ẩn mình trong rừng sâu hoang sơ, quần thể hang động này nối liền với những ngọn thác đẹp hùng vĩ trên dòng sông Sêrêpôk.

Ngắm đầm sen nhuộm hồng chân núi ở Đắk Nông

Đầm sen rộng khoảng 10ha nằm tại thôn Nam Ninh, xã Nâm N'đir (Krông Nô) mỗi năm sẽ có 3 lần nở hoa. Đây là điểm đến lý tưởng của người dân trên hành trình khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.


Nẳm trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, đầm sen tự nhiên nằm cạnh quốc lộ 28, đoạn qua thôn Nam Ninh, xã Nâm N’đir mang một vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ.

Độc đáo hội kéo chữ tại Nam Định

Hội hoa trượng (trò kéo chữ) trong lễ hội Phủ Dày, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời, nhắc nhở con người về truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Cùng với thực hành tín ngưỡng, những sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, hội hoa trượng góp phần làm phong phú không gian lễ hội, đưa Phủ Dày trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với du khách.

Đông đảo người dân và du khách thập phương tham quan, trẩy hội Phủ Dầy năm 2023. Ảnh minh họa: Ảnh: Công Luật/TTXVN

Cù lao Mái Nhà - đảo Robinson của Phú Yên

Cù lao Mái Nhà là hòn đảo không có dân sinh sống, nơi lý tưởng để du khách nghỉ ngơi, trải nghiệm thiên nhiên, tránh đám đông.

Cù lao Mái Nhà hay Hòn lao Mái Nhà, nằm ở xã An Hải, huyện Tuy An. Đây là một hòn đảo nhỏ có diện tích chỉ khoảng 1,2 km². Cù lao Mái Nhà còn được gọi là Robinson của Phú Yên bởi trên đảo không có nhà dân, không có điện và wifi.

Cù lao Mái Nhà nhìn từ bến tàu xã An Hải, huyện Tuy An (Phú Yên).

27 thg 4, 2023

Nhà rông Tây Nguyên – nơi sinh hoạt cộng đồng

Nhà rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Không chỉ có kiểu kiến trúc sừng sững độc đáo, nhà rông Tây Nguyên còn mang ý nghĩa văn hóa thiêng liêng. Đây là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên như cúng mừng lúa mới, cúng lập làng mới, cúng mừng nhà rông… Ngoài ra, nhà rông còn là nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi.

Người dân Tây Nguyên nói chung và người dân Kon Tum nói riêng luôn nâng cao nhận thức trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có công tác bảo tồn nhà rông truyền thống.

Sức mạnh thôn làng thể hiện ở việc đoàn kết, tập hợp các gia đình cùng dựng nhà rông. Mỗi gia đình đều phải có nhân lực tham gia, hộ nào không tham gia được ngày công thì phải đóng góp tiền để tạo sự công bằng.

Chùa Phước Thành: Ngôi chùa có quần thể tượng Phật lớn nhất ở An Giang

Tọa lạc tại Cù Lao Giêng, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, ngôi cổ tự Phước Thành có kiến trúc độc đáo, địa điểm tâm linh được nhiều du khách gần xa tìm đến tham quan và chiêm bái.


Đến với chùa Phước Thành, du khách sẽ không khỏi trầm trồ với sắc vàng đẹp mắt, bao phủ ngôi chùa. Đặc biệt hơn, nơi đây đã được Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa có công trình Quần thể tượng Phật Tổ A Di Đà và 48 vị Bồ Tát Thánh chúng lớn nhất vào năm 2017.

Chùa Khải Đoan: Ngôi chùa được phong Sắc tứ cuối cùng tại Việt Nam


Chùa Khải Đoan là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Tây Nguyên, nằm ở phường Thống Nhất (thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Đây cũng là ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam.

Chùa Bắc Nga: Ngôi cổ tự nơi 'dòng sông chảy ngược'

Chùa Bắc Nga là một ngôi chùa cổ có niên đại lên đến hàng trăm năm tuổi, nằm tại thôn Bắc Nga (xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Ngôi chùa nằm ven bờ sông Kỳ Cùng, nơi đây có rất nhiều giai thoại, truyền kỳ về những tiên nữ giáng trần, chuyên ban phúc và bảo vệ dân làng.


Nơi tiên nữ dạo chơi

Chùa Bắc Nga có tên chữ “Tiên nga phật tự” hay còn gọi là Chùa Tiên Nga (Tiên Nga Tự), thuộc địa phận thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Chùa được xây dựng trên một sườn đồi, mặt hướng ra quốc lộ 4B và dòng sông Kỳ Cùng trong xanh uốn lượn tạo nên thế “rồng chầu hổ phục”. Tuy kiến trúc, bài trí khá đơn giản, nhưng chùa Bắc Nga từ lâu đã nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và nguyện cầu.

26 thg 4, 2023

Về Prăng xem Sơmă Kơcham của người Bahnar

"Sơmă nghĩa là lễ cúng, kơcham nghĩa là cái sân. Sơmă Kơcham là lễ cúng sân". Đây là lễ cúng lớn trong năm, một nét văn hóa rất Bahnar của các làng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đầu nguồn dòng suối Hway (xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).

Lễ cúng Sơmă Kơcham của người Bahnar tại làng Prăng, xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.