24 thg 3, 2023

“Bông ô môi rơi đầy trước ngõ…”

Chẳng biết tự bao giờ, cây ô môi gần gũi với dân quê và trở thành ký ức của đám con nít chân đất, đầu trần. Đi qua thời gian, ô môi vẫn còn đâu đó giữa cuộc sống hối hả, như níu giữ một chút hồn quê nhẹ nhàng, bình dị mà sâu lắng.

Mùa ô môi ký ức

Những ngày giữa tháng 3, trời chuyển dần vào hạ. Cái nóng gay gắt của mặt trời nên mọi thứ co mình lại. Duy chỉ có ô môi lại chọn thời điểm khắc nghiệt nhất của thiên nhiên làm mùa đẹp nhất cho mình. Loài cây ấy, quanh năm lặng lẽ, bỗng chốc trơ trụi lá, rồi nhú ra hàng trăm, hàng ngàn chùm bông hồng tươi rực rỡ.

Mùa thả diều cũng đúng thời điểm ô môi nở rộ. Đám con nít cứ chiều chiều chân không ra ruộng, thơ thẩn dưới gốc ô môi chỉ còn bông với trái. Cánh diều từ ấy bay lên, lẫn trong cái mùi hăng hăng của rơm rạ tháng 3. Bóng ô môi trải dài trên chân ruộng, hòa lẫn trong những cánh diều sôi nổi. Diều căng gió, bay lượn như chở những ước mơ. Đám con trai lúc ấy rỗi việc, sực nhớ tới tán ô môi đầy bông. Chẳng ai rủ ai, cùng trèo lên bẻ cả nhánh cây dài hàng mét. Có lẽ ô môi “hào phóng”, nên chẳng ảnh hưởng gì đến sự sống của cây.

Chờ mùa bằng lăng!

Khi ánh nắng khô hanh cuối tháng 3 thiêu đốt đất trời, cũng là lúc hoa bằng lăng bước vào mùa rực rỡ. Với vẻ đẹp đơn sơ, chân chất mà thu hút, hoa bằng lăng vẫn chiếm lấy một khoảng trong trái tim của những người yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên.

Hoa bằng lăng làm bừng sáng cảnh sắc núi rừng

Hoa vàng anh nở đỏ rực ở suối Moọc

Hoa vàng anh nở rộ dọc theo suối Moọc ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Suối Moọc chảy dọc theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch. Từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, hoa vàng anh nở đỏ rực theo con suối này.

23 thg 3, 2023

Mùa chim yêu giữa tháng Ba


Vài ngày cuối tháng 2 và kéo dài qua đến tháng 3, đội quân săn ảnh chim ở TP.HCM tất bật ngược xuôi để chộp những bức ảnh đẹp của loài lông vũ vào mùa yêu đương.

Vài ngày cuối tháng 2, giới săn ảnh chim ở TP.HCM kéo nhau qua khu đất trống cạnh đình thần An Khánh (TP Thủ Đức, qua cầu Thủ Thiêm 2 rẽ phải) để chụp ảnh 3 đôi chim trảu đầu hung (tên khoa học: Green Bee-eater; Bộ Sả Coraciiformes; Họ Trảu Meropidae) đang chọn nơi này làm ổ.

Căn nhà cũ của bà Từ Cung bị bỏ hoang

Căn nhà 2 tầng ở số 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) - nơi ở cho đến lúc cuối đời của đức Đoan Huy hoàng thái hậu Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) - đang bị bỏ hoang nhiều năm.

Căn nhà số 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) của bà Từ Cung - Ảnh: NHẬT LINH

Nhiều người ở TP Huế không khỏi tiếc rẻ khi căn nhà 2 tầng có kiến trúc Pháp ở số 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) - nơi ở của bà Từ Cung - cỏ mọc um tùm, bị bỏ hoang nhiều năm qua.

Vết thời gian trong nhà vườn 150 năm ở xứ Huế của công chúa triều Nguyễn

Nhà vườn An Hiên còn giữ nguyên vẹn lối kiến trúc của nhà vườn xưa xứ Huế, từng là nơi ở của công chúa, quan lại.

Từ trung tâm TP.Huế đi về phía tây kinh thành khoảng 1,5 km, du khách sẽ bắt gặp khu nhà cổ trong không gian cây cối xanh mát. Đó là nhà vườn An Hiên, tọa lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên (TP.Huế) - điểm đến độc đáo cho những du khách yêu thích sự cổ kính, tịch liêu.

Cổng vòm nhỏ được xây dựng bằng gạch vôi vữa đưa du khách vào bên trong nhà cổ. Dọc theo lối đi có hai dãy mận trắng đan tầng vào nhau, tỏa bóng mát cả một vùng. Ảnh: LÊ HOÀI NHÂN

22 thg 3, 2023

Đỉnh thiêng Fansipan - 'Nàng thơ' cho các nhiếp ảnh gia vươn tầm quốc tế

Từ khoảnh khắc bình minh đến đêm ngàn sao; từ mùa xuân rợp sắc hoa đến mùa đông tuyết trắng... đỉnh thiêng Fansipan và quần thể tâm linh trên khu vực đỉnh hiện lên với vẻ đẹp tựa miền tiên cảnh là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhiếp ảnh gia khi tham gia các cuộc thi quốc tế.

Fansipan là “nàng thơ”, nguồn cảm hứng bất tận của các nhiếp ảnh gia. Ảnh: NGUYỄN MINH TÚ

21 thg 3, 2023

Nguyễn Thành Phương là ai?

Ở Biên Hoà - cũng như ở nhiều nơi khác trên khắp nước Việt Nam - có những con đường mà chắc các bạn cũng như tui không biết tên đường đó là tên ai. Một trong những con đường như vậy là đường Nguyễn Thành Phương, con đường ở phường Thống Nhất chạy ngang qua đầu cầu Hiệp Hoà sang Cù lao Phố.


Đường Nguyễn Thành Phương trên Google Maps

Chuông chùa Ngũ Hộ - cổ vật trở về từ Tokyo

Chuông chùa Ngũ Hộ, ra đời cách đây gần 200 năm, được phát hiện trong một tiệm đồ cổ ở Ginza, Tokyo và đưa về Việt Nam.

Chuông là một trong hơn 300 hiện vật đang được giới thiệu tại triển lãm Di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Bắc Ninh, kéo dài đến hết tháng 3. Chuông chất liệu đồng, đường kính 42 cm, cao 100 cm, nặng 120 kg. Quai chạm hình rồng hai đầu, miệng ngậm viên ngọc, hai chân trước quỳ xuống, thân uốn cong tạo thành quai treo.

Thân chuông chia làm bốn phần, phân cách bằng năm đường gờ chỉ chạy suốt từ trên xuống đến núm chuông. Bốn núm chuông phân đều bốn mặt, kích thước bằng nhau. Bốn phần của thân chuông mỗi phần lại chia làm hai ô. Ô trên hình chữ nhật đứng, ô dưới hình chữ nhật nằm. Bốn ô trên đúc nổi bốn chữ lớn theo trình tự: Ngũ, Hộ, Tự, Chung, kèm theo minh văn chữ Hán nêu triết lý Phật giáo, nguồn gốc ra đời của chuông. Bốn ô dưới trang trí hoa văn và chữ.

"Chậm đò ho" bài dân ca mang đậm bản sắc văn hoá của người Thổ

Từ bao đời nay, những câu hát dân ca đã gắn bó, thấm sâu vào máu thịt của đồng bào dân tộc Thổ. Những bài ca của họ phong phú về nội dung, phản ánh đầy đủ những cung bậc cảm xúc. Trong số đó, “Chậm đò ho” là bài dân ca nổi tiếng nhất, được hát nhiều nhất trong lễ hội mùa xuân của đồng bào dân tộc Thổ.

Người Thổ tổ chức hội mừng xuân khi hoa đào nở khắp núi rừng.