24 thg 3, 2023
Hoa vàng anh nở đỏ rực ở suối Moọc
Hoa vàng anh nở rộ dọc theo suối Moọc ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh.
23 thg 3, 2023
Mùa chim yêu giữa tháng Ba
Vài ngày cuối tháng 2 và kéo dài qua đến tháng 3, đội quân săn ảnh chim ở TP.HCM tất bật ngược xuôi để chộp những bức ảnh đẹp của loài lông vũ vào mùa yêu đương.
Vài ngày cuối tháng 2, giới săn ảnh chim ở TP.HCM kéo nhau qua khu đất trống cạnh đình thần An Khánh (TP Thủ Đức, qua cầu Thủ Thiêm 2 rẽ phải) để chụp ảnh 3 đôi chim trảu đầu hung (tên khoa học: Green Bee-eater; Bộ Sả Coraciiformes; Họ Trảu Meropidae) đang chọn nơi này làm ổ.
Căn nhà cũ của bà Từ Cung bị bỏ hoang
Căn nhà 2 tầng ở số 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) - nơi ở cho đến lúc cuối đời của đức Đoan Huy hoàng thái hậu Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) - đang bị bỏ hoang nhiều năm.
Vết thời gian trong nhà vườn 150 năm ở xứ Huế của công chúa triều Nguyễn
Nhà vườn An Hiên còn giữ nguyên vẹn lối kiến trúc của nhà vườn xưa xứ Huế, từng là nơi ở của công chúa, quan lại.
Từ trung tâm TP.Huế đi về phía tây kinh thành khoảng 1,5 km, du khách sẽ bắt gặp khu nhà cổ trong không gian cây cối xanh mát. Đó là nhà vườn An Hiên, tọa lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên (TP.Huế) - điểm đến độc đáo cho những du khách yêu thích sự cổ kính, tịch liêu.
22 thg 3, 2023
Đỉnh thiêng Fansipan - 'Nàng thơ' cho các nhiếp ảnh gia vươn tầm quốc tế
Từ khoảnh khắc bình minh đến đêm ngàn sao; từ mùa xuân rợp sắc hoa đến mùa đông tuyết trắng... đỉnh thiêng Fansipan và quần thể tâm linh trên khu vực đỉnh hiện lên với vẻ đẹp tựa miền tiên cảnh là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhiếp ảnh gia khi tham gia các cuộc thi quốc tế.
21 thg 3, 2023
Nguyễn Thành Phương là ai?
Ở Biên Hoà - cũng như ở nhiều nơi khác trên khắp nước Việt Nam - có những con đường mà chắc các bạn cũng như tui không biết tên đường đó là tên ai. Một trong những con đường như vậy là đường Nguyễn Thành Phương, con đường ở phường Thống Nhất chạy ngang qua đầu cầu Hiệp Hoà sang Cù lao Phố.
Chuông chùa Ngũ Hộ - cổ vật trở về từ Tokyo
Chuông chùa Ngũ Hộ, ra đời cách đây gần 200 năm, được phát hiện trong một tiệm đồ cổ ở Ginza, Tokyo và đưa về Việt Nam.
Chuông là một trong hơn 300 hiện vật đang được giới thiệu tại triển lãm Di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Bắc Ninh, kéo dài đến hết tháng 3. Chuông chất liệu đồng, đường kính 42 cm, cao 100 cm, nặng 120 kg. Quai chạm hình rồng hai đầu, miệng ngậm viên ngọc, hai chân trước quỳ xuống, thân uốn cong tạo thành quai treo.
Thân chuông chia làm bốn phần, phân cách bằng năm đường gờ chỉ chạy suốt từ trên xuống đến núm chuông. Bốn núm chuông phân đều bốn mặt, kích thước bằng nhau. Bốn phần của thân chuông mỗi phần lại chia làm hai ô. Ô trên hình chữ nhật đứng, ô dưới hình chữ nhật nằm. Bốn ô trên đúc nổi bốn chữ lớn theo trình tự: Ngũ, Hộ, Tự, Chung, kèm theo minh văn chữ Hán nêu triết lý Phật giáo, nguồn gốc ra đời của chuông. Bốn ô dưới trang trí hoa văn và chữ.
Chuông là một trong hơn 300 hiện vật đang được giới thiệu tại triển lãm Di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Bắc Ninh, kéo dài đến hết tháng 3. Chuông chất liệu đồng, đường kính 42 cm, cao 100 cm, nặng 120 kg. Quai chạm hình rồng hai đầu, miệng ngậm viên ngọc, hai chân trước quỳ xuống, thân uốn cong tạo thành quai treo.
Thân chuông chia làm bốn phần, phân cách bằng năm đường gờ chỉ chạy suốt từ trên xuống đến núm chuông. Bốn núm chuông phân đều bốn mặt, kích thước bằng nhau. Bốn phần của thân chuông mỗi phần lại chia làm hai ô. Ô trên hình chữ nhật đứng, ô dưới hình chữ nhật nằm. Bốn ô trên đúc nổi bốn chữ lớn theo trình tự: Ngũ, Hộ, Tự, Chung, kèm theo minh văn chữ Hán nêu triết lý Phật giáo, nguồn gốc ra đời của chuông. Bốn ô dưới trang trí hoa văn và chữ.
"Chậm đò ho" bài dân ca mang đậm bản sắc văn hoá của người Thổ
Từ bao đời nay, những câu hát dân ca đã gắn bó, thấm sâu vào máu thịt của đồng bào dân tộc Thổ. Những bài ca của họ phong phú về nội dung, phản ánh đầy đủ những cung bậc cảm xúc. Trong số đó, “Chậm đò ho” là bài dân ca nổi tiếng nhất, được hát nhiều nhất trong lễ hội mùa xuân của đồng bào dân tộc Thổ.
Ấn tượng lễ hội voi Buôn Đôn
Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 (diễn ra từ ngày 10-14/3/2023), Lễ hội voi Buôn Đôn tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn được tổ chức đầy ấn tượng theo hình thức mới vừa tôn vinh được vẻ đẹp của voi cũng như những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, vừa thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền tỉnh Đắk Lắk với Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) trong việc chăm sóc, bảo vệ và bảo tồn voi theo hướng thân thiện, bền vững.
Theo đó, Lễ hội voi Buôn Đôn năm nay chỉ tập trung vào các nội dung mang tính thân thiện để tôn vinh vẻ đẹp của voi như thi trang điểm cho voi, thi voi đẹp, thi voi chào khán giả, tổ chức tiệc buffet cho voi, cho voi tương tác thân thiện với du khách… còn các hoạt động mang tính cạnh tranh dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của voi như đua voi, thi voi vượt sông, voi đá bóng, voi kéo co, voi diễu hành trên đường phố… như ở các kì lễ hội trước đều được bãi bỏ.
Với hình thức tổ chức mới và giàu ý nghĩa này, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng hình ảnh những chú voi Tây Nguyên hùng dũng, khỏe mạnh nhưng cũng đáng yêu, thân thiện và gần gũi với con người nhờ được chăm sóc, bảo vệ tốt.
Theo đó, Lễ hội voi Buôn Đôn năm nay chỉ tập trung vào các nội dung mang tính thân thiện để tôn vinh vẻ đẹp của voi như thi trang điểm cho voi, thi voi đẹp, thi voi chào khán giả, tổ chức tiệc buffet cho voi, cho voi tương tác thân thiện với du khách… còn các hoạt động mang tính cạnh tranh dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của voi như đua voi, thi voi vượt sông, voi đá bóng, voi kéo co, voi diễu hành trên đường phố… như ở các kì lễ hội trước đều được bãi bỏ.
Với hình thức tổ chức mới và giàu ý nghĩa này, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng hình ảnh những chú voi Tây Nguyên hùng dũng, khỏe mạnh nhưng cũng đáng yêu, thân thiện và gần gũi với con người nhờ được chăm sóc, bảo vệ tốt.
20 thg 3, 2023
Biển Hồ Trà, không phải Biển Hồ Chè
Biển Hồ là một hồ nước mênh mông xanh ngắt trên cao nguyên có độ cao 1.000 met. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng ở Pleiku, tùng nhiều lần được đưa vào thơ, nhạc. Kỳ thật, Biển Hồ gồm 2 hồ nước lớn thông nhau, phía Nam là hồ Tơ Nưng chính là Biển Hồ mà xưa nay người ta vẫn thường nhắc tới, phía Bắc là khu vực đồn điền trà và chùa Bửu Minh được gọi là Biển Hồ trà.
Tui tới Biển Hồ Trà lần đầu năm 2012 và rất ấn tượng với những vườn trà bạt ngàn, và đặc biệt là hàng thông già cổ thụ nơi ấy. Khi ấy, ngoài dân địa phương ít có du khách phương xa nào biết tới cảnh đẹp này. Hơn 10 năm trước, tui có viết bài giới thiệu Biển Hồ Trà tại đây.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)