2 thg 2, 2023

Chuông chùa Rối của Hà Tĩnh được công nhận là bảo vật quốc gia

Theo Quyết định số 41/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành hôm nay (30/1), chuông chùa Rối của Hà Tĩnh cùng 26 hiện vật, nhóm hiện vật khác đã được công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022).

Chuông chùa Rối được phát hiện năm 1989, tại chùa Rối, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên; đúc bằng đồng từ thời Trần (Thế kỷ XIV), là hiện vật quý hiếm đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

Chuông chùa Rối đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

Thăm khu di tích đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn dịp thành lập Đảng

Đầu năm Quý Mão 2023, dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng, nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm về thăm khu di tích lịch sử - văn hóa đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn giữa lòng hồ Kẻ Gỗ, thuộc huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được xây dựng năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh và được khánh thành vào đầu năm 2014. Đền tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ ngay giữa lòng hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên).

Độc đáo cỗ “gà bay” cúng rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Xếp mâm cỗ cao với điểm nhấn là cỗ “gà bay” để dâng cúng tổ tiên đã trở thành “đặc sản” của nhiều dòng họ ở xã Thạch Châu - huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) mỗi dịp cúng rằm tháng Giêng.


Trong không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu xuân mới, dòng họ Nguyễn Đình (đại tôn) tại thôn Minh Quý - xã Thạch Châu (Lộc Hà) tổ chức lễ tế tổ và khánh thành nhà thờ họ. Sự kiện thu hút gần 1.000 con cháu nội, ngoại sinh sống trên mọi miền đất nước và nước ngoài về tham dự.

1 thg 2, 2023

“Tập đoàn” lể ốc vùng biên

Thời gian qua, các mặt hàng ốc thịt, ốc chả rất hút hàng, do vậy bà con ở vùng biên giới (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã mạnh dạn thu gom ốc đồng, rồi thuê nhân công lể ốc thành phẩm. Nghề lể ốc có việc làm quanh năm, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định, thoát cảnh “ly hương” lên phố thị mưu sinh.

“Ốc lên phố!”

Chúng tôi tìm về huyện đầu nguồn An Phú thời điểm bà con nơi đây chộn rộn với nghề lể ốc. Ghé nhà ông Nguyễn Văn Tiết (Hai Tiết, ngụ xã Vĩnh Hội Đông) mới cảm nhận hết không khí náo nhiệt ở vùng quê. Đi qua mùa lũ nhiều năm, chưa năm nào chúng tôi chứng kiến cảnh lể ốc ở đây đông đúc đến vậy.

Vào mùa nước nổi, huyện đầu nguồn này nhận được lượng lớn thủy sản do thiên nhiên ban tặng, trong đó con ốc đồng chiếm sản lượng “khủng”. Ngoài nguồn ốc đồng bản địa, khu vực đầu nguồn còn được người dân ở Campuchia chở ốc sang cân bán cho tiểu thương. Nhiều nơi, còn hình thành xóm buôn ốc đồng sôi động và độc đáo.

Kỳ thú những dấu chân tiên trên núi

Là một phần huyền hoại tâm linh đặc sắc ở An Giang, những dấu tích liên quan đến các vị tiên trên núi luôn khoác lên mình câu chuyện linh thiêng, thú vị, khơi gợi sự tò mò cho du khách gần xa.

Dấu vết của tạo hóa

Trong số những “dấu tiên” được biết đến thì bàn chân tiên là dấu tích xuất hiện nhiều nhất trên các ngọn núi. Từ núi Sam (TP. Châu Đốc) cho đến núi Trà Sư, núi Cấm (huyện Tịnh Biên), núi Cô Tô (huyện Tri Tôn) và núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn) đều xuất hiện bàn chân tiên.

Tuy nhiên, những bàn chân tiên này có hình thù, kích cỡ không giống nhau. Có những bàn chân tiên khá to, đúng với trí tưởng tượng dân gian về hình tượng to lớn của những vị tiên, có những bàn chân tiên có kích cỡ gần như tương đồng với bàn chân người, khiến du khách ít nhiều thích thú khi chứng kiến.

Đôi bàn chân tiên trên núi Sam

Tản mạn về mèo rừng Bảy Núi

Là loài vật từng xuất hiện rất nhiều ở vùng Bảy Núi nhưng mèo rừng dần vắng bóng trên chốn non cao. Tuy nhiên, loài vật này vẫn ẩn chứa những câu chuyện đặc biệt về tập tính sinh tồn, tạo nên sự tò mò cho bất kỳ ai mỗi khi nhắc đến.

Độc đáo nét văn hóa đi đảnh lễ Bà Chúa Xứ núi Sam về đêm

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho du khách đi đảnh lễ Bà Chúa Xứ núi Sam, Khu Du lịch Văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ - Cáp treo núi Sam (Cáp treo núi Sam) đã tổ chức nhiều dịch vụ tiện ích để những người hướng Phật trải nghiệm du lịch tâm linh về khuya…

31 thg 1, 2023

Tưng bừng lễ Hội đua ngựa gò Thì Thùng, Phú Yên

Sáng nay (30/1), tức mùng 9 tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách đổ về gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên xem hội đua ngựa gò Thì Thùng.

Sáng nay (30/1), tức mùng 9 tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách đổ về gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên xem hội đua ngựa gò Thì Thùng.

32 kỵ sỹ cùng 32 ngựa đua tham gia Hội đua ngựa Gò Thì Thùng tranh cúp PTP Xuân Quý Mão 2023. Các kỵ sỹ lần lượt tranh tài ở vòng loại, mỗi vòng 4 ngựa đua, sau đó chọn ra 8 ngựa đua về nhất bước vào thi bán kết với 2 vòng đua, mỗi vòng 4 ngựa đua. 4 ngựa đua ở vị trí nhất và nhì của 2 vòng bán kết sẽ bước vào tranh tài ở trận chung kết để tìm ra kỵ mã ở vị trí nhất, nhì và đồng giải ba.

Người dân xem đua ngựa.

Lên Tây Bắc đầu năm ngắm hoa tớ dày

Cuối tháng 1, hoa tớ dày (đào rừng) nhuộm hồng sườn núi Yên Bái, hoa cải nở vàng chân đồi Sơn La.

Tớ dày là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở một số xã thuộc huyện Mù Cang Chải, Yên Bái như La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Lao Chải, Púng Luông. Đây là hoa rừng, thuộc họ hoa đào, mọc và nở ở độ cao trên 1.000 m. Người H'Mông ở Mù Cang Chải thường gọi là "pằng tớ dày" (hoa đào rừng), là một trong những loài hoa đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, theo Tổng cục Du lịch.

Đào rừng thường nở tháng 12 nhưng năm nay muộn nên hiện mới bắt đầu rực rỡ. "Hoa không rộ, ồ ạt như mọi năm mà chỗ nhiều chỗ ít. Hiện tại, La Pán Tẩn (Yên Bái) là một trong những nơi hoa tớ dày nở đẹp nhất", A Làng, hướng dẫn viên bản địa sống tại La Pán Tẩn, cho hay.

Hoa tớ dày ở La Pán Tẩn.

Sủng Cỏ - bãi biển hoang sơ dưới chân đèo Hải Vân

Sủng Cỏ, nơi phượt thủ gặp nạn hôm mùng 2 Tết, là bãi biển vẫn còn hoang sơ, đường bộ di chuyển không thuận tiện.

Thuộc địa phận thành phố du lịch nổi tiếng Đà Nẵng, nhưng bãi biển Sủng Cỏ (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) chưa được nhiều du khách biết tới.

Theo cổng thông tin du lịch bán đảo Sơn Trà, Sủng Cỏ nằm biệt lập ở hướng bắc của mũi Hải Vân hướng ra biển, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km. Bãi biển có chiều dài khoảng 300 m, được bao bọc bởi một bên là núi rừng đèo Hải Vân, một bên là vịnh Đà Nẵng. Cũng bởi vì sự biệt lập mà bãi biển này chưa được khai thác du lịch nhiều.

Từ Sủng Cỏ nhìn về Đà Nẵng rất đẹp, đặc biệt vào ban đêm. Những năm 2015-2019, các tour khám phá biển đảo đưa khách ra thường xuyên vào mùa hè. Ngành du lịch Đà Nẵng cũng đã có dự định khai thác tuyến này.

Vẻ hoang sơ của bãi biển.