12 thg 11, 2022

Tản mạn về “xóm cù lao” - đường Hương Mão

Những năm 1980, tôi có mấy lần đi vào đường Phan Xích Long mà như lạc vào một vùng quê. Thật lạ lùng, giữa vùng Phú Nhuận lại có một lõm không gian đầy ao rau muống, cầu gỗ chật chội và những túp nhà lụp sụp nằm sát bên bờ rạch mà người ta gọi là xóm cù lao.

Người tôi tìm gặp là Châu, một anh bạn dạy khiêu vũ, trước đó thỉnh thoảng gặp nhau ở lớp dạy nhảy. Ở đó, anh luôn bận sơ mi vàng nhạt, quần kem và giày trắng rất thanh nhã. Nhưng bên bờ ao rau muống ở đây, anh sống trong căn nhà che tạm bợ bên bờ rạch, luôn cởi trần phô bộ ngực lép vì nóng bức. Trời mưa vừa xong, khí ẩm bốc lên ngùn ngụt từ dòng nước đen và chúng tôi nói chuyện giữa không khí hừng hực đó. Ra về, tôi dắt xe đạp ngang qua một chiếc cầu, đến giữa cầu phải lùi xe trở lại vì có mấy con dê được một chú bé chăn dắt cũng đang qua cầu.

Sau này, tôi có dịp đến một ngôi nhà khác cũng trên con đường này, góc đường Phan Đăng Lưu. Đó là một căn biệt thự lớn có sân chung quanh xây từ thập niên 1930. Nhà thoáng rộng và được gìn giữ hoàn hảo, không bị sứt mẻ chút nào. Người tôi đên thăm sống độc thân trong căn nhà lớn cùng vài người thân sống dưới dãy nhà ngang.

10 thg 11, 2022

Bánh đúc nóng cho ngày đông

Bánh đúc nóng mềm, chan nước mắm chua ngọt, là món quà chiều quen thuộc của người thủ đô khi trời trở lạnh.

Bánh đúc vốn được biết đến là loại bánh truyền thống đặc quánh khuấy từ bột gạo cùng nước vôi trong, thường để nguội rồi cắt miếng vuông, chấm với tương bần, khi ăn dậy mùi lạc ẩn trong miếng bánh giòn, thấm vị tương đậm đà. Nếu không ăn theo cách cổ truyền, nhiều người sẽ chọn bánh đúc nộm, miếng bánh đúc được thái con chì, dùng kèm giá chần cùng các loại húng, ngổ, tía tô, chan trong nước pha thơm mùi lạc vừng rang, thanh mát.

Không biết từ bao giờ, bánh đúc nóng ra đời, lưu giữ một nét tinh hoa của ẩm thực phố phường Hà Nội. Bánh đúc nóng không liên quan gì tới thứ bánh đúc thường được ăn kể trên, thậm chí có vẻ còn làm mất đi nét mộc mạc của một món ăn cổ truyền. Và bánh đúc nóng, đương nhiên không còn là một món ăn để mát ruột gan. Người ta ăn món này khi thèm một thức quà vặt ấm, ngon lành mà không trôi tuồn tuột như cháo.

Bánh đúc nóng 14 Hàng Than. Ảnh: Khánh Ly

Hồ Tây… thời khổ

Nghe tranh cãi chuyện xây nhà hát opera - thôi thì dành cho các nhà quản lý, quy hoạch, kiến trúc và các nhà chuyên môn liên quan. Tôi chỉ muốn “những ai đó” nghe chuyện của kẻ từng là “dân Hồ Tây”, đã vào Sài Gòn, xa nó gần 40 năm.

Nhà tôi ở phố Thụy Khê, nhưng hầu như tôi không bao giờ có cảm giác mình ở ven hồ, dù sống được cái thời nghèo đó có lẽ do… thở bằng phóng khoáng gió. Là bởi khu tập thể chen chúc, muốn thấy mặt hồ phải đi vòng sau cả khu, nhà cửa xây bít đi sâu hun hút vào nơi tôi có căn phòng 9 mét vuông, ngăn đôi bên kia bằng tấm gỗ nên mọi trao đổi nói gì hai bên nghe hết cả.

Trẻ con bên nhà kia học bài, mẹ la mắng. Ông bố trẻ lính chiến trường được rẽ thăm nhà, hỏi thẽ thọt cô vợ, có ý phàn nàn sao vợ… cứ cảm tình hoài chưa được kết nạp? (chúng tôi là nhà báo thân nhau nên biết cô ấy cũng lính thẳng tính hay trêu đùa bốp chát, bướng bỉnh - chắc đang… cười). Về với vợ, tưởng… hỏi gì!

Lang thang trên Phú Nhuận xưa

Có thể hình dung đời sống sinh hoạt trên vùng đất Phú Nhuận ngày xưa như thế nào?

Qua các nhà nghiên cứu, đa phần dựa vào tài liệu và báo chí thời Pháp thuộc, chúng ta đã hình dung được những nét căn bản về một vùng đô thị tuy không đóng vai trò quan trọng như vùng Bà Chiểu - Bình Hòa ở Gia Định, không là nơi phồn hoa như thành phố Sài Gòn hay Chợ Lớn nhưng là một vùng đất văn vật, dân cư có phong hóa, nhiều di tích, chùa chiền, nhà thờ… May thay, có vài nhân chứng đã từng thấy một Phú Nhuận xưa cũ cách chúng ta hằng bảy, tám mươi năm.

Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu từng sống ở Phú Nhuận kể rằng vào khoảng năm 1939, nơi đây là một vùng rất thưa dân cư. Nhà cửa hai bên đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) thuở ấy không có các phố xá như hiện nay mà phần nhiều là những mảnh vườn nho nhỏ. Nhà cửa phần đông cất kiểu nhà sàn thấp, có lẽ vì đất đai còn rất ẩm. Nước dùng toàn là nước kéo từ các giếng, chưa có nước máy như về sau này.

Đặc sản cá cơm hồ Trị An

Cá cơm vốn được xem là đặc sản của lòng hồ Trị An. Do khí hậu, nguồn nước thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho loài cá này sinh trưởng rất nhiều. Từ đó, nghề đánh bắt cá cơm đã hình thành trên lòng hồ vài chục năm nay.

Quang cảnh buổi sáng sớm tại khu xóm chài ấp 1 (xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu) - nơi có nhiều hộ gia đình Việt kiều Campuchia gắn bó với nghề đánh bắt cá cơm hàng chục năm nay

Nghề đánh bắt cá cơm diễn ra quanh năm. Dù công việc cực nhọc vì phải thức đêm, ngâm mình hàng giờ dưới nước lạnh…, nhưng đã tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều gia đình Việt kiều Campuchia sinh sống ở hồ Trị An (thuộc xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu).

8 thg 11, 2022

Thưởng thức tinh hoa ẩm thực vùng Chợ Lớn - Sài Gòn

Quận 5 được xem như trung tâm của vùng Chợ Lớn, nơi hội tụ những nét văn hóa, ẩm thực đặc trưng của cộng đồng người Hoa.

Món heo sữa quay thơm ngon, hấp dẫn

Nếu là người sành ăn, nhất định bạn nên ghé khu Chợ Lớn để thưởng thức những món ngon đậm chất truyền thống và chuẩn hương vị do người Hoa chính gốc chế biến.

Một trong những địa chỉ ẩm thực nổi tiếng tại khu vực này là khách sạn Đồng Khánh (thuộc Saigontourist Group) trên đường Trần Hưng Đạo.

Con đường bảy lần thay tên

Đây là con đường dài nhất và rộng nhất trong quận Phú Nhuận (TP.HCM), dài 1.820 m chạy từ cầu Công Lý đến công viên Chiến Thắng, giáp với đường Hoàng Văn Thụ bằng một “mũi tàu” đặt một cây xăng lâu đời hơn nửa thế kỷ. Đường đi ngang qua các phường 8, 10, 11, 12, 15, 17.

Ở cuối thế kỷ XIX, đây chỉ là con đường mòn mang số 26, rồi mang tên đường Impératrice nối dài. Sau đó là 7 lần đổi tên đường: cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là đường Mac Mahon nối dài. Từ năm 1915 thành đường Charles de Gaulle nối dài. Đầu thập niên 1950, thành đường D. Lattre de Tassigny nối dài. Từ năm 1954 đổi thành đường Ngô Đình Khôi. Từ 1963, đổi thành đường Cách Mạng 1.11. Từ năm 1975 đổi thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Năm 1985 đổi thành đường Nguyễn Văn Trỗi đến nay.

Nhà văn Sơn Nam xác định trước năm 1932, con đường Mac Mahon còn nhỏ bé, nhà cửa thưa thớt với rẫy trồng rau cải.

Gỏi khô bò của “ông già Chemise Noire”

Một truyện ngắn đăng trên báo Tuổi Ngọc trước 1975 có chi tiết đáng nhớ. Chàng trai trong truyện đi chuyến công tác vào Sài Gòn. Khi quay ra miền Trung, tới đèo Hải Vân anh chợt thấy tiếc vì chưa kịp ăn món gỏi khô bò của “ông già áo đen” ở khu nước mía Viễn Đông đường Pasteur, Sài Gòn. Anh đã tìm cách quay lại Sài Gòn để thực hiện ước mơ ấy...

Không dễ thực hiện chuyến đi xa xôi như vậy trong thời chiến chỉ để được ăn món gỏi khô bò. Có lẽ đó chỉ là một ẩn dụ về nỗi tiếc nuối của chàng trai trẻ xa thành phố, lao vào vùng chiến sự và nhớ về những niềm vui đời thường trên phố xá phồn hoa. Nhưng cái tên “ông già áo đen” đã luôn là thắc mắc của tôi.

Khu nước mía Viễn Đông năm 1968 phía đường Pasteur. Ảnh: TL

Đặc sắc lễ rước cấp thủy lễ hội Đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười

Lễ rước cấp thủy từ ngã ba sông Lam, sông La và sông Minh về thờ Thánh thể hiện tín ngưỡng cầu nước, cầu cho mưa thuận gió hòa của Nhân dân phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).

Trong khuôn khổ chương trình lễ hội Đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười, sáng 29/10 đã diễn ra lễ rước cấp thủy cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu cho quốc thái dân an.

Theo truyền thống, lễ hội thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch, chính lễ vào ngày trùng thập (mồng 10/10)...

7 thg 11, 2022

Có một U Minh thu nhỏ ở Hà Tĩnh!

Từ ngày đàn chim trời tìm về làng trú ngụ, người dân thôn Trại Lê (xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã chung tay bảo vệ, ngăn chặn tình trạng săn bắt để đàn chim yên tâm làm tổ, sinh sản.


Chiều vừa buông xuống, tiết trời se se lạnh cũng là lúc chúng tôi tìm đến khu vực đầm Bù của làng Trại Lê để tận mắt mục sở thị đàn cò vạn con. Đi đến cuối làng, đầm Bù hiện ra với không gian rộng chừng 2 ha, mực nước sâu hơn 1m, xung quanh mọc nhiều cây đước, bần và lộc vừng, nằm sát cánh đồng lúa mênh mông. Từ ngày đàn cò đến sinh sống, người dân nơi đây xem đầm Bù như là một “U Minh thu nhỏ”.