Trong tiếng Khmer chữ Serey nghĩa là phước báu, Odom là lòng cao thượng. Cũng giống như các chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ, pháp hiệu bằng tiếng Khmer hoặc tiếng Pali thường gặp khó khăn khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Vì vậy, người dân có xu hướng dùng tên địa danh để gọi tên chùa, do chùa Serey Odom nằm tại xã Lộc Hưng nên được gọi tên là chùa Lộc Hưng.
14 thg 10, 2022
Chùa Serey Odom
1. Lược sử về ngôi chùa
Chùa Serey Odom tọa lạc tại ấp 4, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Cổng chùa nằm sát mặt tiền bên trái Quốc lộ 13, theo hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Lộc Ninh. Phía sau chùa là khu vực cư trú đông đúc của đồng bào Khmer.
Trong tiếng Khmer chữ Serey nghĩa là phước báu, Odom là lòng cao thượng. Cũng giống như các chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ, pháp hiệu bằng tiếng Khmer hoặc tiếng Pali thường gặp khó khăn khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Vì vậy, người dân có xu hướng dùng tên địa danh để gọi tên chùa, do chùa Serey Odom nằm tại xã Lộc Hưng nên được gọi tên là chùa Lộc Hưng.
Trong tiếng Khmer chữ Serey nghĩa là phước báu, Odom là lòng cao thượng. Cũng giống như các chùa Khmer ở miền Tây Nam Bộ, pháp hiệu bằng tiếng Khmer hoặc tiếng Pali thường gặp khó khăn khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Vì vậy, người dân có xu hướng dùng tên địa danh để gọi tên chùa, do chùa Serey Odom nằm tại xã Lộc Hưng nên được gọi tên là chùa Lộc Hưng.
Chùa Sirivansa
1. Lịch sử hình thành
Sirivansa (theo âm Hán – Việt là Hạnh Tâm), là ngôi chùa Khmer duy nhất có mặt tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Chùa tọa lạc tại số 39, đường C2, khu phố Phước Bình, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài. Chùa được khởi công xây dựng ngày 30 tháng 12 năm 2011 và hiện đang tiếp tục hoàn thành các công trình kiến trúc.
Sirivansa (theo âm Hán – Việt là Hạnh Tâm), là ngôi chùa Khmer duy nhất có mặt tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Chùa tọa lạc tại số 39, đường C2, khu phố Phước Bình, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài. Chùa được khởi công xây dựng ngày 30 tháng 12 năm 2011 và hiện đang tiếp tục hoàn thành các công trình kiến trúc.
13 thg 10, 2022
Đến vùng đất có 14 vị vua nghèo huyền thoại có khả năng hô mưa, gọi gió trên vùng đất Tây Nguyên
Khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi tọa lạc tại xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện (Gia Lai) có diện tích gần 11 ha. Đây cũng là nơi 14 vị Vua Lửa từng trị vì trên mảnh đất Tây Nguyên. Những vị Vua nghèo có khả năng hô mưa, gọi gió cầu cho người dân một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, xã Ayun Hạ đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Để bảo vệ di tích, các ngành chức năng của huyện Phú Thiện đã vẽ sơ đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Plei Ơi với tổng diện tích cần bảo vệ hơn 11 ha, gắn với việc quy hoạch xây dựng phát triển du lịch tại Plei Ơi.
Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, xã Ayun Hạ đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Để bảo vệ di tích, các ngành chức năng của huyện Phú Thiện đã vẽ sơ đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Plei Ơi với tổng diện tích cần bảo vệ hơn 11 ha, gắn với việc quy hoạch xây dựng phát triển du lịch tại Plei Ơi.
Đạp xe và cắm trại giữa rừng Mã Đà
Du khách có thể trải nghiệm đạp xe, chèo SUP, cắm trại bên hồ Trị An tại xã Mã Đà, cách TP HCM khoảng 80 km.
Chùa Sóc Lớn – Rajamahajetavana Rama
1. Lược sử về ngôi chùa
Chùa Rajamahajetavana Rama còn có tên gọi theo địa phương là chùa Sóc Lớn, do chùa tọa lạc tại ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Tên tiếng Pali của chùa mang ý nghĩa là chùa do Trưởng giả Cấp Cô Độc cùng Thái tử Kỳ Đà trong thành Ba La Nại (thuộc Ấn Độ xưa) xây dựng để dâng cúng Đức Phật tại Hoa viên của Thái tử Kỳ Đà.
Chùa Ki-Ri-Mean-Chey (Sơn Thắng) – Thái Hòa
Chùa Thái Hòa là một trong hai ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer ở tỉnh Đồng Nai1. Chùa tọa lạc trên sườn đồi của núi Ba Chồng, thuộc khu 4, ấp Hiệp Nhất, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, với diện tích khoảng 3.300 m²; cách Quốc lộ 20 khoảng 300 m và cách ngã ba Dầu Giây khoảng 45 km về phía Tây Nam. (Từ ngã ba Dầu Giây, theo Quốc lộ 20 về hướng Bảo Lộc – Lâm Đồng khoảng 45 km). Chùa được Đại đức Lý Xê cùng bà con Khmer trong vùng khởi tạo năm 1963. Ban đầu, chùa có tên gọi là Kirimeanchey (Sơn Thắng). Năm 1980, sau khi Đại đức Lý Xê viên tịch, Đại đức Lý Sang tiếp quản một thời gian và bàn giao cho Đại đức Lâm Ym đến tiếp quản và làm trụ trì ngôi chùa. Đến năm 1986, Đại đức Lâm Ym chuyển đi nơi khác. Từ năm 1986 đến năm 1995, chùa không có trụ trì, quản lý ngôi chùa trong khoảng thời gian này (gần 10 năm) do Ban Quản trị là những Phật tử của chùa, đại diện là ông Châu Phon đảm trách.
Chùa Hoa Sơn – Kiri Buppharam
1. Lược sử về ngôi chùa
Chùa Kiri Buppharam ở cách xa Thành phố Hồ Chí Minh 45 km, tọa lạc tại phường Phú Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Từ năm 2007, chùa Kiri Buppharam còn có tên gọi là Hoa Sơn Tự.Bắt đầu xây dựng từ năm 1968 bởi đóng góp rất lớn từ cộng đồng người Khmer có quê quán từ Đồng bằng sông Cửu Long di cư đến sinh sống quanh vùng.
Chùa Pothiwong
1. Lược sử ngôi chùa
Chùa Pothiwong còn có tên khác là Boddhivansa tọa lạc tại số 21/2, đường Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được Hòa thượng Thạch Âm thành lập vào năm 1960 trên mảnh đất có diện tích 470 m². Tuy nhiên, diện tích hiện nay của chùa chỉ còn khoảng 120 m². Do quá trình đô thị hóa, phần đất phía sau chùa được sử dụng làm đường giao thông. Khi mới thành lập, chùa có tên là Onteskosey. Năm 1975, Hòa thượng Thạch Âm ra nước ngoài định cư, chùa không còn chư tăng Khmer quản lý nên khuôn viên chùa đã bị chiếm dụng làm chỗ chôn người chết. Một thời gian sau năm 1975, chùa được Hòa thượng Giới Nghiêm thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đã đến coi sóc nên ngôi Tam bảo vẫn còn giữ gìn cho đến ngày nay. Năm 1993, Phật tử đã thỉnh Hòa thượng Lâm Ym về làm trụ trì và đặt tên lại cho ngôi tự viện là Pothiwong dưới sự chứng minh của Hòa thượng Giới Nghiêm. Năm 2000, Hòa thượng Lâm Ym viên tịch, chùa được Đại đức Danh Giảng tiếp quản tạm thời. Năm 2001, lãnh đạo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã đề nghị Giáo hội tấn phong Đại đức Tăng Ngọc An làm trụ trì cho đến nay.
Chùa Pothiwong còn có tên khác là Boddhivansa tọa lạc tại số 21/2, đường Bùi Thế Mỹ, phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được Hòa thượng Thạch Âm thành lập vào năm 1960 trên mảnh đất có diện tích 470 m². Tuy nhiên, diện tích hiện nay của chùa chỉ còn khoảng 120 m². Do quá trình đô thị hóa, phần đất phía sau chùa được sử dụng làm đường giao thông. Khi mới thành lập, chùa có tên là Onteskosey. Năm 1975, Hòa thượng Thạch Âm ra nước ngoài định cư, chùa không còn chư tăng Khmer quản lý nên khuôn viên chùa đã bị chiếm dụng làm chỗ chôn người chết. Một thời gian sau năm 1975, chùa được Hòa thượng Giới Nghiêm thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đã đến coi sóc nên ngôi Tam bảo vẫn còn giữ gìn cho đến ngày nay. Năm 1993, Phật tử đã thỉnh Hòa thượng Lâm Ym về làm trụ trì và đặt tên lại cho ngôi tự viện là Pothiwong dưới sự chứng minh của Hòa thượng Giới Nghiêm. Năm 2000, Hòa thượng Lâm Ym viên tịch, chùa được Đại đức Danh Giảng tiếp quản tạm thời. Năm 2001, lãnh đạo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã đề nghị Giáo hội tấn phong Đại đức Tăng Ngọc An làm trụ trì cho đến nay.
12 thg 10, 2022
Rừng đỗ quyên trăm tuổi trên đỉnh Trường Sơn
Sự giao thoa hai mạn Đông-Tây của dãy Trường Sơn khiến cảnh quan rừng đỗ quyên thay đổi chỉ trong vài bước chân.
Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ (Hà Nội): Bài thánh ca trù phú bên dòng sông Hồng
Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) được xây dựng cách đây gần 100 năm, với lối kiến trúc độc đáo, vừa mang nét đẹp của phương Tây, vừa gợi nét kiến trúc phương Đông cổ kính. Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ ví như bản thánh ca trù phú bên dòng sông Hồng.
Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ tọa lạc ở thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Hiện nay, giáo xứ Cẩm Cơ có 4 họ lẻ là Nội Thôn, Phú Mỹ, Vĩnh Lộc và Tự Nhiên, với số giáo dân là gần 1.500 người.
Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ tọa lạc ở thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Hiện nay, giáo xứ Cẩm Cơ có 4 họ lẻ là Nội Thôn, Phú Mỹ, Vĩnh Lộc và Tự Nhiên, với số giáo dân là gần 1.500 người.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)