17 thg 9, 2022
Bên trong khu mộ cổ hơn 2.000 năm tại TP HCM
Hơn 200 ngôi mộ với nhiều di cốt, đồ tùy táng tại Giồng Cá Vồ, huyện Cần Giờ đang được bảo tồn trước khi đón khách tham quan.
Làng Đal: Một thời hoa lửa
Làng Đal (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) có lẽ là một trong những ngôi làng Jrai chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bom đạn chiến tranh. Vượt qua những mất mát đau thương, dân làng đã kiên cường vươn lên để xây dựng cuộc sống mới.
Ngôi làng trăm tuổi
Đó là ngôi làng nhỏ trên ngọn đồi cách Sân bay Pleiku một quãng về hướng Đông. Theo ông Nher (SN 1958): Làng đã có tuổi đời hàng trăm năm. Cha ông chúng tôi đã bám theo những mạch nước ngầm từ trong lòng đất có tên Ia Pok, Ia Kreh… để lập làng. “Những năm trước, khi người dân trong vùng đào hố trồng cà phê vẫn còn gặp nhiều ngôi mộ cổ không tên chôn theo di vật của người Jrai như: chén, đĩa, chiêng, tẩu thuốc… Mà người Jrai thường chọn nơi chôn cất người thân của mình ở gần làng để dễ dàng chăm nom, quét dọn, trò chuyện với người đã khuất. Dân làng đã ở vùng này từ rất lâu rồi nhưng do gặp những biến động nên về sau người ta thường gọi nơi đây là làng Đal mới” - ông Nher thổ lộ.
Ngôi làng trăm tuổi
Đó là ngôi làng nhỏ trên ngọn đồi cách Sân bay Pleiku một quãng về hướng Đông. Theo ông Nher (SN 1958): Làng đã có tuổi đời hàng trăm năm. Cha ông chúng tôi đã bám theo những mạch nước ngầm từ trong lòng đất có tên Ia Pok, Ia Kreh… để lập làng. “Những năm trước, khi người dân trong vùng đào hố trồng cà phê vẫn còn gặp nhiều ngôi mộ cổ không tên chôn theo di vật của người Jrai như: chén, đĩa, chiêng, tẩu thuốc… Mà người Jrai thường chọn nơi chôn cất người thân của mình ở gần làng để dễ dàng chăm nom, quét dọn, trò chuyện với người đã khuất. Dân làng đã ở vùng này từ rất lâu rồi nhưng do gặp những biến động nên về sau người ta thường gọi nơi đây là làng Đal mới” - ông Nher thổ lộ.
Trầm tích đất cổ An Phú
Từ miền xuôi lên cao nguyên theo quốc lộ 19, qua khỏi thị trấn Đak Đoa, chúng ta bắt gặp một vùng đất khá bằng phẳng với cánh đồng bát ngát, phì nhiêu nằm hai bên đường khiến cho ai nấy cũng cảm thấy dễ chịu và quen thuộc như miền đồng bằng thân thương, đó là xã An Phú (TP. Pleiku).
Cũng như xã Tiên Sơn, An Phú tuy hiện tại là vùng ven đô nhưng nó có lịch sử lâu đời, qua nhiều tên gọi khác nhau và những lưu dân người Kinh từ Bình Định, Quảng Ngãi đã đặt dấu chân đầu tiên nơi miền sơn cước này, chỉ sau những người đi “mở cõi” ở Tây Sơn Nhất, Tây Sơn Nhì (An Khê ngày nay).
Tôi có một ngày trải nghiệm ở làng Phú Thọ và An Mỹ (xã An Phú) với nhiều câu chuyện thú vị từ các bậc bô lão định cư lâu đời tại miền đất nông nghiệp trù phú này. Ông Võ Đình Viên, năm nay 73 tuổi, một thời là giáo viên tiểu học, là người sinh ra trên chính làng Phú Thọ. Gia đình ông hiện sinh sống gần Nhà thờ Phú Thọ từ thời ông nội để lại. Ông Viên là đời thứ 3 lập nghiệp tại vùng đất mới. Ông nội Võ Đình Mai là 1 trong 8 lưu dân đầu tiên từ Bình Định có mặt lập nên làng Thanh Nghiệp năm 1901 (có người gọi là Quảng Nghiệp, thuộc thôn 9, 10, 11 của xã An Phú ngày nay). Sau đó, một số gia đình người Kinh theo đến đây lập nên làng Nguyên Lợi (ở phía Nam Nhà thờ Phú Thọ). Làng An Mỹ trước đây còn có tên Quảng Định do người Quảng Ngãi và Bình Định ngụ cư.
Cũng như xã Tiên Sơn, An Phú tuy hiện tại là vùng ven đô nhưng nó có lịch sử lâu đời, qua nhiều tên gọi khác nhau và những lưu dân người Kinh từ Bình Định, Quảng Ngãi đã đặt dấu chân đầu tiên nơi miền sơn cước này, chỉ sau những người đi “mở cõi” ở Tây Sơn Nhất, Tây Sơn Nhì (An Khê ngày nay).
Tôi có một ngày trải nghiệm ở làng Phú Thọ và An Mỹ (xã An Phú) với nhiều câu chuyện thú vị từ các bậc bô lão định cư lâu đời tại miền đất nông nghiệp trù phú này. Ông Võ Đình Viên, năm nay 73 tuổi, một thời là giáo viên tiểu học, là người sinh ra trên chính làng Phú Thọ. Gia đình ông hiện sinh sống gần Nhà thờ Phú Thọ từ thời ông nội để lại. Ông Viên là đời thứ 3 lập nghiệp tại vùng đất mới. Ông nội Võ Đình Mai là 1 trong 8 lưu dân đầu tiên từ Bình Định có mặt lập nên làng Thanh Nghiệp năm 1901 (có người gọi là Quảng Nghiệp, thuộc thôn 9, 10, 11 của xã An Phú ngày nay). Sau đó, một số gia đình người Kinh theo đến đây lập nên làng Nguyên Lợi (ở phía Nam Nhà thờ Phú Thọ). Làng An Mỹ trước đây còn có tên Quảng Định do người Quảng Ngãi và Bình Định ngụ cư.
Đàn bò nơi 'chảo lửa' Krông Pa
Krông Pa, nơi được xem là “chảo lửa” của Gia Lai với cái nắng nóng khắc nghiệt bao đời nay, nhưng thiên nhiên lại không hề bạc đãi mảnh đất này bởi có bao sản vật. Trong số đó, có sản phẩm từ thịt bò nức tiếng trong và ngoài nước!
Gia Lai với diện tích đứng thứ hai VN và đang có đàn bò đứng đầu cả nước với khoảng 415.000 con. Trong đó, H.Krông Pa có tổng số bò nhiều nhất tỉnh, hơn 63.000 con. Vì thế, có câu nói vui: “Dân số Krông Pa đông không… bằng bò!”. Điều đặc biệt là thịt bò ở đây ngon nức tiếng, được chế biến thành nhiều sản phẩm như khô bò, bò một nắng hay các món ăn khác từ bò được tiêu thụ trong tỉnh, xuất đi khắp nơi.
Gia Lai với diện tích đứng thứ hai VN và đang có đàn bò đứng đầu cả nước với khoảng 415.000 con. Trong đó, H.Krông Pa có tổng số bò nhiều nhất tỉnh, hơn 63.000 con. Vì thế, có câu nói vui: “Dân số Krông Pa đông không… bằng bò!”. Điều đặc biệt là thịt bò ở đây ngon nức tiếng, được chế biến thành nhiều sản phẩm như khô bò, bò một nắng hay các món ăn khác từ bò được tiêu thụ trong tỉnh, xuất đi khắp nơi.
16 thg 9, 2022
Như bóng cây kơ nia
Lần đầu tiên tui thấy cây kơ nia là khoảng năm 1999. Khi đó tui đang đi dạo trong vườn quốc gia Yok Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) và bắt gặp một cây cao to gắn bảng tên: cây Kơ-nia. Vốn đã từng quen thuộc với bài hát Bóng cây kơ nia mà lại chưa từng biết cây kơ nia là cây gì nên tui thích lắm, liền lượm vài cái lá kơ nia rụng để đem về nhà khoe rằng: Biết lá gì hông? Lá cây kơ nia đó nghen!
Chuyện ít biết về tiệm kính nhỏ nhất phố núi Pleiku
Khiêm tốn trong không gian chưa đầy 20 m², bề ngang rộng 1,3 m, điều gì đã khiến tiệm kính mắt nhỏ nhất tồn tại gần nửa thế kỷ ở phố núi Pleiku?
Anh Lê Vinh Quang-chủ tiệm mắt kính Quang (36 Nguyễn Thiện Thuật, TP. Pleiku) từng có ý định đặt tên cho cửa hiệu là “Tiệm kính nhỏ nhất Gia Lai”. Nhưng cái tên này quá dài, vì vậy anh quyết định là “Mắt kính Quang”. Chữ Quang vừa là tên anh, vừa có ý nghĩa là ánh sáng. “Không gì quý giá bằng ánh sáng đôi mắt. Tôi mong muốn mọi khách hàng khi tới đây đều tìm thấy niềm vui của đôi mắt sáng”-anh nói.
Anh Lê Vinh Quang-chủ tiệm mắt kính Quang (36 Nguyễn Thiện Thuật, TP. Pleiku) từng có ý định đặt tên cho cửa hiệu là “Tiệm kính nhỏ nhất Gia Lai”. Nhưng cái tên này quá dài, vì vậy anh quyết định là “Mắt kính Quang”. Chữ Quang vừa là tên anh, vừa có ý nghĩa là ánh sáng. “Không gì quý giá bằng ánh sáng đôi mắt. Tôi mong muốn mọi khách hàng khi tới đây đều tìm thấy niềm vui của đôi mắt sáng”-anh nói.
Suối nguồn Ia Hung
Gần 20 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày xây dựng công trình thủy lợi Ia Hung vẫn còn khắc sâu trong tâm khảm người dân làng D (xã Gào, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Công trình thủy lợi đầu tiên này đã mang dòng nước về tưới mát những cánh đồng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng căn cứ cách mạng.
Công trình thủy lợi Ia Hung nằm trên địa bàn làng D, cách trụ sở UBND xã Gào chừng 5 km về phía Tây. Công trình do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng nông-lâm nghiệp Gia Lai thiết kế và xây dựng vào năm 2004.
Công trình thủy lợi Ia Hung nằm trên địa bàn làng D, cách trụ sở UBND xã Gào chừng 5 km về phía Tây. Công trình do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng nông-lâm nghiệp Gia Lai thiết kế và xây dựng vào năm 2004.
Độc đáo ẩm thực truyền thống ở Pleiku
Gà nướng cơm lam, lá mì cà đắng, thịt bê nướng bóp mật đắng… không còn xa lạ với du khách khi đến Pleiku (tỉnh Gia Lai). Hơn chục năm qua, các món ăn của người địa phương đã được chính những đầu bếp Jrai, Bahnar chế biến, tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo cho phố núi Pleiku.
Những món ăn từ làng
Không ai còn nhớ những món ăn bản địa của người Jrai, Bahnar có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, trải qua thời gian, những món ăn ấy được chính người dân địa phương gìn giữ và tạo thành nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Không chỉ phục vụ người dân trong tỉnh, những quán ăn đặc sản mang đậm hương vị truyền thống này còn là điểm đến hấp dẫn du khách. Quán Ẩm thực Bazan (làng Chuét 1, phường Thắng Lợi) là một trong số đó.
Những món ăn từ làng
Không ai còn nhớ những món ăn bản địa của người Jrai, Bahnar có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, trải qua thời gian, những món ăn ấy được chính người dân địa phương gìn giữ và tạo thành nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Không chỉ phục vụ người dân trong tỉnh, những quán ăn đặc sản mang đậm hương vị truyền thống này còn là điểm đến hấp dẫn du khách. Quán Ẩm thực Bazan (làng Chuét 1, phường Thắng Lợi) là một trong số đó.
15 thg 9, 2022
Ký ức chợ Pleiku xưa
Không đơn thuần là nơi giao thương, mua bán, chợ Pleiku xưa (nay là Trung tâm Thương mại Pleiku) đối với nhiều người con Phố núi còn là nơi neo giữ một phần ký ức. Để rồi, mỗi lần nhắc chuyện xưa, trong lòng họ lại bồi hồi xúc cảm về một thời đáng nhớ...
1. Một ngày tháng 8, mưa thôi rả rích. Những tia nắng vén màn mây chiếu rọi xuống phố phường. Nơi ki ốt góc ngã ba đường Ngô Gia Tự-Duy Tân, bà Phạm Thị Hồng Hà (66 tuổi) cặm cụi gỡ mấy tấm ni lông che mưa bên hiên quầy, để lộ sạp hàng với những chiếc chăn, ga, gối, đệm đầy màu sắc. “Mùa mưa ở Pleiku đến rồi, buôn bán cũng bắt đầu cực và thưa khách hơn” - bà Hà cảm thán.
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi nghỉ việc nhà nước vì mất sức lao động, bà Hà quyết định ra chợ Pleiku buôn bán quần áo may sẵn và đồ bảo hộ lao động để mưu sinh. Trong ký ức của bà, khi ấy, khu chợ còn có tên gọi là chợ Lớn, chợ Mới, không khí bán mua rất nhộn nhịp, sôi động. Trên khuôn đất rộng hình chữ nhật chỉ có một mái che hình vòm lợp bằng tôn kẽm với những trụ bê tông làm cột đỡ, 4 phía để trống không thưng bít. Tiểu thương ngồi trong lồng chợ theo từng ô phân sẵn (mỗi ô khoảng 9 m²), tự đóng sạp gỗ hình khối vuông hay chữ nhật để trưng hàng bán. Riêng những mặt hàng tươi sống như thịt, cá... thường được bày trên những chiếc bàn gỗ thấp hình chữ nhật mà mọi người quen gọi là phản. Bên ngoài nhà lồng có một nơi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số hay những người “chạy chợ” bán mua các sản vật tự nuôi trồng được theo mùa.
1. Một ngày tháng 8, mưa thôi rả rích. Những tia nắng vén màn mây chiếu rọi xuống phố phường. Nơi ki ốt góc ngã ba đường Ngô Gia Tự-Duy Tân, bà Phạm Thị Hồng Hà (66 tuổi) cặm cụi gỡ mấy tấm ni lông che mưa bên hiên quầy, để lộ sạp hàng với những chiếc chăn, ga, gối, đệm đầy màu sắc. “Mùa mưa ở Pleiku đến rồi, buôn bán cũng bắt đầu cực và thưa khách hơn” - bà Hà cảm thán.
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi nghỉ việc nhà nước vì mất sức lao động, bà Hà quyết định ra chợ Pleiku buôn bán quần áo may sẵn và đồ bảo hộ lao động để mưu sinh. Trong ký ức của bà, khi ấy, khu chợ còn có tên gọi là chợ Lớn, chợ Mới, không khí bán mua rất nhộn nhịp, sôi động. Trên khuôn đất rộng hình chữ nhật chỉ có một mái che hình vòm lợp bằng tôn kẽm với những trụ bê tông làm cột đỡ, 4 phía để trống không thưng bít. Tiểu thương ngồi trong lồng chợ theo từng ô phân sẵn (mỗi ô khoảng 9 m²), tự đóng sạp gỗ hình khối vuông hay chữ nhật để trưng hàng bán. Riêng những mặt hàng tươi sống như thịt, cá... thường được bày trên những chiếc bàn gỗ thấp hình chữ nhật mà mọi người quen gọi là phản. Bên ngoài nhà lồng có một nơi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số hay những người “chạy chợ” bán mua các sản vật tự nuôi trồng được theo mùa.
Huyền sử xã Gào
Xã Gào cách trung tâm TP. Pleiku 18 km về phía Tây Nam. Xuất xứ tên gọi và quá trình hình thành của vùng đất này chứa đầy chất lãng mạn và pha chút huyền thoại của sử thi Tây Nguyên.
Nghe nói vùng xã Gào từ xa xưa đã mọc lên một loài cây hòa thảo, hạt nhỏ như hạt cỏ, màu đen, tiếng địa phương gọi là cây “Gao” (hình như là một giống kê). Hạt Gao nấu lên, ủ men sẽ cho ra một thứ rượu thơm ngon đặc biệt. Rượu Gao là đặc sản một thời, bay bổng như huyền thoại Tây Nguyên, từ xa xưa nó là linh hồn của mảnh đất anh hùng này. Có lẽ vì vậy, các làng người Jrai trong vùng đều có chữ “Gào” trong âm tiết đầu như: Gào Choang, Gào Nang, Gào Del, Gào Klah, Gào Mơnú... Và xã cũng mang tên là xã Gào.
Nghe nói vùng xã Gào từ xa xưa đã mọc lên một loài cây hòa thảo, hạt nhỏ như hạt cỏ, màu đen, tiếng địa phương gọi là cây “Gao” (hình như là một giống kê). Hạt Gao nấu lên, ủ men sẽ cho ra một thứ rượu thơm ngon đặc biệt. Rượu Gao là đặc sản một thời, bay bổng như huyền thoại Tây Nguyên, từ xa xưa nó là linh hồn của mảnh đất anh hùng này. Có lẽ vì vậy, các làng người Jrai trong vùng đều có chữ “Gào” trong âm tiết đầu như: Gào Choang, Gào Nang, Gào Del, Gào Klah, Gào Mơnú... Và xã cũng mang tên là xã Gào.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)