15 thg 9, 2022

Xã Gào: Vùng đất giàu tiềm năng du lịch

Xã Gào nằm ở vùng ven phía Tây Nam của TP. Pleiku. Với những lợi thế như: không cách quá xa trung tâm thành phố, vẫn còn những ngôi làng Jrai lưu giữ nét văn hóa truyền thống, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình cùng với truyền thống anh hùng trong kháng chiến chống xâm lược, nơi đây có nhiều tiềm năng để trở thành điểm đến dành cho du khách gần xa.

Di tích lịch sử cấp tỉnh

Đường nhựa, đường bê tông nối liền các thôn làng trong xã đã tạo cho nơi này sự mới mẻ khang trang. Ruộng nương, vườn cao su, cà phê xanh ngát, tươi tốt. Nhà xây khang trang thay thế cho những căn nhà xập xệ, cũ kỹ. Diện mạo của vùng đất từng là địa bàn chiến lược, là nơi đứng chân của Ban Cán sự Khu 9 (tiền thân của Đảng bộ TP. Pleiku ngày nay) trong 2 cuộc kháng chiến đang ngày càng khởi sắc.

Căn cứ cách mạng Khu 9 là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng và cũng là nơi tham quan thu hút du khách ở xã Gào. Ảnh: P.L

6 món ngon không đụng hàng ở Phú Quốc

Gỏi cá trích, bún quậy, ghẹ Hàm Ninh... là những món ăn tiêu biểu của Phú Quốc mà du khách nên thử khi tới đây vào dịp cuối năm.

Phú Quốc bắt đầu vào mùa đẹp cho chuyến đi nghỉ dưỡng cuối năm. Cùng với các trải nghiệm nghỉ ngơi, thư giãn, du khách đừng bỏ qua ẩm thực với nhiều món ăn không lẫn với địa phương nào khác.

Gỏi cá trích

Cá trích tươi trộn cùng hành tây, dừa nạo, tỏi phi vàng... cuộn cùng rau thơm chấm với nước mắm chua cay. Ảnh: Hà Lâm

14 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Cổ Thạch

Cổng chào Khu Du lịch Cổ Thạch ghi là: Khu Du lịch Chùa Cổ Thạch - Bình Thạnh, như hình.


Có 2 điều lưu ý:

Một là đừng có xớn xác thấy ghi Bình Thạnh thì nghĩ Cổ Thạch ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Bình Thạnh này là một xã ven biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 90 km về phía Đông Bắc.

Hai là mặc dù ghi tên khu du lịch chùa Cổ Thạch nhưng thực chất du khách đến đây để ngắm cảnh biển và tắm biển Cổ Thạch, một bãi biển rất đẹp có nhiều bãi đá cổ. Cùng với đó là viếng ngôi chùa ở trên đồi cao ven biển mang tên chùa Cổ Thạch, người dân quen gọi là Chùa Hang.

Có một vị tướng đánh giặc giỏi lại mê hát tuồng

Đó là tướng Nguyễn Chánh. Ông được xem như linh hồn của Đội Du kích Ba Tơ và là “tổng đạo diễn” toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp ở vùng tự do Liên khu 5 vào giai đoạn cuối. Ông còn được biết đến là một nhà lãnh đạo có công rất lớn trong việc khôi phục, phát triển nghệ thuật tuồng và các hình thức dân ca kịch truyền thống ở Khu 5.

Vị tướng thư sinh

Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhắc lại chi tiết, trước khi tiễn các tướng lĩnh quân đội Pháp về nước, ông hỏi họ là có yêu cầu gì cần được hỗ trợ của phía Việt Nam không? Tướng De Beaufort - Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở chiến trường Tây Nguyên, chỉ có một yêu cầu nhỏ là cho ông được gặp người chỉ huy chiến trường Tây Nguyên bên phía Việt Minh. Tướng Giáp không rõ De Beaufort gặp vị tướng bên Việt Minh ấy để làm gì, song ông vẫn đáp ứng yêu cầu của vị khách.

Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chánh. Ảnh: LHK

Ngọt ngon chè chuối

Khi những cơn mưa bất chợt ghé qua rồi chợt đi vội vã, tôi lại thèm ăn món chè chuối của mẹ. Món ăn mang đậm hương vị quê nhà, khiến tôi nhớ mãi.

Bây giờ, chỉ cần chạy xe cái vèo ra đường phố là có ngay món chè chuối. Tôi đã thưởng thức món chè chuối ở nhiều hàng quán, nhưng thích nhất vẫn là món chè chuối do chính tay mẹ nấu với hương vị thơm ngon đặc trưng.

Mê mẩn điểm check-in tại 'Đà Lạt của Phú Yên'

Không gian được nhuộm xanh bởi màu trời và màu của bạt ngàn cây cỏ, cao nguyên Vân Hòa khiến du khách mê mẩn ngay từ lần đầu đặt chân đến.

Cách TP.Tuy Hòa (Phú Yên) gần 40 km về phía Bắc, nằm ở vị trí cao 400 m so với mặt nước biển nên khí hậu ở cao nguyên Vân Hòa mát mẻ, trong lành. Nơi đây được ví như "Đà Lạt của Phú Yên".

Bên cạnh các cung đường biển tuyệt đẹp quen thuộc, DT 643 cũng là một cung đường rất đáng để trải nghiệm khi tới Phú Yên.

Vẻ đẹp sông nước TP.HCM nhìn từ trên cao

Sông Sài Gòn cùng nhiều kênh rạch uốn lượn mềm mại như len lỏi bên trong những tòa nhà cao tầng, khiến những góc nhìn về thành phố từ trên cao vừa hùng vĩ, vừa nên thơ.

Con sông biểu tượng của TP.HCM dài 256 km, nhưng chỉ chảy qua địa phận thành phố này 80 km. Người Sài Gòn mỗi khi đi xa về, từ trên máy bay nhìn xuống, nếu thấy đỉnh chóp nhọn của tòa nhà sừng sững và dòng sông rộng lớn là biết mình sắp về đến nhà.

Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Tú (TP.HCM) thực hiện.

Đêm xuống, khung cảnh như một bức tranh vẽ ra từ giấc mơ. Đường Tôn Đức Thắng, quận 1, nối quận 4 bằng cầu Khánh Hội kéo dài đến Bình Thạnh trông giống dải lụa nhỏ vắt qua thành phố, song song với dải lụa khổng lồ của dòng sông chảy cong về cuối chân trời

13 thg 9, 2022

Nước Min - Dấu xưa vang vọng

Lâu lắm rồi tôi mới trở lại thôn Nước Min, xã Sơn Mùa (Sơn Tây). Nước Min ngày trước im vắng lắm, thi thoảng mới nghe tiếng vrook, tiếng ru con trầm buồn vang vọng từ một vài mái nhà sàn. Bây giờ, Nước Min đã khác. Dấu xưa như đang vang vọng mỗi ngày.

Từ góc nhà sàn...

Nghệ nhân ưu tú Đinh Ka La chơi đàn ra-uốt.

Sông Kinh đôi bờ xanh biếc

Dòng sông Kinh lấy nước từ cửa Đại đổ về cửa Sa Kỳ, tạo thành một tuyến đường thủy dài hơn 7 km, dòng nước lững lờ trôi qua các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). Sự tác động của con người vào địa hình tự nhiên đã hình thành nên một dòng sông vừa có cảnh quan thơ mộng, vừa mang đậm nét đặc thù trong cách ứng xử của người dân miền Trung với thiên nhiên vùng ven biển.

Dòng sông Kinh xưa và nay là bức tranh sông nước hữu tình. Dẫu vậy, với các bậc cao niên, dòng sông Kinh thuở trước vẫn luôn chảy tràn trong trí nhớ. Ông Trương Quang Thao (80 tuổi), ở thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) cho biết, hơn nửa thế kỷ trở về trước, tuyến đường thủy sông Kinh khá nhộn nhịp, nhất là vào mùa mưa bão. Ghe thuyền chở đồ gốm Mỹ Thiện, cá chuồn muối, nước mắm, cá khô... từ cửa Sa Kỳ qua cửa Đại, rồi từ cửa Đại theo thuyền buồm ngược lên vùng đồng bằng các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và đến vùng cao Sơn Hà. Ở chiều ngược lại, nậu buôn thuyền theo ghe mang hàng mỹ nghệ, dầu lửa, dầu rái từ bến Tam Thương trên sông Trà Khúc ra tận Sa Kỳ để bán ngược lên vùng đồng bằng và miền núi như Bình Sơn, Trà Bồng, một phần theo đường biển ra Cù Lao Ré (Lý Sơn).

Canh khổ qua nấu cá chuồn

Mùa này, chợ quê bán đủ các loại cá tươi rói, nhất là những con cá chuồn mắt trong veo, thịt rắn chắc. Cá chuồn nấu canh với khổ qua thì ngon phải biết. Cá chuồn có vị ngọt thanh, khổ qua đắng, nhưng khi kết hợp với nhau lại có món ăn lạ miệng, thơm ngon, bổ dưỡng.

Cá chuồn thường dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như cá chuồn nấu canh chua, nấu cùng mít non, chiên giòn với củ nén… Để đổi vị cho gia đình, lại giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, bà tôi nấu cá chuồn với khổ qua.

Bát canh khổ qua dồn thịt cá chuồn xay thơm ngon. Ảnh: Hiền Thu