21 thg 7, 2022

Thả láng mùa gió bấc

Tuỳ theo mùa tiết, con nước, điều kiện và sở trường của mỗi người mà áp dụng cách đánh bắt cá khác nhau. Tôi thích đi câu và khoái nhất là thả câu theo láng cỏ, láng lúa, gọi tắt là “thả láng” vào mùa gió bấc.

Đánh bắt cá trên đồng Bến Đình. Ảnh: Đặng Hoàng Thái

Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước, từ thời niên thiếu, tôi đã là một tay sành sỏi trong việc đánh bắt cá. Hồi đó, cá đồng dưới sông rạch và trong ruộng trũng ở cánh đồng quê tôi nhiều lắm. Người dân quê tôi có thể đánh bắt cá quanh năm. Tuỳ theo mùa tiết, con nước, điều kiện và sở trường của mỗi người mà áp dụng cách đánh bắt cá khác nhau. Tôi thích đi câu và khoái nhất là thả câu theo láng cỏ, láng lúa, gọi tắt là “thả láng” vào mùa gió bấc.

19 thg 7, 2022

7 món ngon Phú Quốc "ăn mãi không chán" cho du khách ở lại lâu ngày

Nếu phải ở lại Phú Quốc lâu ngày và đã quá ngán những món hải sản giàu dưỡng chất nhưng giá cả đắt đỏ, hãy thưởng thức ngay những món ăn bình dân, giá rẻ này nhé!

Thưởng thức chè sen nhãn lồng ngày hè ở Hà Nội

Mùa nhãn chín rộ, hạt sen đến độ là lúc thích hợp nhất để thưởng thức chè sen nhãn lồng.

Chè là một trong những đặc sản ở Hà Nội, từ chè bưởi, chè cốm, chè trôi nước cho đến chè đỗ xanh, đỗ đen, thập cẩm... được bán quanh năm. Nhưng mùa nào thức nấy, chè sen là một trong những món ăn chơi phải đúng mùa mới ngon nhất.

Chè sen nhãn lồng là thức quà ngày hè của người Hà Nội. Ảnh: Nhật Hạ

Ba Động - Bãi biển nước mặn hút khách du lịch ĐBSCL

Trà Vinh là nơi tồn tại rất nhiều lớp văn hoá đa màu, đa sắc thái nên nơi đây nổi tiếng với du lịch tâm linh. Dẫu vậy, ít ai biết rằng, nơi đây vẫn có một bãi biển đẹp cho du khách gần xa.

Ba Động mộc mạc, cánh đồng điện gió nên thơ hứa hẹn sẽ mang lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách. 

Cao sằng – một nét văn hóa ẩm thực Xứ Lạng

Một trong những món ăn đường phố được người dân Xứ Lạng ưa chuộng chính là bánh cao sằng (cao: bánh, sằng: tầng; cao sằng tức là bánh nhiều tầng). Dù được chế biến từ những nguyên liệu rất đơn giản nhưng món ăn này lại có hương vị đậm đà, đặc trưng, trở thành món ăn vặt yêu thích của người dân, du khách.


Món bánh cao sằng đã xuất hiện từ lâu đời và là món ăn kết hợp giữa ẩm thực Việt Nam với Trung Hoa. Theo tìm hiểu, từ xa xưa, cao sằng là món ăn được người Hoa (Trung Quôc) rất ưa chuộng, vì vậy trong quá trình sinh sống, giao lưu thương mại lại Lạng Sơn, người Hoa đã mang món ăn này đến. Qua thời gian, người dân Xứ Lạng đã chế biến món ăn này dần phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.

18 thg 7, 2022

Đặc sản lợn quay Xứ Lạng

Lạng Sơn là một tỉnh có nền văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng, trong đó, đặc biệt phải kể đến món lợn quay lá mác mật. Đây được coi là món ăn truyền thống và mang đậm nét đặc trưng của Xứ Lạng.

Chị Phạm Thị Thanh Nhài thực hiện công đoạn quay lợn trong chế biến món lợn quay lá mác mật

Bánh chưng đen – Đặc sản độc đáo của người Tày Bắc Sơn

Bánh chưng đen được biết đến là một món bánh độc đáo của người dân tộc Tày ở huyện Bắc Sơn. Sở dĩ món bánh này được nhiều người yêu thích bởi nó có màu đen của tro rơm nếp, có vị thơm, mềm và ăn mát hơn so với bánh chưng truyền thống. Để hoàn thiện một chiếc bánh chưng đen cần phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Phóng viên Báo Lạng Sơn xin giới thiệu cùng bạn đọc các công đoạn làm món bánh đặc sản này qua một số hình ảnh tiêu biểu.

Gia đình chị La Thị Chuyên, khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn là một hộ gói và kinh doanh bánh chưng đen với số lượng nhiều nhất huyện. Gia đình chị có 3 người (thuê thêm 1 nhân công), mỗi người phụ trách một công đoạn khác nhau.

Bánh áp chao ngày đông Xứ Lạng

Nhắc đến Lạng Sơn là nhắc đến đặc sản vịt quay, lợn quay lá mác mật… Biến tấu từ món vịt trứ danh, bánh áp chao là “món ăn vỉa hè” bình dị, khiến du khách ấm lòng ngày đông lạnh giá giữa phố phường Lạng Sơn tấp nập.

Món bánh này được người Lạng Sơn giải thích nhiều cách khác nhau. Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Món ăn xuất xứ từ Trung Quốc, khi du nhập vào Việt Nam kết hợp với khẩu vị của người Việt, đã được người Tày, Nùng xưa chế biến thành một thứ quà đặc sắc của Xứ Lạng. Nói về tên gọi chúng ta có thể hiểu là người Tày, Nùng xưa đặt theo cách làm bánh nặn rồi đem chao, hoặc là phiên âm của từ vịt chao.

Món bánh áp chao

Chè tôm lạnh: món ăn độc lạ giải nhiệt ngày hè Xứ Lạng

Trong những ngày hè nắng nóng, không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức vị ngọt thanh mát, thoang thoảng hương hoa hòe của cốc chè tôm lạnh – món ăn độc lạ giải nhiệt ngày hè Xứ Lạng.

Chia sẻ với chúng tôi về nguồn gốc món ăn độc đáo này. Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Món ăn này xuất phát từ vùng Quảng Tây, Trung Quốc có tên đầy đủ là Líang xìa. Tại Lạng Sơn món chè này chỉ có ở huyện Tràng Định, còn được người dân Tày, Nùng nơi đây gọi là Lường xà, qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ nơi đây món ăn đã được chế biến để hợp khẩu vị hơn.

Đến với Tràng Định vào những ngày đầu tháng 6, mặc dù khi chúng tôi đến trời đang đổ mưa rất to, nhưng tại quán chè ở chợ Thất Khê, vẫn có rất đông người dân đội mưa mua những cốc chè tôm về nhà để thưởng thức.

Chị Hoàng Thị Minh Huệ, thị trấn Thất Khê đang thêm nước đường vào chè tôm lạnh cho khách

16 thg 7, 2022

Lễ cầu an của người Tày

Lễ cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày. Được tổ chức vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch hàng năm, lễ cầu an là dịp để mọi người tụ họp thể hiện niềm thành kính với thần linh và cùng cầu mong, ước vọng về một cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc.

Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đây là buổi lễ quan trọng bậc nhất. Trước đây, người ta dành trọn một đêm để thực hiện các nghi lễ. Ngày nay, họ có thể làm lễ vào ban ngày tùy điều kiện của gia chủ. Với người Tày, lễ Cầu an là một nghi lễ quan trọng đầu năm, người Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy…Tầm quan trọng của lễ được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị. Thông thường, các thành viên trong gia đình làm lễ chỉ mất một buổi để nấu nướng, sắp xếp các lễ vật. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các lễ vật này kéo dài hàng tháng, có khi đến cả năm bởi người Tày luôn chọn, chuẩn bị, dành những sản vật thơm ngon nhất cho lễ cầu an. Lễ vật gồm có 3 loại: Lễ tam sinh tốt nhất do gia chủ tự nuôi là gà, cá, lợn quay, vịt; lễ chay là bánh dày bánh rợm, bánh chè lam…được làm từ những bông lúa nhà trồng; và thanh bông là hoa, quả. Để làm tốt việc chuẩn bị, thông thường sẽ có một thầy phụ lễ đến hướng dẫn giúp gia chủ.

Hình nộm người Tày dùng trong lễ cầu an.