7 thg 7, 2022

Bắc Giang và những điểm đến ít người biết

Đến Bắc Giang, du khách có thể thăm thành cổ Xương Giang, chùa Bổ Đà, bản Bắc Hoa hay lễ hội vật cầu nước làng Vân.


Trần Văn Tuấn, sinh năm 1989, sống tại xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, đã chụp bộ ảnh quê hương Bắc Giang. Anh Tuấn chia sẻ Bắc Giang là mảnh đất di sản với địa hình đa dạng, phong cảnh hữu tình, những làng nghề truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể, những lễ hội độc đáo có một không hai. Nhiều người biết tới vải thiều Lục Ngạn ở Bắc Giang, nhưng vùng đất này còn những làn điệu dân ca quan họ cổ của vùng Kinh Bắc, hát then hay những đặc sản như rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, bánh đa Kế, những ngôi chùa, di tích...

Bức ảnh "Mùa lúa chín" chụp tại miền núi xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, có dãy Huyền Đinh, sông Lục Nam chảy qua.

6 thg 7, 2022

Trên sóng nước Thị Nại

Chúng tôi có một ngày đi thuyền trên đầm Thị Nại. Cảnh sắc non thanh thủy tú từ đầm nước lưu giữ một phần văn hóa, lịch sử Bình Định khiến mọi người không ngớt trầm trồ ngạc nhiên trước thiên nhiên tuyệt diệu: ngay thành phố mình cư ngụ vẫn còn có những vẻ đẹp đến giờ mới ngỡ ngàng khám phá!

Tự nhiên, với quy luật và năng lượng phi phàm của mình, có những biến cải, tạo tác vô song, con người chỉ có thể trầm trồ chiêm bái. Như cuộc “hàn biển” thần sầu cuối thế kỷ 18 tạo nên vùng núi cát dài đến 8 km bây giờ, lấp cửa Cách Thử, biến núi Triều Châu thành bán đảo Phương Mai. Thương cảng Cách Thử tấp nập một thời của xứ Đàng Trong đã tuyệt mù dấu tích, mở ra thành phố cảng biển Quy Nhơn thịnh đạt hôm nay.

Rừng ngập mặn Cồn Chim nằm giữa đầm Thị Nại. Ảnh: DŨNG NHÂN

Làng Mục Đồng giữa thảo nguyên xanh

Ngược thượng nguồn sông Phước Giang từ thác Trắng, xã Thanh An, H.Minh Long (Quảng Ngãi) chừng gần một giờ đồng hồ, có một ngôi làng chỉ có bốn mái nhà của những người Hrê. Ở đó, cuộc sống bình yên như tiên cảnh.

Từ làng Dép, xã Thanh An (H.Minh Long), đoàn 5 người chúng tôi theo chân ông Đinh Văn Rơn (65 tuổi) ngược lên thung lũng Ruộng Đò bằng đường tắt. Ông cười cười nhìn vào chân chúng tôi như muốn nói “Thư sinh vầy liệu có đi nổi không”, rồi quay đầu dẫn đoàn ngược làn sương thác Trắng lên thượng nguồn.

Thưởng thức bánh ngô dẻo thơm giữa chợ phiên Đồng Văn

Từ người cao tuổi đến những đứa trẻ mặc váy Mông sặc sỡ, hễ tìm đến chợ phiên là thưởng thức ngay bánh ngô nếp trắng tròn to, dẻo thơm, nóng hổi trên bếp than hồng.

Hàng bánh ngô nếp trắng, bánh tam giác mạch thu hút rất nhiều người dân ở phiên chợ Đồng Văn - Ảnh: HÀ THANH

Khí nhạc của người Mông

Những nhạc cụ từ đại ngàn

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông ở Nghệ An, những nhạc cụ truyền thống có sức sống vượt thời gian. Thanh âm của các loại nhạc cụ xuất hiện trong tất cả sự kiện, nghi lễ cuộc đời, từ khi sinh ra đến khi mất đi, từ niềm vui tới nỗi buồn… Xin giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề “Khí nhạc của người Mông” của nhạc sĩ Dương Hồng Từ - người nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu tâm huyết về âm nhạc truyền thống nói chung và âm nhạc của đồng bào dân tộc Mông nói riêng.

Kèn lá

Tiếng Mông là Blồng, thổi kèn lá là Sua Blồng. Người Mông không thổi kèn lá trong nhà, trong bản mà chỉ thổi trên đường đi, trên nương rẫy.

Khi ngồi bên nhau, trai gái không bao giờ dùng lá thổi để tâm sự, cũng không thổi lá vào ban đêm vì theo truyền thuyết, nếu thổi lá vào ban đêm thì con ma sẽ theo tiếng lá mà tìm về. Tuy lá xanh ở bất kỳ làng bản rẫy nương nào cũng có, nhưng người thổi phải tìm được loại lá trơn không có lông tơ, lá mềm để hơi thổi lùa qua tạo nên độ rung và dễ phát âm. Thông thường, khi 2 người ở xa nhau, nói chuyện không thể được người ta dùng lá thổi để hỏi thăm quê quán, đã vợ chồng chưa hoặc chọc ghẹo trêu đùa nhau giảm bớt mệt nhọc trong lao động.

Việc giữ hơi và tay cầm là kỹ thuật quan trọng khi biểu diễn kèn lá. Ảnh tư liệu: Đào Thọ

5 thg 7, 2022

Bắc Giang đánh thức tiềm năng du lịch hồ Cấm Sơn

Mặt hồ Cấm Sơn xanh biếc phẳng lặng, bao quanh là những dãy núi vươn cao trùng điệp, quyện cùng trời xanh mây trắng, tạo nên cảnh quan rất đỗi hữu tình, thơ mộng…như một bức tranh sơn thủy hữu tình, làm mê mẩn tâm hồn các du khách.

Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước rộng 2.600 ha nhưng đến mùa mưa, lũ nhiều, nước dâng cao, mặt hồ lúc này có thể rộng đến 3.000 ha. Chiều dài của hồ gần 30 km, bề ngang nơi rộng nhất 7 km, chỗ hẹp nhất 200 m, lòng hồ nơi sâu nhất đến khoảng 47m, hồ có rất nhiều đảo. Điều đặc biệt bờ của hồ chính là những ngọn núi điệp trùng, bao bọc.

Ba quán cà phê yên tĩnh giữa lòng Hà Nội

Ngay giữa trung tâm Hà Nội đông đúc là những quán cà phê yên tĩnh, thích hợp để hẹn hò bạn bè và làm việc.

Nằm tại số 40 ngõ Nhà Chung, Chốn có thể lạ lẫm với những vị khách mới, nhưng với ai yêu cà phê, đây lại là một cái tên quen thuộc. Quán nằm sâu trong ngõ, khiến cho việc di chuyển xe và lần đầu tìm có phần khó khăn. Ảnh: Quán cà phê

Bánh khọt '60 phút', muốn ăn phải đặt lịch hẹn và đến đúng giờ!

Thoạt nghe, tưởng quán bánh khọt này sang chảnh, nhưng hóa ra chỉ là hàng bánh bé tí góc ngã ba con hẻm nhỏ quận Phú Nhuận. Thế mà cứ mỗi 2h chiều thứ 5 và chủ nhật hằng tuần, hàng bánh khọt cô Gái (cô Thu) vừa dọn hàng sau 1 tiếng là hết sạch.

Bánh khọt, ăn với rau tươi, đồ chua và nước mắm mặn ngọt - Ảnh: Minh Đức

Về Phan Thiết thì cứ “tối mì quảng, sáng bún bò dơ”

Giữa lòng thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình thuận) có một quán bún bò đã thu hút thực khách suốt mấy chục năm nay, không chỉ vì hương vị đặc biệt, mà còn nhờ cái tên rất lạ, là “bún bò…dơ”.

"Bún bò dơ", hay đúng hơn là bún bò rau răm, một món ăn nổi tiếng ở Phan Thiết - Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Khách du lịch đến Phan Thiết chỉ cần Google "bún bò dơ Phan Thiết" là sẽ dễ dàng tìm được địa chỉ quán bún này trên đường Trần Hưng Đạo.

Tuy nhiên, không giống như thông tin trên Google là quán mở cửa đến tối, quán này chỉ bán buổi sáng, và tốt nhất là nên đi trước 10h.

4 thg 7, 2022

Khám phá hòn đảo xa bờ nhất trên vịnh Bắc Bộ

Vượt trùng khơi đến với Bạch Long Vĩ - hòn đảo xa bờ nhất trên vịnh Bắc Bộ, du khách không chỉ tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ mà còn thêm yêu mến, tự hào bởi những con người bình dị giữa biển Đông bao la.

Khác với những hòn đảo nổi tiếng của vùng biển Đông Bắc như Cát Bà (Hải Phòng), Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh)… huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) vẫn là một cái tên có phần lạ lẫm. Đảo nằm ở trung tâm của vịnh Bắc Bộ, cách đất liền của TP. Hải Phòng 133 km, mất khoảng 6-7 giờ tàu di chuyển.