16 thg 6, 2022

Du lịch đêm -Giải mã Hoàng thành Thăng Long


Hoàng thành Thăng Long là công trình kiến trúc vĩ đại của Việt Nam được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Mới đây, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long đã tái khởi động đưa tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước.

Hoàng Thành Thăng Long là một trong những dấu ấn vàng son của dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử nghìn năm rực rỡ. Xuất phát từ Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ vào năm 1010, kinh thành chính thức dời về Thăng Long (tên trước đó là Đại La) và các công trình dần được xây dựng. Trong đó nổi bật nhất là đại công trình hoàng thành với mô hình “Tam trùng thành quách”. Thành gồm có 3 vòng: La thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Sau hơn 1000 năm, trải qua thời đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn… Hoàng Thành Thăng Long đã bị thời gian và các cuộc tấn công phá hoại nghiêm trọng. Hiện nay phần lớn kiến trúc được bảo tồn, phục dựng trên nền di tích cũ. Bên cạnh phần công trình trên bề mặt, khu khảo cổ cũng dần được khai quật bài bản và mở cửa cho công chúng tham quan.

Pháp chiếm Tây Ninh và câu chuyện về miếu thờ “ông Gốc” ở Thanh Điền - Phần 2

Như chúng tôi đã viết ở phần 1, người địa phương (ấp Thanh Trung hiện nay) gọi con rạch này là Sai Răng, hoặc Kha Răng. Trong câu chuyện của mình về “ông Gốc”, ông Ba Thuốc (sinh năm 1935) đã nói về cái tên Sai Răng là do “Thằng Tây chủ hãng đường gọi là Kê Răng, có thể theo tên nhà máy, mà dân mình gọi theo chệch ra là Sai Răng”.

Rạch Khê Răng ngày nay.

Như vậy là, đã có những địa danh “ảo” trong các kết quả nghiên cứu. Cái Răng là một ví dụ cụ thể nhất, hoàn toàn không có ở Thanh Điền, nói cách khác là không có trên thực tế nhưng lại xuất hiện trong các sách “dã sử” rồi được mặc nhiên khẳng định trong các sách sử ra sau.

Pháp chiếm Tây Ninh và câu chuyện về miếu thờ “ông Gốc” ở Thanh Điền

 

Sách Tây Ninh xưa của tác giả Huỳnh Minh (Nxb Thanh niên, tái bản năm 2001) có bài kể về miếu thờ ông Gốc - một vị anh hùng ẩn danh kháng Pháp (trang 58-60).
Chuyện rằng: “Vào thời kỳ quân Pháp chiếm lấy tỉnh Tây Ninh, quân ta bị thất trận, tản lạc tứ phía. Có một võ quan tên Nguyễn Phương Hồng từ đâu kéo đến một đoàn binh đóng tại ngọn rạch Cái Răng vào tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc về làng Thanh Điền (ấp Thanh Trung) để mai danh, chờ cơ hội phục thù…”.

15 thg 6, 2022

Về bến Nhà Vuông thăm miếu Tiên sư

 

Đình, chùa, miếu, võ là những thiết chế văn hoá - tín ngưỡng ở Nam bộ xưa nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của cư dân từ những buổi đầu đi mở cõi. Trong đó, võ cũng gọi là võ Tiên sư, chính là miếu Tiên sư hay nhà vuông, một thiết chế quan trọng của làng xã xưa, vừa có chức năng hành chính, vừa có chức năng tín ngưỡng của lân ấp, phản ảnh sinh hoạt xã hội Nam bộ vào buổi đầu khẩn hoang.

14 thg 6, 2022

Cây điệp phèo heo

 Điệp - nghe cái tên là đã thấy nên thơ rồi. Điệp, cũng như phượng, là những cây trong sân trường gắn với mùa hè buồn man mác. Điệp, là cánh bướm trong chuyện tình Lan và Điệp, hay trong khúc ca Uyên ương hồ điệp mộng.

Thế nhưng dân gian vốn thiệt thà, nghĩ sao nói vậy. Tỷ như cây lá mơ lá có mùi thúi hoắc thì kêu là cây thúi địt, cây diệp hạ châu chó mẹ thường tìm ăn sau khi sanh nên kêu là cây chó đẻ, cây lan hoàng hậu có lá hình móng bò nên kêu là cây móng bò...

Tương tự như vậy, có một giống cây điệp thường được trồng làm cảnh trên đường phố, thay vì đặt tên đẹp đẹp nên thơ thì tỉnh bơ kêu bằng tên điệp phèo heo.

Một cây điệp phèo heo khoảng 3 năm tuổi. Ảnh: Wikipedia

Địa Tạng Phi Lai Tự - Điểm du lịch văn hóa tâm linh

Chùa Địa Tạng Phi Lai ( tên cổ là chùa Đùng) cách Hà Nội khoảng 70 km, tựa lưng vào núi, hai bên là dãy núi có hình thế theo phong thủy phương Đông là tả thanh long, hữu bạch hổ với nhiều cổ vật thiêng liêng, mang tính lịch sử. Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn, chùa Đùng được xây dựng vào Thế kỷ 11 với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự. Chùa Địa Tạng (thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) trước có tên là chùa Đùng, xung quanh là muôn vàn bóng thông reo, cối mọc hoang um tùm khiến ngôi chùa dường như bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai, nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không quay lại nghĩa là nơi đó hóa Phật.

Ngôi chùa ẩn mình trong rừng thông dưới chân núi, tạo cảm giác yên bình, thanh tịnh ngay lần đầu tiên du khách đặt chân đến. Ảnh: Công Đạt

Bún riêu cua- món ăn của đồng quê

Nguyên liệu chính của món bún riêu đó chính là cua. Khoa học đã chứng minh thịt cua giàu dinh dưỡng giúp giảm cân, làm cho tim khỏe mạnh, thị lực tốt và ngăn ngừa ung thư. Cua được chọn phải là cua cái, có độ to vừa phải sau đó được rửa sạch rồi tách mai ra khỏi thân, khều gạch cua ra khỏi mai. Để có được một bát gạch cua thơm, béo sẽ phải đem trưng cùng với mỡ và hành khô.

Nguyên liệu món bún riêu gồm: gạch cua trưng, bún, các loại rau sống cùng gia vị.

Hoang sơ núi Bể

Rừng tràm bạt ngàn dưới chân núi Bể thuộc huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Luân

Tham quan ngôi nhà trên cây cổ thụ, khám phá thác Cam Ly, hang Dơi, hầm cá Lăng, bắt cua đá trên núi Bể và tận hưởng thiên nhiên trong lành, mát mẻ chốn rừng núi hoang sơ là những trải nghiệm khó quên khi đi “phượt” đến ngọn núi này.

Núi Bể cao 570m so với mực nước biển, thuộc địa phận huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận và giáp ranh với huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 170km. Từ TP.HCM đi về hướng Đông theo quốc lộ 51 qua địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, đến địa phận huyện Xuyên Mộc thì đi theo đường tỉnh lộ 329 để đến núi Bể. Một đường khác là từ thị xã Lagi (tỉnh Bình Thuận) theo quốc lộ 55 về phía Bắc tới Suối nước nóng Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) thì hỏi thăm người dân địa phương đường vô núi Bể, cách đó khoảng 30km nữa.

Vườn di sản ASEAN Lò Gò - Xa Mát: Khu bảo tồn tự nhiên độc đáo ở Việt Nam


Năm 2019, Vườn quốc gia (VQG) Lò Gò - Xa Mát được công nhận là Vườn di sản ASEAN, trở thành 1 trong 10 Vườn di sản ASEAN của cả nước; và là Vườn di sản ASEAN duy nhất ở Đông Nam bộ tính đến thời điểm hiện tại.

Vườn di sản ASEAN là danh hiệu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có tầm quan trọng đặc biệt tại các quốc gia thành viên ASEAN. Các Bộ trưởng về môi trường của ASEAN đã cùng ký kết Tuyên bố ASEAN về việc thành lập các Vườn di sản vào ngày 18.2.2003. Các Vườn di sản ASEAN được đánh giá cao vì tầm quan trọng của chúng về bảo tồn, duy trì các quá trình sinh thái và hệ thống hỗ trợ sự sống; bảo tồn sự đa dạng di truyền; bảo đảm tính bền vững của các hệ sinh thái; duy trì những vùng hoang dã có giá trị về danh lam thắng cảnh, văn hoá, giáo dục, nghiên cứu, giải trí và du lịch.

13 thg 6, 2022

Từ Ngã Bảy Hậu Giang đến... Ông cò quận 9

 Tình anh bán chiếu


Như nhiều người cùng thời với ông, ba tui rất mê giọng ca Út Trà Ôn và bài vọng cổ Tình anh bán chiếu của soạn giả Viễn Châu. Ông vẫn thường ngâm nga:

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy
Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào

mặc dù ông chưa hề biết bờ kinh Ngã Bảy ở đâu, ra sao, vì gia đình tui ở Long Khánh, hầu như không có dịp về miền Tây.

Lâu, lâu lắm sau này, khi ba đã già, tui có dịp đưa ông đi du lịch miền Tây, tham quan chợ nổi Phụng Hiệp. Tui nói với ông: Chỗ này là Ngã Bảy, nơi Út Trà Ôn bán chiếu nè ba!

Ngã Bảy Phụng Hiệp. Ảnh: Phạm Hoài Nhân