3 thg 6, 2022

Muối tôm Tây Ninh- một bản sắc văn hoá độc đáo

Có thể nói đặc sản muối tôm Tây Ninh đã đi vào đời sống ẩm thực của người Tây Ninh và tạo nên một loại gia vị độc đáo cho ẩm thực Việt.

Một cơ sở chế biến muối tôm ở Tây Ninh. Ảnh: Dương Vĩnh Tuyên

Nhắc đến Tây Ninh sẽ nhắc đến muối Tây Ninh (thường gọi với cái tên “muối tôm Tây Ninh”). Đây là một trong những món quà ý nghĩa du khách mong muốn mang về làm quà tặng người thân mỗi khi đến Tây Ninh. Cùng tìm hiểu về đặc sản mang bản sắc văn hoá của Tây Ninh từ góc nhìn của Thạc sĩ Bùi Thị Hoa- Phân viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Món ăn vặt từ bánh tráng ngon nức tiếng của Tây Ninh

Bánh tráng trộn Tây Ninh trở thành thương hiệu ẩm thực được giới trẻ mê tít và phổ biến ở khắp nơi. Sự hoà quyện của bánh tráng, tôm khô, sa tế, ớt, muối tôm, đậu phộng, hành phi, khô bò, rau răm... làm cho những ai đã ăn một lần là nhớ mãi.

Khách lựa bánh tráng ăn vặt tại cửa hàng Út Yến.

Không chỉ nổi tiếng với những đặc sản được nhiều người biết đến như: muối ớt, bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng, mãng cầu, hay ốc núi… Tây Ninh còn có những món ăn tuy bình dân nhưng vừa nghe đến tên thôi đã khiến nhiều người phải xuýt xoa, chép miệng, đó chính là những món ăn vặt từ bánh tráng.

Bánh tráng muối ớt

Khi nhắc đến Tây Ninh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các món ăn đặc sản làm nức lòng thực khách, như muối tôm Tây Ninh, bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng Tây Ninh,... Trong đó, món bánh tráng muối ớt Tây Ninh là món ăn vặt được ưa chuộng hàng đầu.

Bánh tráng muối ớt Tây Ninh được chế biến từ hai nguyên liệu chính đó là bánh tráng và muối ớt Tây Ninh. Món ăn này mang vị cay đặc trưng của muối ớt Tây Ninh, kết hợp với loại bánh tráng phơi sương dẻo dai mang lại hương vị thơm ngon đặc biệt, vô cùng hấp dẫn.

Cùng nhìn những hình ảnh đẹp tại làng nghề bánh tráng muối ớt Ninh Hưng, Chà Là thuộc huyện Dương Minh Châu, được nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Tiến ghi lại thật sinh động.

2 thg 6, 2022

Khám phá động, chùa Địch Lộng

Động Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Động nằm ở lưng chừng núi, trong động có thờ Phật nên nhân dân quen gọi là chùa Địch Lộng.

Động và chùa Địch Lộng được Vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ “Nam Thiên Đệ Tam Động” (động đẹp thứ ba trời Nam) trong chuyến tuần du ra Bắc Hà năm 1821.

Phố ăn đêm ở Quy Nhơn

Đến phố ăn uống giữa TP Quy Nhơn, du khách sẽ thưởng thức đủ món đặc sản như các loại hải sản, nem nướng, bánh xèo tôm nhảy, bánh tai vạc, tré trộn...

Phố ẩm thực Quy Nhơn nằm trên đường Ngô Văn Sở, giữa hai đường lớn là Xuân Diệu và Nguyễn Huệ. Nơi này nằm gần Quảng trường Quy Nhơn, thu hút đông khách vào chiều và tối.

Con thác muốn tham quan phải đi thuyền

Thác Khuổi Nhi nằm giữa rừng già, bao quanh là hồ thủy điện Tuyên Quang, cách duy nhất để đến thác là đi thuyền.


Thác Khuổi Nhi nằm tại xã Thượng Lâm, là con thác lớn nhất huyện Lâm Bình. Thác ẩn mình giữa rừng già thuộc danh thắng quốc gia Na Hang - Lâm Bình, bao quanh là lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Vào những ngày lễ, nơi này đón hàng trăm du khách từ khắp nơi về tham quan.

Cọc đá cầu được ước thấy giữa hồ thủy điện Na Hang

Với người Tày trong vùng, Cọc Vài (Vài Phạ) rất linh thiêng, ai đi thuyền đến đây đều xin một điều ước.

Cọc Vài cao 50 m, là một cột đá tự nhiên trong lòng hồ thủy điện Na Hang, thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Địa danh này nổi tiếng với truyền thuyết chàng Tài Ngào cứu trâu trời và lòng hiếu thảo của người con dành cho mẹ. Du khách đi thuyền dạo ngang cột đá còn được hướng dẫn viên bản địa gợi ý nên xin một điều ước cho bản thân hoặc gia đình, vì đây là nơi linh thiêng, may mắn.

Cọc Vài sừng sững giữa lòng hồ thủy điện Na Hang. Ảnh: Huỳnh Nhi

Núi Mắt Thần sừng sững trong công viên địa chất, tha hồ chèo sup, leo núi, check-in

Núi Mắt Thần ở công viên địa chất non nước Cao Bằng, ở phía trên có một lỗ thủng hình tròn rộng tầm 50 m, tựa 1 'con mắt' đang soi chiếu xuống những hồ nước xanh biếc và thảo nguyên cỏ mênh mông.

Núi Mắt Thần nằm gọn trong lòng thung lũng mang vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, quyến rũ

Núi Mắt Thần còn được đồng bào dân tộc Tày sinh sống tại đây gọi là "Phja Piót" - có nghĩa là núi Thủng, nằm ở xóm Bản Danh, xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Anh Lý Đạo Huy - hướng dẫn viên địa phương - chia sẻ, núi Mắt Thần có hai mặt, một mặt thuộc xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh và một mặt thuộc xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa. Mỗi mặt có một lối đi đến khác nhau và có những cảnh đẹp khác biệt. Nơi được các nhiếp ảnh gia và du khách chọn làm điểm dừng chân nhiều nhất là mặt thuộc xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh.

31 thg 5, 2022

Tuyệt tác Cấm Sơn: Hạ Long trên cạn của Bắc Giang

Được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mang trong mình một vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, trữ tình.

Trong một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã viết lên bài hát Hồ trên núi để ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, sự bạt ngàn của cây và của rừng, của hoa và màu xanh biếc của mặt hồ.

A Lưới - "Đà Lạt thu nhỏ" trong lòng xứ Huế

Vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) sở hữu nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ và những nét văn hóa bản địa độc đáo.

A Lưới là một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, ở phía Tây có biên giới với nước bạn Lào. Huyện được kết nối với thành phố Huế bằng quốc lộ 49, cách khoảng 70km. Đây là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều,…