30 thg 5, 2022

Thác Thần Mặt trời tại Đà Nẵng đã được chế tác kỳ công như thế nào?

Không chỉ hội tụ tinh hoa điêu khắc của gia tộc lừng danh Frilli, Thác Thần Mặt trời (Helios Waterfall) tại Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) còn ẩn chứa rất nhiều “mật mã” độc đáo, hứa hẹn ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới.

28 thg 5, 2022

Ăn vặt thả ga, nhậu lai rai cả ngày không hết món ngon ở Phan Thiết

Không chỉ có những đồi cát trắng, những cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam, đến Bình Thuận nếu chưa thưởng thức hết các món ngon ở Phan Thiết chắc chắn bạn sẽ còn phải quay lại đây nhiều lần.

Bánh căn ở Phan Thiết được bán cả ngày. Loại bánh này được làm từ bột gạo, đổ vào khuôn đất và nướng đến khi căng phồng. Trong ảnh là một quán bánh căn bán về đêm trên đường phố Phan Thiết - Ảnh: HÀ MẠNH

Cách TP.HCM khoảng 210km, thành phố biển Phan Thiết hấp dẫn du khách bởi: biển xanh, cát trắng, nắng vàng; với nhiều địa điểm đẹp như: đồi cát Bàu Trắng, suối Tiên, bãi đá Ông Địa hay làng chài Mũi Né…

Check-in mùa lúa chín 'Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An'

Tuần lễ du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" đang được diễn ra sôi nổi tại mảnh đất cố đô Ninh Bình, với nhiều hoạt động hấp dẫn như biểu diễn múa rối nước, hát chèo, hát xẩm, các làn điệu dân ca 3 miền…

Ngày 21-5 khai mạc Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" tại tỉnh Ninh Bình - Ảnh: BÙI TRƯỜNG CHUNG

Vào thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6, sau những ngày mưa kéo dài, không khí như được thanh lọc, cỏ cây xanh tươi, đó cũng là lúc Ninh Bình bước vào mùa lúa chín vàng. Đây là thời điểm khu du lịch Tam Cốc - Tràng An nổi tiếng ở Ninh Bình đẹp nhất trong năm, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

4 cung đường không thể bỏ qua khi đến Hà Giang

4 cung đường trải nghiệm trên vùng cao nguyên Đồng Văn vừa được ngành du lịch tỉnh Hà Giang đầu tư nhằm phục vụ du khách thập phương khám phá vẻ đẹp vùng rẻo cao sau dịch COVID-19.

Núi đôi Quản Bạ được xem là một tuyệt tác thiên nhiên của đất trời Hà Giang

4 tuyến du lịch mới gồm: cung đường Quản Bạ - Yên Minh; tuyến Yên Minh - Đồng Văn; Đồng Văn - Mèo Vạc và Mèo Vạc - Du Già đã khẳng định vẻ đẹp không chỉ ở đích đến mà còn nằm trên những cung đường.

Cao Bằng - viên ngọc xanh của núi rừng Đông Bắc

'Trước khi đến Cao Bằng, tôi chưa biết nhiều về vùng đất này. Đến đây, tôi như bị choáng ngợp bởi sắc xanh, núi xanh, cỏ xanh và nước cũng xanh. Có lẽ vì thế, mà Cao Bằng được người ta đặt cho cái tên mỹ miều là viên ngọc xanh'.

Chuẩn bị cho chuyến đi Cao Bằng từ cuối năm 2021, nhưng do dịch bệnh nên nhóm bạn trẻ phải dời lịch đến tháng 5 này

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Nguyễn Thị Yến (Yến Vi Vu, sinh năm 1999) cho biết, dù đã được đi qua 26 tỉnh thành phố trên khắp Việt Nam, nhưng hành trình 3 ngày 2 đêm khám phá Cao Bằng vẫn để lại trong cô nhiều ấn tượng sâu sắc về cảnh đẹp, món ngon và sự nhiệt tình, thân thiện của người dân nơi đây.

27 thg 5, 2022

Chả cốm – nét tinh hoa của ẩm thực Hà Thành

Nguyên liệu làm chả cốm gồm cốm tươi, nước mắm, đường, thịt lợn…

Khi đến với Hà Nội, du khách không thể bỏ qua những món ăn liên quan đến cốm như chè cốm, bánh cốm nhưng đặc biệt hơn cả đó là món chả cốm. Đây là món nổi tiếng trong thế giới ẩm thực của người Hà Thành bởi lẽ món ăn này là sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt đậm đà của thịt và vị dẻo thơm của hạt cốm bên trong làm bất cứ ai cũng khó có thể từ chối.

Những bàn xoay gốm khổng lồ ở bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng – một công viên triển lãm gốm sứ mới xuất hiện gần đây tại làng gốm Bát Tràng.

Lấy cảm hứng từ những khối bàn xoay vuốt gốm giao thoa với nhau, Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt được xây dựng giữa lòng làng gốm cổ Bát Tràng. Công trình tọa lạc tại số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, có diện tích 3.300 m², nằm ở làng cổ Bát Tràng, Tp Hà Nội- cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km kế bên sông Bắc Hưng Hải, con sông đào nổi tiếng của Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Công trình do Văn phòng kiến trúc của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế từ năm 2018.Công trình có tổng số vốn đầu tư ước tính 150 tỷ đồng. Theo đơn vị thiết kế chia sẻ, công trình lấy cảm hứng từ hình ảnh những khối bàn xoay vuốt gốm giao thoa với nhau. Ở một góc khác, người nhìn có thể liên tưởng đến hình ảnh Lò Bầu cổ của người Bát Tràng xưa.

Nét đẹp văn hóa của trang phục người Dao Quần Chẹt

Bộ xà tích gồm dây bạc, nhiều đồng bạc, xương trâu vuốt thành đoạn nhỏ như chiếc đũa, chạm trổ cầu kỳ cùng những chiếc vòng bạc đeo cổ thể hiện tính kiên trì, địa vị của người mặc trong cộng đồng.

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục.Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang phục truyền thống.

Vì thế mà họ luôn cảm thấy tự hào vì mình tự tay tạo nên bộ trang phục dân tộc. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Quần Chẹt phải trải qua những công đoạn công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt lấy tông màu chàm đen làm chủ đạo, kết hợp với những nét hoa văn thêu chỉ, các phụ kiện, trang sức khá cầu kỳ, hòa quyện vào nhau thành một khối thống nhất không thể tách rời.

Hội An – thành phố di sản hấp dẫn đặc biệt


Cổ kính như Lệ Giang của Trung Hoa, lãng mạn như Venice của Ý và êm đềm như Giethoorn của Hà Lan... đó là những cảm nhận của hầu hết du khách khi đến với phố cổ Hội An của Quảng Nam, nơi được mệnh danh là “thành phố của những danh hiệu”. Vì thế chẳng gì ngạc nhiên khi lượng du khách trong và ngoài nước quay trở lại với Hội An tăng nhanh ngay sau khi Việt Nam mở cửa trở lại các hoạt động du lịch sau thời gian dài đóng cửa vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Đình Vĩnh Phong, nơi ghi dấu hành trình mở đất

Đình Vĩnh Phong (thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi ghi dấu quá trình dựng làng, lập ấp của vùng đất Thủ Thừa, gắn liền với nhân vật lịch sử ông chủ chợ - Mai Tự Thừa.

Đình Vĩnh Phong nhìn từ bên ngoài

Đình vừa thờ Thành Hoàng bổn cảnh như bao đình làng khác, vừa là nơi thờ phụng ông Mai Tự Thừa - người đặt nền móng cho Thủ Thừa ngày nay. Khoảng thế kỷ thứ XIX, ông Mai Tự Thừa đến vùng đất Thủ Thừa khai hoang. Tại rạch Cây Gáo, bờ Nam kênh Trà Cú, thấy đây là khu vực giáp nước, nơi các dòng chảy gặp nhau, thuận tiện cho xuồng, ghe dừng đỗ nên ông dựng căn quán nhỏ buôn bán. Dần về sau, khu vực này trở nên đông đúc, hình thành một khu chợ (tiền thân chợ Thủ Thừa ngày nay), thành làng, lập ấp. Làng mới có tên là Bình Thạnh. Ông Mai Tự Thừa hiến căn quán nhỏ của mình lấy đất làm đình thờ Thành Hoàng (tiền thân đình Vĩnh Phong ngày nay), một biểu trưng cho làng xã ngày ấy.