26 thg 5, 2022

Cồn Quy – Điểm du lịch hấp dẫn của xứ dừa Bến Tre

Là vùng đất được phù sa bồi đắp nên Bến Tre có nhiều cồn cù lao, mỗi cồn nổi có một vẻ đẹp riêng và những hào sản độc đáo khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến Cồn Quy. Điều khiến du khách thích thú là ở cồn Quy là đến nay nơi đây vẫn còn giữ nét hoang sơ với nhiều vườn cây ăn trái lâu năm, được trồng theo hàng, theo lối, nên rất thoáng mát và đẹp mắt.

Vị trí Cồn Quy trong cồn Tứ Linh trên bản đồ

Cồn Quy nằm dọc theo dòng sông Tiền thơ mộng, ở giữa xã Tân Thạch và Qưới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Khu du lịch Cồn Quy cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 23km, bạn thuê tàu du lịch xuôi theo dòng sông Tiền khoảng 30 phút là tới Cồn Quy. Du lịch Bến Tre, đến với Cồn Quy du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành và chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông nước miệt vườn đặc trưng, cùng nghe những làn điệu đờn ca tài tử say đắm lòng người.

Mùa lúa chín, sen nở ở Đồng Tháp

Được mệnh danh là "đất sen hồng" của miền Tây, Đồng Tháp còn hấp dẫn du khách nhờ cảnh đẹp của những đồng lúa cò bay thẳng cánh.

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu đất đai phì nhiêu, hoa màu tươi tốt. Trong đó, Tháp Mười là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh, với những cánh đồng trải dài dường như vô tận.

Tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, lúa được trồng xung quanh cánh rừng tràm nguyên sinh tạo nên một bức tranh độc đáo.

Cây bằng lăng hút khách ở Bình Thuận

Cây bằng lăng ở xã Hồng Liêm bung hoa tím đẹp lạ thường, thu hút đông người dân và du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh mỗi ngày.

Mấy ngày nay, cây bằng lăng được cộng đồng du lịch đánh giá "đẹp nhất Việt Nam" nằm kề quốc lộ 1A ở thôn Liêm Thái, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc bắt đầu bung nở, tím rực. Người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ xô về đây chiêm ngưỡng nét đẹp độc đáo có một không hai của cây bằng lăng này.

Phở vịt - bữa sáng lạ miệng ở Hà Nội

Phở vịt là đặc sản của người Lạng Sơn, được du nhập về Hà Nội, trở thành món ăn đổi bữa cho buổi sáng.

Phở vịt dùng bánh phở to bản và mỏng. Mỗi bát phở gồm những miếng thịt vịt quay chặt nhỏ với lớp da nâu bóng nhìn bắt mắt được bày biện đẹp mắt. Tô điểm là những miếng lạp xưởng vịt, thái lát mỏng.

Vịt sau khi làm sạch, rửa với rượu để khử mùi hôi. Phần da được phết một lớp nước sốt mang màu vàng óng của mật ong, hoặc mạch nha trộn xì dầu. Bụng vịt được nhồi nhân rồi khâu và ướp trong vài tiếng cho ngấm gia vị trước khi đem quay. Thành phẩm khi chín có màu nâu cánh gián.

Phở vịt ăn kèm hành lá và giá đỗ. Ảnh: Phương Anh

Về Nam Định: Chiêm ngưỡng nhà thờ, tắm biển Quất Lâm, ăn nem Giao Thủy, nếm nước mắm Sa Châu...

Không nổi tiếng về du lịch như Hải Phòng, Quảng Ninh… nhưng ai về “xứ sở nhà thờ” Nam Định cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp kiến trúc của các công trình tôn giáo và hương vị của ẩm thực, tình người nơi đây.

Nhà thờ Hưng Nghĩa có hình dáng như một tòa lâu đài với các nét kiến trúc tinh xảo. Địa điểm này được nhiều bạn trẻ yêu thích chụp hình - Ảnh: HẢI YẾN

Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích

Cách Hà Nội khoảng 120km, Đồng Lâm (Hữu Lũng, Lạng Sơn) là địa điểm lý tưởng cho một chuyến dã ngoại nhẹ nhàng những ngày cuối tuần.

Toàn cảnh của thảo nguyên Đồng Lâm mùa nước nổi, nơi được ví như Hạ Long trên cạn

Thảo nguyên Đồng Lâm được biết đến như một địa danh mới trong bản đồ du lịch phía Bắc Việt Nam. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình với thảm cỏ xanh mướt, hồ nước trong vắt, được bao quanh với những vách núi đá hùng vĩ.

Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Với diện tích khoảng 100ha, địa danh này từng được ví như Mông Cổ của Việt Nam.

Rủ nhau check-in ‘quạt gió’ đồi chè Cầu Đất

Khoảng 17 chiếc “quạt gió khổng lồ” nổi bật trên nền xanh của bầu trời và cây cỏ tại đồi chè Cầu Đất, Xuân Trường, Đà Lạt khiến bất cứ ai đến đây đều muốn rút điện thoại ra và chụp “1.001” tấm hình “sống ảo”.

Sự có mặt của những chiếc "quạt gió" khổng lồ làm không gian vốn đã đẹp tại đồi chè Cầu Đất lại càng thêm đặc biệt - Ảnh: ĐỒNG NGÔ

Vốn đã là địa điểm săn mây "hot" nhất ở Đà Lạt, đồi chè Cầu Đất thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình. Sự xuất hiện thêm của những chiếc "quạt gió" khổng lồ càng khiến nơi đây trở thành tọa độ "nóng" hơn trên bản đồ các điểm "nhất định phải check-in" tại Đà Lạt của giới trẻ.

24 thg 5, 2022

Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Lô Lô có từ rất lâu. Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Lô Lô tin rằng mọi vật đều có linh hồn, và họ có niềm tin về sự tồn tại của linh hồn, về mối liên hệ giữa người đã chết và người sống cùng chung huyết thống. Cùng ý thức tôn trọng cội nguồn, đức tính hiếu thảo của người Lô Lô cũng góp phần hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Người Lô Lô quan niệm tổ tiên, ông bà, cha mẹ…những người đã sinh ra mình có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại. Không những thế, tổ tiên còn có công bảo vệ làng xóm, phù hộ quê hương để bản làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo phong tục, khi gia đình có người chết từ 3 đến 4 năm, người con trưởng trong gia đình sẽ lập bàn thờ tổ tiên và rước hồn lên bàn thờ, lập bài vị hình người để thờ cúng. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở sát vách của gian giữa nhà, đối diện cửa chính. Trên đó có những hình nhân bằng gỗ để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên. Người Lô Lô thường cúng tổ tiên vào tháng chạp hằng năm. Người ta có thể cúng tại nhà trong phạm vi gia đình. Còn khi làm lễ cúng tại miếu làng thì tất cả các gia đình trong bản sẽ đóng góp lễ và cùng tổ chức.

Thầy cúng Lò Sì Páo và bà con dân tộc Lô Lô tại thôn Sảng Pả A, thị Trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang thực hiện một lễ cúng tổ tiên.

Ma Bó - Ma Nới: Cung đường mới cho những tâm hồn ưa khám phá

Bạn là người yêu thích trekking, nếu cung đường Tà Năng - Phan Dũng đã trở nên quá nhàm chán, có một cung đường mới toanh nối liền hai nền văn hóa của dân tộc thiểu số Churu và dân tộc thiểu số Raglay sẽ không làm bạn thất vọng.

Bạn thích đạp xe, leo núi, chạy bộ hay bơi? Địa hình Ma Bó có thể đáp ứng được hết cho những tâm hồn ưa phiêu lưu thám hiểm

Ma Bó - Ma Nới là hai địa danh mới lạ đang nổi với cộng đồng yêu du lịch. Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là địa phận giáp biên giới Ninh Thuận, nằm kế xã Tà Năng với cung đường trekking nổi tiếng. Ma Bó là vùng đất tổ tiên của đồng bào người Churu.

Ma Nới là xã miền núi huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nơi sinh sống của đồng bào Raglay, với địa thế gắn liền với núi rừng hoang sơ, nơi đây còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.

Măng Đen hoang sơ - nốt nhạc trầm lắng giữa núi rừng Tây Nguyên

Nếu yêu thích những điểm du lịch mới mẻ, hoang sơ, bạn không thể bỏ qua Măng Đen - mảnh đất với những rừng thông bạt ngàn, những ngọn thác hùng vĩ và con đường đất đỏ chân phương.

Ánh bình minh rạng ngời trên mảnh đất Măng Đen

Măng Đen hay còn gọi là Đắk Long - một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plông, nằm ở phía Đông tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất đồng bào dân tộc Mơ Nâm sinh sống, với ý nghĩa là vùng đất bằng phẳng rộng lớn. Họ đặt tên cho nơi đây là T’măng Deeng (tiếng của người Mơ Nâm). Đây cũng là nguồn gốc của cái tên Măng Đen.