9 thg 5, 2022

Tổ đình Kim Cang - Nơi đào tạo tăng tài vào thế kỷ XIX

Tổ đình Kim Cang thuộc ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tirnh Long An là ngôi cổ tự uy nghi, bề thế. Đó có thể được xem là trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng tài vào thế kỷ XIX. Ngôi cổ tự này còn có câu chuyện đi cùng mang màu sắc liêu trai, thu hút, có thể trở thành điểm nhấn cho du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh.

Trụ trì Tổ đình Kim Cang - Thượng tọa Thích Tắc Quảng kể, xưa kia, chùa Kim Cang có tên là chùa Phước Long và không phải ở vị trí hiện tại. Chuyện được ghi chép lại rằng, khi ấy, Tổ Chánh Tâm vừa đến làm trụ trì chùa theo lời thỉnh cầu của người dân, thay cho vị trụ trì vừa viên tịch. Một ngày, ông nằm mộng, thấy thần Kim Cang bảo hãy dời chùa đến vị trí gần bờ sông thì ngôi già lam này sẽ được “phát dương quang đại”.

Hôm sau, khi đang ở trong vườn, Tổ Chánh Tâm thấy một con rắn lớn dữ tợn đuổi theo mình. Tổ chạy đến gần bờ sông thì kiệt sức ngồi nghỉ, nhìn lại không thấy con rắn đâu nữa. Lúc đó, có một cơn gió lớn thổi qua khiến lau, sậy nằm rạp xuống. Một khu đất trống hiện ra. Nghĩ rằng thần Kim Cang chỉ điểm xây dựng ngôi chùa tại đây nên Tổ Chánh Tâm dời chùa về vị trí gần bờ sông như hiện nay và lấy hiệu là Kim Cang.

Về Cần Giuộc, nhớ người nông dân nghĩa sĩ

Cần Giuộc là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống yêu nước. Trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của 27 nghĩa quân (có tài liệu ghi 15 người) trong trận công đồn Tây Dương đêm 16/12/1861 đã hun đúc tinh thần yêu nước của quân và dân Cần Giuộc. Đây là “chất liệu sống” để nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu viết nên áng văn bất hủ - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Trận đánh đưa người nông dân vào văn học

Trở về với những năm tháng bi hùng trong phong trào vũ trang kháng Pháp nửa cuối thế kỷ XIX, sau khi thành Gia Định và sau đó đại đồn Chí Hòa cũng thất thủ (tháng 02/1861), Pháp thừa thắng đánh lan ra và chiếm một số vùng xung quanh. Ở Long An, một mặt trận chống giặc hình thành rộng khắp từ Bến Lức qua Cần Đước, Cần Giuộc đến Tân An,... do các thủ lĩnh nghĩa quân: Nguyễn Trung Trực, Bùi Quang Diệu, Phạm Tiến, Phan Văn Đạt, Trịnh Quang Nghị,... chỉ huy dưới ngọn cờ của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định.

Tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc được đặt cạnh trục đường Quốc lộ 50

Hành trình lên đỉnh núi Chư Mom Ray

Sáng sớm, đứng sau trụ sở làm việc của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) nhìn về ngọn núi Chư Mom Ray thật đẹp. Đỉnh núi cao sừng sững, lúc ẩn lúc hiện sau những đám mây bồng bềnh. Hít một hơi dài không khí trong lành của núi rừng, tôi xách ba lô theo cán bộ Ban Quản lý di chuyển về thôn Nhơn Bình (xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy) nơi có con đường mòn dẫn lên đỉnh núi.

Thị trấn Sa Thầy dưới chân núi Chư Mom Ray. Ảnh: ĐT

Được nghe kể về ngọn núi nhiều lần, ấn tượng về những câu chuyện, truyền thuyết linh thiêng của các DTTS sinh sống lâu đời quanh ngọn núi từ nhiều năm về trước, đến nay tôi mới có cơ hội để khám phá và chinh phục ngọn núi này. Núi Chư Mom Ray có đỉnh cao gần 1.790m so với mực nước biển. Dưới chân núi là thị trấn Sa Thầy đang ngày càng thay da đổi thịt, khoác trên mình diện mạo đô thị mới.

Độc lạ ẩm thực của người Xơ Đăng

Huyện Tu Mơ Rông vừa tổ chức liên hoan ẩm thực của đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Có 11 mâm cỗ ẩm thực của 11 xã trên địa bàn huyện tham gia. Mỗi đơn vị dự thi đã mang đến nhiều món ăn là đặc sản ẩm thực của địa phương mình. Nhiều món ăn độc đáo, lạ nhưng mang đậm bản sắc của người đồng bào dân tộc Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh.

Dây mây trong đan lát

Đan lát là một trong số nghề thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS trong tỉnh. Cùng với lồ ô, cây tre, le…, dây mây là nguyên liệu không thể thiếu, góp phần làm nên sản phẩm đặc trưng. Vì không dễ kiếm nên nó được các nghệ nhân và những người thợ nâng niu, giữ kỹ.

Còn nhớ, có lần, trong một lễ hội của người Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng) ở huyện Sa Thầy, tôi đã không khỏi ngạc nhiên, trầm trồ khi lần đầu tiên được nếm món “đọt mây nấu ống lồ ô”. Cho dù dễ liên tưởng tới “bồn bồn” của người miền Tây, song đọt mây vẫn mang hương vị rất riêng, không thể trộn lẫn. Theo những người già mà tôi đã gặp, mây là loại dây rừng mọc ở vùng sâu, vừa xa xôi, cách trở, lại khó lấy, vì vậy, chỉ mỗi dịp thật đặc biệt, dân làng mới cất công đem về một ít “đặc sản” làm vật dâng cúng. Thường thì, mây được giữ, dành để đan lát. Coi trọng giá trị của nó, nên dân làng không tùy tiện, phung phí khai thác.

Hình ảnh ấn tượng về Lễ hội Cầu ngư ở lạch Hội - Cửa Lò

Trong 2 ngày 14 và 15/4/2022, tại lạch Hội thuộc phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò bà con ngư dân đã náo nức tham gia Lễ hội Cầu ngư. Lễ hội không chỉ nằm trong chuỗi hoạt động khai mở mùa du lịch mới ở thị xã Cửa Lò mà còn phát động bà con ngư dân ra quân đánh bắt cá vụ Nam.

Lễ hội Cầu ngư diễn ra tại phường Nghi Hải gần chân cầu Cửa Hội. Ảnh: Sách Nguyễn

8 thg 5, 2022

Người Biên Hòa viết Tuyệt tình ca

Tuyệt tình ca là tuồng cải lương tuyệt hay mà hầu như người miền Nam trước 75 ai cũng biết và yêu thích. Soạn giả của vở cải lương này là bộ đôi, trong đó một người là soạn giả lừng danh Hoa Phượng. Cái tên Hoa Phượng thường đi chung với tên Hà Triều để tạo thành cặp bài trùng Hà Triều - Hoa Phượng, với vô số tuồng cải lương được khán giả yêu thích, như: Khi hoa anh đào nở, Thái hậu Dương Vân Nga, Con gái chị Hằng, Mưa rừng, Tấm lòng của biển, Sông dài, Nửa đời hương phấn,... Chính vì vậy, khi biết một trong hai soạn giả của Tuyệt tình ca là Hoa Phượng thì người ta dễ dàng suy ra ngay người còn lại là Hà Triều. Trong chương trình Paris by Night số 52 mang tên Giã từ thế kỷ phát hành cuối năm 1999 có trích đoạn Tuyệt tình ca do hai nghệ sĩ Thành Được, Phượng Liên trình diễn, MC gạo cội Nguyễn Ngọc Ngạn cũng đã giới thiệu tuyệt phẩm Tuyệt tình ca là của hai tác giả Hà Triều - Hoa Phượng.


Út Trà Ôn và Út Bạch Lan trong vở cải lương Tuyệt tình ca. Ảnh chụp màn hình

Sắc tím của rừng!

Tháng 4, những cơn mưa theo mây tưới mát núi rừng. Bảy Núi chuyển mình với màu xanh mướt mắt và xen lẫn sắc tím của những cây bằng lăng rừng trổ bông. Với người mộng mơ, mùa bằng lăng rừng bao giờ cũng ẩn chứa nét đẹp riêng, làm nên vẻ thơ mộng của Bảy Núi sau những ngày nắng cháy.

Vẻ đẹp của rừng

Bước vào mùa mưa, Bảy Núi dịu mát hơn, màu xanh dần bao phủ từ đồng bằng lên đỉnh non cao. Dọc theo những con đường nhựa chạy loanh quanh qua mấy cánh rừng, lòng người như lạc vào chốn hoang sơ, khi nghe tiếng ve kêu ra rả trên cành. Bất chợt, tôi nhận ra bức tranh thơ mộng của vùng Bảy Núi, với những đóa bằng lăng bát ngát trên triền dốc xa xa, đánh thức vẻ đẹp miên man của núi, của rừng.

Nghề chở khách sang sông

Phà Trà Ôn trên dòng sông Hậu (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) hàng ngày tấp nập người qua lại. Giờ cao điểm, hành khách chen chúc chờ phà cập bến. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, đội ngũ thuyền trưởng thay phiên nhau lái phà ngược xuôi, ngày lẫn đêm.

Phà Trà Ôn trực thuộc Xí nghiệp phà An Hòa (Công ty Cổ phần Phà An Giang). Tính chất công việc đặc thù, nên giờ giấc làm việc của người lái phà khá sít sao. Mỗi bến chia làm 3 kíp trực, mỗi kíp trực làm việc 12 tiếng liên tục; 3 kíp xoay vòng, thay phiên nhau trực 24/24 giờ, bất kể ngày lễ, Tết, ngày nghỉ... Cứ đúng ca trực là họ đi làm.

Ca làm việc ban ngày bắt đầu từ 6 giờ sáng, kết thúc lúc 18 giờ. Ca làm việc đêm bắt đầu từ 18 giờ, kết thúc vào 6 giờ sáng hôm sau. Tùy vào quy mô của từng bến, công ty phân công loại phà cụ thể để phục vụ hành khách. Bến phà Trà Ôn được bố trí 4 chiếc phà, tải trọng 30 tấn/chiếc, 1 chiếc tải trọng 60 tấn. Mỗi phà do 2 người phụ trách (1 thuyền trưởng và 1 máy trưởng).

Nguyễn Đình - dòng họ vang danh trên quê hương cách mạng

Trên quê hương của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập ở xã Cẩm Hưng - huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có một dòng họ nổi danh với truyền thống cách mạng, đó là dòng họ Nguyễn Đình (chi 6, phái 3).

Theo gia phả dòng họ ghi lại, Nguyễn Đình chi 6, phái 3 (gọi tắt là chi tộc) có lịch sử gần 200 năm, cụ tổ là Nguyễn Đình Trín và vợ là Phan Thị Thường. Hai cụ sinh được 6 người con, trong đó, 3 người con trai, 3 người con gái.

Gia phả chi tộc Nguyễn Đình còn ghi lại tên tuổi các thành viên làm rạng danh dòng họ. Trong ảnh: Con cháu dòng họ Nguyễn Đình trao đổi về gia phả chi tộc.