23 thg 4, 2022

“Ánh nê-ông pha biếc buổi chiều...”

Năm 1962, bài hát "Những ánh sao đêm" của Phan Huỳnh Điểu ra đời, ngay lập tức trở thành một trong 3 bài hát được yêu thích nhất miền Bắc. Những ánh sao đêm theo lối hoán dụ, là những ánh đèn điện: “Từ bao mái nhà đèn hoa sáng ngời, bầu trời thêm vào muôn vì sao sáng”. Cho đến lúc ấy, Hà Nội đã có điện hơn sáu mươi năm.

Khi khu phố trung tâm Hà Nội quanh Hồ Gươm được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, bên cạnh Tòa Đốc lý là một nhà máy điện nhỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là nhà máy điện ra đời muộn hơn một năm so với nhà máy điện Cửa Cấm ở Hải Phòng (1894), nơi có nguồn than sẵn từ các mỏ Hòn Gai lân cận.

Chùa Bụt ở Thanh Hóa

Dù chỉ mới đưa vào sử dụng, song chùa Bụt ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thu hút nhiều du khách bởi lối kiến trúc “lạ” và view cửa biển đẹp như tiên cảnh.

Là một trong những ngôi chùa ở Hải Tiến mới được trùng tu, mở cửa đón khách du lịch tham quan đông đúc từ năm 2021, chùa Bụt nằm ở vị trí nơi cửa biển tuyệt đẹp với lối kiến trúc độc đáo.

Là địa điểm tâm linh nổi tiếng, chùa Bụt được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Việt Nam, là địa điểm du lịch nổi tiếng ở biển Hải Tiến. Chùa mở cửa quanh năm, vào dịp lễ, tết nơi đây rất nhộn nhịp vì đông đảo người dân và du khách đến tham quan.

Vào mùa du lịch biển Hải Tiến từ tháng 4 đến tháng 9, lúc cao điểm chùa Bụt đón rất đông du khách. Điểm đặc biệt ở chùa Bụt chính là có vị trí sát ngay bãi đá hòn Bò, một trong những bãi đá tự nhiên check-in đẹp nhất ở biển Hải Tiến.

22 thg 4, 2022

Bánh đập - đặc sản giá rẻ tại miền Trung

Bánh đập - đặc sản giá rẻ tại miền Trung hấp dẫn thực khách bởi hương vị độc đáo, kết hợp giữa bánh tráng nướng và bánh ướt.

Đi dọc các tỉnh ven biển miền Trung, từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, du khách có thể dễ dàng tìm thấy và thưởng thức một đặc sản dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng. Đó chính là bánh đập. Sở dĩ có tên gọi độc đáo như vậy là vì muốn thưởng thức món ăn này, du khách phải đập “mỏi tay”.

Bánh đập là món ăn có sự kết hợp tinh tế giữa lớp bánh ướt bên trong và phần bánh tráng (bánh đa) nướng bên ngoài. Tùy từng nơi và khẩu vị mỗi người mà nhân bánh được chế biến theo các nguyên liệu khác nhau. Đơn giản nhất là nhân mỡ hành, cầu kỳ hơn là nhân tôm thịt băm kèm ruốc khô xay nhuyễn,... 

Bánh đập có ở nhiều nơi nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là ở Khánh Hòa và Quảng Ngãi (Ảnh: Lê Nguyễn Ái Nga).

Món nem tên lạ làm từ chân giò thui rơm

Không giống nhiều món nem khác, nem chạo làm từ thịt chân giò thui rơm kết hợp cùng những nguyên liệu dân dã như riềng, sả, rau thơm,... với cách chế biến độc đáo. Đây được xem là một trong những món trứ danh của Ninh Bình.

Nhắc đến ẩm thực Ninh Bình, bên cạnh những cái tên nổi tiếng như cơm cháy, thịt dê, xôi trứng kiến, nem chua Yên Mạc,... thì không thể không kể tới một món ăn dân dã nhưng ngon và hấp dẫn không kém đặc sản nào khác. Đó chính là món chạo chân giò trứ danh của mảnh đất Kim Sơn.

Chạo chân giò hay còn được gọi là nem chạo, nem thính. Không rõ món ăn có tên gọi như thế tự bao giờ, chỉ biết rằng, người địa phương gọi như vậy để dễ phân biệt nem chạo Kim Sơn với các món nem chạo khác.

Cùng với thịt dê cơm cháy, chạo chân giò được làm từ những nguyên liệu dân dã nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân Kim Sơn đã trở thành món ngon trứ danh, hút khách gần xa (Ảnh: Thảo Trinh)

21 thg 4, 2022

Núi Chúa - khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới

Việc khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa được UNESCO công nhận là cơ hội để Ninh Thuận phát triển kinh tế xanh, năng lượng sạch, du lịch sinh thái...

Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, vừa nhận danh hiệu Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 14/4. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, giá trị văn hóa bản địa. Ảnh: Huỳnh Văn Truyền

20 thg 4, 2022

Ngã tư dặt dìu cung bậc âm dương

“Từ một ngã tư đường phố, cuộc sống reo vui từng giờ, khi nắng mai về, người và xe nối nhau đi trên đường…”. Hình ảnh Hà Nội một thời được diễn tả bằng phong cách nghệ thuật tuyên truyền trong những câu hát trên thực tế lại phủ một cảm giác lãng mạn cho nơi chốn đặc trưng nhất của đô thị: ngã tư.

Bài hát Từ một ngã tư đường phố (1971) của nhạc sĩ Phạm Tuyên đã biến ngã tư thành bức tranh cổ động hiệu quả nhất, bởi lẽ lời ca là một cuộc xuống đường của tất cả những thành phần xã hội, từ những chị công nhân tan ca về đến những em bé đeo khăn quàng đỏ, và không quên những chàng trai ra đi chiến trường “từng đoàn xe qua trong ngàn ánh mắt yêu thương”. Theo đó, ngã tư là chỉ dấu của văn minh đô thị, nơi ai nấy đi đúng luật giao thông. Thêm “đèn đỏ đèn xanh”, ngã tư thành nơi hiện diện của quyền lực quy ước.

Bí mật lịch sử của tòa dinh thự Tây trong Tử Cấm Thành Huế

Ít ai biết rằng tòa nhà Ngự tiền Văn phòng là địa điểm gắn liền với sự nghiệp của một nhận vật có vai trò khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Trong quần thể kiến trúc của Tử Cấm Thành ở Hoàng thành Huế, có một công trình khá đặc biệt nằm ở hướng Bắc. Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành

Bảo vật quốc gia bằng vàng ròng, nặng hơn 100 lượng: Bí mật trong 13 trang sách

Quyển sách này là một bảo vật vô giá của Việt Nam, được đánh giá là có một không hai.

Kim sách Đế hệ thi là một cuốn sách vô cùng độc đáo, có một không hai của Việt Nam. Với khối lượng “khủng” lên tới hơn 4kg vàng ròng, cuốn kim sách này đã trở thành tâm điểm khiến nhiều người muốn chiêm ngưỡng và tìm hiểu về nguồn gốc của nó.

Kim sách Đế hệ thi đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam.

Cuốn sách độc nhất vô nhị

Dưới thời Minh Mạng, có một quyển sách mang nội dung đặc biệt. Đó là dịp nhà vua làm bài thơ "Đế hệ thi" và 10 bài "Phiên hệ thi" theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt để đặt chữ lót sẵn cho 20 thế hệ con cháu thuộc dòng chính của mình và thuộc 10 dòng phụ (phiên hệ) của 10 anh em trai của nhà vua.

Kim sách Đế hệ thi dài 23,2cm, rộng 13,7cm, dày 1,6cm và nặng 4,2 kg làm bằng vàng ròng (khối lượng tương đương với hơn 100 lượng vàng hiện nay); gáy đóng 4 khuyên tròn. Kim sách được làm theo khổ chữ nhật đứng, gồm có 13 tờ; bìa trước và sau chạm hình rồng 5 móng, vân mây tượng trưng cho vương quyền, 11 tờ ruột khắc sách văn.

Kim sách Đế hệ thi. (Nguồn: baotanglichsu.vn)

Cận cảnh thạp đồng “hổ vồ” tuyệt đẹp của người Việt Cổ

Hình tượng hổ trên thạp đồng Vạn Thắng được tạo tác theo lối tả thực rất sinh động. Con hồ rướn mình về phía trước, mõm ngoạm ngang lưng con mồi...

Xuất hiện trong trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn ra ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, thạp đồng Vạn Thắng là cổ vật có giá trị đặc biệt của nền văn hóa Đông Sơn

19 thg 4, 2022

Bánh hạt dẻ vạn người mê ở Sa Pa

Những chiếc bánh hạt dẻ nóng, thơm phức là thứ khiến nhiều thực khách phải nán lại mỗi lần đi chợ vùng cao.

Bánh hạt dẻ là món ăn được nhiều du khách biết và mua về làm quà khi đến thăm thị trấn Sa Pa. Bánh hình tròn, giống bánh pía của miền Nam nhưng bản to và dẹt hơn. Phía trên mỗi chiếc bánh đều rắc mè rang thơm phức. Nhân bánh gồm hạt dẻ nghiền nhuyễn, hòa cùng chút bơ và đậu xanh mềm. Vỏ bánh được làm từ bột mỳ cán mỏng, nhiều lớp.

Bánh hạt dẻ được bày bán tại các hàng quán trong chợ địa phương. Bánh ăn lúc nóng ngon nhất. Ảnh: Phương Anh