5 thg 3, 2022

Du ký Nghệ An trăm năm trước

Xã hội Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, theo xu thế phát triển chung, nhu cầu hiểu biết, khám phá những vùng đất mới ngày càng tăng và trở thành động lực thúc đẩy hoạt động du lịch, đặc biệt với giới hữu sản và tầng lớp trí thức. Ghi dấu giai đoạn này có những du ký đặc sắc, trong đó có những trang du ký sinh động, ấm áp nghĩa tình về vùng đất Nghệ An non xanh nước biếc của đức Cha X., Phạm Quỳnh, Đào Hùng, Nguyễn Đức Tánh, Nguyễn Thành Châu, Mai Hữu Khanh, Thanh Phong, Hồng Sơn, Vũ Tuân Sán…

Toàn cảnh đền Cuông. Ảnh: Sách Nguyễn

Một dòng chảy của lịch sử đô thị Vinh


4 thg 3, 2022

Đẹp lạ bản làng với hàng chục ngôi nhà sàn phủ kín rêu xanh ở Hà Giang

Những mái nhà sàn với lớp rêu dày xanh mướt, nằm san sát nhau trên độ cao 1.000m của dãy Tây Côn Lĩnh tạo lên một vẻ đẹp có một không hai ở Hà Giang.


Cách trung tâm TP Hà Giang khoảng hơn 20 km về phía Tây Bắc, bản Xà Phìn (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên) nằm ở độ cao gần 1.000 m trên đỉnh một trong những ngọn núi của dãy Tây Côn Lĩnh.


Thôn Xà Phìn hiện có hơn 50 hộ dân sinh sống, 100% là đồng bào dân tộc Dao. Bản làng nơi đây có tới hơn 90% các gia đình vẫn xây cất, sử dụng nhà sàn mái lá cọ truyền thống, trong đó có hàng chục căn "nhà rêu" - điểm khác biệt lớn nhất với các địa phương còn lại ở Hà Giang.


Nhà rêu - cách gọi về những ngôi nhà của một số dân tộc sinh sống ở vùng cao, nhà được phủ kín phần mái bằng lớp rêu xanh mướt, dày đặc. Một số địa phương cũng có nhà rêu tương tự nhưng số lượng nhà khá hạn chế như nhà sàn người Dao ở Khuổi My (Hà Giang), nhà trình tường của người Hà Nhì ở Y Tý (Lào Cai)...


Với đặc trưng thời tiết quanh năm mát mẻ, bản Xà Phìn thường xuyên có mây mù, sương phủ kín, độ ẩm cao kèm theo mưa phùn... 


Đây là điều kiện tốt để cây cối sinh sôi phát triển, đặc biệt với lớp rêu xanh trên nền mái lá cọ ẩm mục của những ngôi nhà sàn.




Cận cảnh lớp rong rêu phát triển, xanh mướt trên nền mái lá cọ ẩm mục những ngày đầu xuân.


Theo người dân địa phương, những mái nhà phủ kín rêu xanh có tuổi đời phải từ 20 đến 30 năm trở lên. Cần ít nhất khoảng 5 năm để bắt đầu chớm xuất hiện rêu mốc trên mái những căn nhà mới xây.


5 năm cũng là quãng để lớp mái lá cọ ngấm dần độ ẩm theo thời gian, mềm mục đi và nấm mốc phát triển sinh sôi, nảy nở rêu xanh. 


Theo thời gian, lớp rêu xanh được bồi đắp càng ngày càng dày hơn, phần nào làm cho ngôi nhà được ấm hơn về mùa đông và mát hơn về mùa hè, giống như một tấm chăn phủ trên mái vậy.


Do vậy, nhìn từ trên cao hoặc quan sát kỹ, người dân và du khách có thể đoán được ngôi nhà xây dựng được bao nhiêu năm qua lớp rêu dày hay mỏng trên mái nhà.




Không chỉ đẹp vào mùa đổ nước, mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang, nơi đây còn trở lên sắc màu và rực rỡ hơn với sự tô điểm của hoa đào, hoa mơ nở trắng trên những mái nhà rêu xanh mướt vào mùa xuân.


Trong ảnh, một đôi vợ chồng người Dao đang gánh cuộn ống cao su từ dưới chân núi lên bản để dẫn nước dưới suối về nhà sử dụng trong sinh hoạt. 


Ngoài các "đặc sản" du lịch như ruộng bậc thang, hoa đào hoa mơ và những ngôi nhà rêu xanh mướt, người dân nơi đây còn tự hào với hương vị thơm ngon nức tiếng của chè Shan tuyết được khai thác từ những cây chè cổ thụ trăm tuổi nằm cheo lên trên vách đá của dãy Tây Côn Lĩnh.

Với tiềm năng phát triển du lịch, vài năm gần đây một số hộ dân đã sửa sang lại nhà sàn thành homestay, đón và dẫn khách du lịch trong và ngoài nước tới địa phương, tiếp nhiều đoàn nhiếp ảnh về tham quan, sáng tác.

Thực hiện: Tiến Tuấn 

Kỳ vĩ Kon Hà Nừng


Tháng 9/2021, tại Nigeria, Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển UNESCO (ICC-MAB) đã tiến hành bỏ phiếu thông qua hồ sơ các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là nước duy nhất có 2 hồ sơ được thông qua ngay từ vòng xét duyệt đầu tiên: Vườn Quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Khu dự trữ sinh quyển cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) được UNESCO ghi danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hương Tích tự - danh lam trên đỉnh non Hồng



Hương Tích tự - từ nhiều năm nay đã trở thành địa điểm linh thiêng không thể thiếu trong cuộc hành hương về cõi Phật, trong hành trình du xuân của rất nhiều người. Du khách đến để dâng hương, hành lễ, nguyện cầu cho một năm an lành và để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của non nước, mây trời, của thiên nhiên hùng vĩ.

3 thg 3, 2022

Khu chợ 200.000 đồng đủ ăn từ đầu đến cuối đường

Quận 4 có khu chợ được người dân gọi là 'Chợ 200' với các món ăn bình dân nhưng chất lượng như chè, bún cháo hoặc phá lấu, gỏi khô bò...


Chợ 200 là điểm đến ăn vặt nổi tiếng của người TP HCM. Chợ nằm trên con phố cắt ngang đường Xóm Chiếu, quận 4, kéo dài từ nhà thờ Xóm Chiếu đến quán phá lấu số nhà 200/48, đường Xóm Chiếu, dài gần 300 m với hơn 50 hàng ăn uống đủ loại.

Mùa hoa kèn hồng ở Sóc Trăng

Hoa kèn hồng đang nở nhiều trên con đường vào trung tâm hành chính huyện Châu Thành và trong chùa Pô Thi Thlâng, huyện Kế Sách.

Đầu tháng 3, Sóc Trăng được tô điểm bởi hoa kèn hồng. Điểm dễ ngắm hoa nhất là đường Hùng Vương dẫn vào trung tâm hành chính huyện Châu Thành. Du khách đi theo hướng Quốc lộ 1 về TP Sóc Trăng, đoạn qua huyện Châu Thành rẽ trái vào đường Hùng Vương. Ảnh: Huỳnh Phương

Hoa bơ vàng rực ở Đà Lạt

Hàng cây bơ vàng rực gây sốt khi nhận được nhiều lượt yêu thích trên mạng xã hội.

Được mệnh danh là thành phố ngàn hoa, Đà Lạt có khí hậu phù hợp để nhiều loại hoa phát triển, thu hút khách du lịch. Hoa bơ lâu nay không phải là một loại hoa "mời khách" tới Đà Lạt song bộ ảnh "Đà Lạt mùa hoa bơ nở" của Trần Văn Cường gây sốt trong các hội nhóm yêu du lịch. Đa phần choáng ngợp trước một góc trời màu vàng, bất ngờ khi ở Đà Lạt có địa điểm để check-in cùng loại hoa này. "Đẹp quá!", nhiều người bình luận.

"Đà Lạt mùa hoa bơ nở" hiện thu về hơn 3.000 lượt yêu thích và gần 600 bình luận. Ảnh: Trần Văn Cường

2 thg 3, 2022

Hoang dã Lễ A Da của người Tà Ôi trên dãy Trường Sơn

Lễ hội A Da truyền thống của đồng bào Tà Ôi được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đồng bào Tà Ôi tổ chức A Da với mong muốn mùa màng bội thu, năm mới no ấm.

Theo phong tục của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Lễ hội A Da hay còn gọi là lễ hội Tết cơm mới, đây là lễ hội lớn thứ hai sau lễ hội Ariêu Ping của đồng bào. Cuối tuần qua, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) đã tái hiện chân thực nghi lễ này.

Ngắm tháp đá cổ hơn 500 tuổi ở Hà Tĩnh

Tháp đá cổ Cẩm Duệ ở thôn Quang Trung (xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm tuổi, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân đến đây dâng hương, cầu nguyện.

Theo sử sách ghi lại, Tháp đá cổ Cẩm Duệ hay còn gọi là Tháp Am là ngôi tháp cổ được xây dựng vào thế kỷ XVI tại xã Hoa Duệ, tổng Mỹ Duệ cũ, nay thuộc thôn Quang Trung, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên).