1 thg 12, 2021

Bánh xèo ngày mưa

Như bao người con sinh ra ở Quảng Ngãi, tôi luôn nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu khi trải qua mấy tháng lũ lụt, mưa gió dầm dề. Trời lạnh, nước ngập đồng, nhà nông rảnh rỗi, quẩn quanh giã nếp làm cốm, rang bắp ăn cho vui bên ấm nước chè. Nhưng ấn tượng nhất với đám trẻ con ngày gian khó ấy vẫn là được ăn bánh xèo.

Ngày trước, người dân nông thôn thường cúng rằm tháng Mười bằng những món nhà làm, nhiều người thường đúc bánh xèo. Gạo, thịt heo, rau sống đều có thể tự làm. Cả nhà cùng xắn tay, bắt đầu từ sáng sớm đến tận chiều tối; mỗi người một việc, cùng làm bánh rồi quây quần ăn uống sau khi cúng xong. Thật ngon và đầm ấm không khí gia đình.

Bánh xèo Quảng Ngãi. Ảnh: P.L

Cá cơm khô rim chua ngọt

Quê ngoại tôi ở vùng biển. Mỗi lần lên thành phố thăm chơi, biết tôi rất thích ăn món cá cơm khô rim chua ngọt, nên lần nào bà cũng mang theo một túi cá cơm khô.

Cá cơm khô do tự tay bà mua cá tươi về làm sạch và phơi khô. Vừa lên tới nơi, bà bảo: “Xem bà đem gì lên cho cháu này! Bà sẽ làm món cá cơm khô rim chua ngọt cho cháu ăn nhé”. Thế là bà và mẹ tôi cùng vào bếp, tôi cũng háo hức phụ nấu ăn.

Món cá cơm khô rim chua ngọt. Ảnh: KIM TRANG

'Cổng trời' hơn trăm năm tuổi trên đỉnh Đèo Ngang


Cổng trời trên đỉnh Đèo Ngang được xây dựng từ thời Minh Mạng, trải qua thời gian dài nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính.

Nàng Tô Thị: Khoảnh khắc và cảm xúc

"Hồn Vọng phu 2" của tác giả Chu Văn Minh, dân tộc Nùng- tác phẩm tham dự Triển lãm "Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế 2021" -Ảnh: Chu Minh

"Đồng Đăng có phố Kì Lừa/Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh", núi Tô Thị là một trong những điểm nhấn độc đáo trong hệ thống di tích của Lạng Sơn.

30 thg 11, 2021

Bên trong ngôi chùa ngàn tuổi với hơn 100 gian ở Hà Nội


Cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, chùa Trăm Gian là ngôi chùa cổ thuộc địa phận thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sở dĩ gọi là chùa Trăm Gian, vì theo cách tính cứ 4 góc cột là một "gian", chùa có tất cả 104 gian.

Kết nối du lịch Long An

Là tỉnh thành duy nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long giáp với Tp. Hồ Chí Minh, là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông và phía Tây Nam bộ, cùng với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, Long An được xem là thị trường có tiềm năng và lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trưng.

Long An mang đầy đủ các đặc trưng của một tỉnh miền Tây với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng như: du lịch gắn với sông nước miệt vườn, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch ẩm thực… được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Hiện nay, Long An đang tận dụng khai thác tối đa các tour du lịch ngắn ngày có điểm khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh.

Thương mùa điên điển vàng đồng!

Mùa lũ năm nay, con nước về chậm, con cá còn chưa kịp lớn đã vội ra sông lớn nhưng bông điên điển vẫn lấm tấm vàng trên những tán lá non. Mặc cho dịch COVID-19 đã làm cuộc sống thay đổi ít nhiều, nhưng điên điển vẫn hiện hữu ở những góc quê mùa lũ và giữ nguyên vẻ đẹp chân chất, bình dị mà quá đỗi thân thương.

Mùa điên điển buồn

Chẳng biết tạo hóa có cho điên điển thứ giác quan đặc biệt nào không, nhưng mấy nụ “mai vàng mùa lũ” ấy dường như cũng đi theo con nước. Nước chưa ngập đồng, điên điển cũng chẳng có bông. Nước lé đé bờ kênh, mới thấy chút sắc vàng hé lên trong cái màu non tươi của lá. Với dân quê, điên điển là chút gì đó của mùa lũ xưa còn sót lại, là ký ức và cũng là nỗi nhớ tuổi thơ.

Phố Cáo Hà Giang

Hầu như chưa bị thương mại hóa, Phố Cáo vẫn mang một nét đẹp nguyên sơ, chỉ ghé thăm một lần sẽ khắc ghi mãi mãi vào tâm trí...

Phố Cáo là một xã vùng cao thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một địa danh mà du khách không thể bỏ qua trên hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn.

Ghé thăm thung lũng Sủng Là - Hà Giang

Không chỉ lôi cuốn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên, thung lũng Sủng Là còn níu chân du khách bằng những sắc màu văn hóa đặc sắc...

Nằm ở cao nguyên đá Đồng Văn, trên đường đến thị trấn Đồng Văn của Hà Giang, thung lũng Sủng Là được cộng đồng du lịch biết đến như một trong những thung lũng đẹp nhất vùng Tây Bắc.

Nhìn từ xa, Sủng Là hiện ra như một bức tranh nên thơ với những nếp nhà đơn sơ của đồng bào dân tộc thấp thoáng giữa màu xanh của ruộng nương và những dãy núi hùng vĩ

Sự khắc nghiệt của địa hình và thời tiết ở Sủng Là không ngăn nổi các loài cây đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, tạo nên một “thung lũng nơi đá nở hoa” vô cùng tươi đẹp.

Các loài hoa ở Sủng Là khoe sắc theo những thời điểm nhất định trong năm. Đó là sắc hồng tím của tam giác mạnh vào tháng 10-11, sắc vàng của hoa cải tháng 11-12, sắc hồng tươi và trắng tinh khôi của đào, mận tháng 1-2..

Nằm ở vùng lõi của cao nguyên đá Đông Văn, khu vực xung quanh thung lũng Sũng Là cũng là nơi lý tưởng để khám phá các di sản địa chất đặc sắc, được biết đến qua những tên gọi hấp dẫn như nương đá, địa hình đơn nghiêng, sự kiện hủy diệt sinh giới... 

Không chỉ lôi cuốn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên, Sủng Là còn níu chân du khách bằng những sắc màu văn hóa đặc sắc. Điều này được kết tinh ở làng văn hóa Lũng Cẩm, nơi sinh sống của 60 hộ dân thuộc các dân tộc khác nhau như Mông, Hoa, Lô Lô...

Hình ảnh đặc trưng của làng Lũng Cẩm là những ngôi nhà trình tường được xây bằng đất, bùn, không dùng đến những vật liệu hiện đại như xi măng, vôi vữa.

Mỗi ngôi nhà lại được bao quanh bởi một bức tường đá vững chãi, gồm những viên đá đủ hình dạng được xếp chồng lên nhau một cách ngẫu nhiên, mộc mạc và phóng khoáng như tính cách con người nơi đây

Đến với nơi địa đầu đất nước này, bất kỳ du khách phương xa nào cũng có thể cảm nhận được sự ấm áp đến từ những người đồng bào thân thiện và hiếu khách.

Cuộc sống đời thường ở Sủng Là hòa quyện với thiên nhiên, đất trời, đem lại cảm giác vô cùng thanh thản, như một thế giới trái ngược với cuộc sống ồn ào, nhiều lo toan nơi phố thị

Với vẻ đẹp hồn hậu của mình, Sủng Là đã được chọn làm bối cảnh cho bộ phim điện ảnh nổi tiếng “chuyện của Pao” của đạo diễn Ngô Quang Hải, do Đài truyền hình Việt Nam sản xuất vào năm 2005. Kể từ đó, thung lũng bình yên này ngày càng được nhiều người biết đến...

'Tàng kinh các' lưu giữ cả ngàn tấm mộc bản thời Lý - Trần


Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là một di tích quốc gia đặc biệt, mang đậm dấu ấn văn hoá và lưu giữ những "báu vật" thời Lý - Trần.