23 thg 7, 2021

Vị ốc bưu tuổi thơ

Mùa mưa tới cũng là lúc mùa ốc bắt đầu. Trời lâm râm mà ngồi bên bếp lò, ăn con ốc hấp hoặc nướng tiêu xanh thì… đúng bài.

Ốc bươu ngày xưa rất dễ bắt. Mỗi lần ba má xách cái giỏ tre ra ruộng là thế nào lúc trở về cũng có ốc. Chúng đen sẫm, béo tròn, rất khỏe.

Khác với ốc lác, ốc gạo, ốc bươu to hơn nhiều. Mấy đứa nhỏ ăn loại ốc này tưởng như món dân dã, ăn chơi mà quá chừng dinh dưỡng, đứa nào cũng nhận đủ canxi để lớn. Đó là lời má nói, mỗi lúc lui cui bên cái bếp lò, chuẩn bị giã tiêu, nhóm bếp, làm cái món hết sức cầu kỳ để các con ăn.

Ốc được bắt về, đem ngâm nước vo gạo cả ngày trời cho nhả hết bùn. Nếu có ớt thì làm siêng cắt vào 1, 2 trái ớt đỏ. Bầy ốc béo thấy cay là nhả hết bùn, sạch thơm và không còn chút nhớt nào.

Ốc bươu là món ăn trong ký ức tuổi thơ của rất nhiều người

21 thg 7, 2021

Nét độc đáo lễ Sene Neak Ta của người Khmer ở Bình Phước

Vào khoảng giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 hằng năm, tức vào đầu mùa mưa, đồng bào dân tộc Khmer ở Bình Phước lại tổ chức lễ Sene Neak Ta. Đây là hoạt động nhằm thể hiện niềm tin, lòng biết ơn của người dân trong ấp đối với thần linh đã che chở, phù hộ bà con trong sản xuất , có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Sene Neak Ta “thường gọi là ông Tà”, là vị thần trông coi từng khu vực lớn, nhỏ, từ thửa ruộng đến địa phận phum, sóc (hay còn gọi là ấp) bảo hộ cuộc sống và sức khỏe cho con người.

Già làng Lâm Uông ở xã Nha Bích (huyện Chơn Thành) cho biết, Lễ hội Sene Neak Ta có nhiều loại, tùy theo phạm vi ảnh hưởng mà người Khmer chia thành Sene Neak Ta của phum, sóc. Mỗi Neak Ta thường có miếu thờ riêng, bên trong miếu, thờ hình tượng Neak Ta. Hình tượng Neak Ta là những hòn đá to, nhỏ. Neak Ta không chỉ là thần bảo hộ mà còn là vị thần có thể chữa bệnh, xét xử, giải quyết tranh chấp. Trước kia, khi có mâu thuẫn xảy ra họ thường đến miếu Sene Neak Ta để giải quyết bằng cách thề thốt trước sự chứng giám của ông Tà.

Bà con đồng bào Khmer diễu hành trong lễ hội Sene Neak Ta. Nguồn:baobinhphuoc.com.vn

Lễ Pok Tapah của người Chăm Bà - La - Môn

Lễ Pok Tapah (tôn chức Phó Cả sư) là nghi lễ quan trọng nhất, tái hiện quá trình hình thành một tu sĩ Bà-la-môn giáo, thu hút đông đảo chức sắc Bà-la-môn trong cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tham dự.

Các nghi lễ Pok Tapah kể lại hành trình của một người tu hành Bà-la-môn. Ảnh: Tuệ Tri

Lễ hội kết bạn của Người Mạ

Lễ hội kết bạn là một hoạt động tín ngưỡng dân gian, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên nói chung, đồng bào dân tộc Mạ ở Lâm Đồng nói riêng.

Đội cồng chiêng của chủ nhà và khách kết lại thành một vòng tròn trong buổi lễ kết bạn. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Lên Đà Lạt nhâm nhi lẩu gà lá é

Lẩu gà lá é là một món ăn nổi tiếng hàng đầu tại Đà Lạt. Hương vị độc đáo của món ăn khiến du khách phải nhung nhớ mỗi khi rời xa nơi này.

Lẩu gà lá é - chỉ cái tên thôi cũng đã gây tò mò cho du khách. Có thể nói lẩu gà lá é Đà Lạt là một đặc sản rất riêng của phố núi.

Những người đã đến với Đà Lạt khi quay lại nơi đây tìm lẩu gà lá é thường nghĩ ngay đến Tao Ngộ. Quán nằm ở số 5 đường 3/4, Phường 3, cách khu hồ Xuân Hương chỉ tầm 2 km nên rất thuận tiện cho du khách. Chủ quán là anh Tuấn chị Thảo, những người con của Hải Dương vào Đà Lạt lập nghiệp. Anh Tuấn cũng chính là người đầu tiên “sáng chế” ra món ngon đặc biệt này…

Lẩu gà lá é là món ăn cực ngon, hấp dẫn và giá cả phải chăng. Nguồn: jaunty_jan/Instagram

Bok-Lo-Hong: Món ăn độc, lạ của xứ biển Hà Tiên

Thành phố Hà Tiên có vị trí tiếp giáp nước bạn Campuchia và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa...)vì thế trong văn hoá ẩm thực ở địa phương có nhiều sự giao thoa, pha trộn từ đó cho ra đời nhiều món ăn độc đáo mà nơi khác không có.

Bok-Lo-Hong, người dân địa phương hay phát âm là Bốc lò hồng, Bốc lơ hông - là một món ăn của người Khmer sống ở thành phố Hà Tiên biến tấu từ món gỏi (nộm) đu đủ có nguồn gốc từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, nhưng có pha trộn thêm nhiều thành phần và gia vị có sẵn ở địa phương, làm cho món ăn thêm đậm đà, nhiều hương vị.

Nguyên liệu chính của món Bok-Lo-Hong gồm đu đủ xanh sắc sợi dài và Ba khía muối (một đặc sản của miền sông nước Tây Nam Bộ), cùng với rất nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác, như: Tôm khô, mắm ruốc, đậu phộng, ớt, tỏi, nước mắm me, chanh, rau thơm...

Nguyên liệu tôm khô không thể thiếu trong gia vị của món Bok-Lo-Hong.

Thăm rừng lộc vừng hơn trăm năm tuổi

Để có hơn 5.000 gốc mưng tuổi đời hơn 100 năm như hiện tại, dân làng Siêu Quần không ít lần từ chối nhiều món lợi khổng lồ.

Từ trung tâm TP. Huế đi theo Quốc lộ 1A về phía Bắc, khi đến gần cầu Mỹ Chánh, bạn rẽ trái thêm gần 10km, rồi men theo nhánh sông Ô Lâu (ranh giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị) để đến làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ngôi làng mộng mơ nổi tiếng khắp xứ Huế do được bao bọc bởi rừng lộc vừng cổ thụ với ba hàng cây xanh mướt chạy dọc cánh đồng.

Hiếm có miền quê nào trên đất nước Việt Nam như làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) còn giữ nguyên rừng lộc vừng có lịch sử hơn trăm năm tuổi bao bọc quanh làng. Câu chuyện về “một đời người, một rừng cây” luôn gắn liền với bản ngã sinh tồn của những con người sinh ra, lớn lên từ mảnh đất này.

Cổng làng dẫn vào thôn Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Mơ theo mùi gió

Mớ lá tràm cháy bốc lên, mùi hương theo gió bay qua đêm lạnh thật lạ lùng. Nó nhanh chóng lôi kéo cái mùi dầu tràm quen thuộc từ thập niên 1980 ập về, khi tôi cầm quyết định phân công nhận nhiệm sở ở ngôi trường cấp III vùng biên giới Bến Cầu.

Ở nơi bốn bề là nước, gió từ núi thổi về mang theo hơi lạnh của sương đêm, của lá rừng... không khí bình yên như len theo mùi gió phủ quanh, tôi xỏ thêm chiếc áo dài tay, quấn thêm chiếc khăn quanh cổ, bước ra ngoài không gian mênh mông. Đêm ở đây chỉ có gió là ồn ào, nhưng gió cũng mang theo mùi hương dịu nhẹ của hơn sáu vạn cây tràm năm gân được trồng thử nghiệm trên vùng bán ngập của hòn đảo nhỏ này.

Mép nước vùng bán ngập của đảo Nhím

Cây mùng xứ Nghệ

Phải chăng các nơi khác quê tôi không biết hay không thích món mùng muối, hay cây mùng nước chỉ mọc được ở quê tôi, hoặc vì món dưa mùng không bảo quản được lâu nên không đưa được tới các địa phương xa? Hay mọi người cho rằng đấy là món ăn rẻ tiền, buôn bán lời lãi chẳng bõ bèn nên bỏ qua?

Tôi là dân xứ Nghệ, nơi có đặc sản gió Lào cháy bỏng và những món ăn mặn mòi rặt chất Nghệ. Để rồi dù đã từng nếm đủ mùi vị thức ăn bốn phương, kể cả những món cầu kỳ trong nhà hàng năm sao, nhưng nhắc đến những món ăn quê mình, tôi không khỏi ước ao được ăn lại, nhất là các món làm từ cây mùng.

Mùng quê tôi là loại cây sống dưới nước. Tôi ra Bắc hay vào Nam cũng thấy thứ cây giống vậy, nhưng đó không phải là thứ quê tôi dùng làm thực phẩm. Đấy là mùng ngứa, chỉ làm thức ăn nấu cho gia súc.

***

Mùng là loại cây dễ trồng, dễ sống. Cho nó thẻo đất ven ao ven ruộng, cắm nó xuống, chẳng phải chăm sóc gì, nó sẽ tự lọc bùn, lọc nước, níu ánh mặt trời mà vươn lên, tự nguyện hiến dâng để những món ăn đạm bạc của người lao động quê tôi thành những món ăn thơm thảo.

Dưa mùng là món ăn đơn giản, rẻ tiền, dễ chế biến, dễ kiếm ở các chợ quê xứ Nghệ

Món cuốn Việt - Cuộc viễn du của món ăn bình dân

Ưu điểm nổi trội nhất của món cuốn Việt là chẳng nặng nề cầu kỳ, không hề gây ngán mà luôn để lại trong lòng thực khách sự nhẹ nhàng, tinh tế.

Ẩm thực dù ở bất kỳ đất nước nào cũng chính là ngôn ngữ không lời mang hình ảnh văn hóa của quốc gia đó. Năm 2020, tổ chức kỷ lục thế giới (WorldKings) đã xác nhận Việt Nam là quốc gia có nhiều món cuốn nhất thế giới. Những thức cuốn dân dã, nguyên liệu có thể tìm thấy trong bất cứ căn bếp nào để lại ấn tượng mạnh với thực khách bởi sự thanh đạm, giản dị nhưng lại mang hương vị rất riêng.

Món ăn Việt Nam vốn đa dạng, mang tiếng nói rất riêng của từng vùng miền. Chẳng biết có mặt trong danh mục món ăn từ khi nào nhưng các món cuốn đã trở thành những món ăn quen thuộc của người Việt, có mặt từ góc quán bình dân trong những con hẻm nhỏ đến những bữa tiệc thịnh soạn sang trọng thết đãi khách nước ngoài. Mỗi tỉnh, thành trên khắp Việt Nam hầu như đều có một món cuốn nào đó. Dù phong cách, sự kết hợp các nguyên liệu có khác nhau, tựu trung vẫn là những mùi vị rất riêng của ẩm thực Việt.

Ưu điểm nổi trội nhất của món cuốn Việt là chẳng nặng nề cầu kỳ, không hề gây ngán mà luôn để lại trong lòng thực khách sự nhẹ nhàng, tinh tế. Nét độc đáo nữa, chính là sự đa dạng mà chỉ cần liệt kê hoặc nhìn vào thực đơn món cuốn, có thể khiến ta ngạc nhiên. Có cảm giác như người ta có thể mang ra và cuốn bất kỳ nguyên liệu nào.

Phở cuốn