Ai đã từng đi qua hồ Trúc Bạch (Tây Hồ - Hà Nội) chắc hẳn không khỏi một lần thắc mắc về sự tồn tại của ngôi đền nhỏ với những hàng cây xanh cổ thụ um tùm soi bóng. Đó là ngôi đền Thủy Trung Tiên từ xa xưa đã gắn liền với văn hóa tâm linh thờ Thần Chó của người Việt và tên gọi ban đầu của đền là Cẩu Nhi.
Đền Cẩu Nhi xưa với tên gọi là đền Thủy Trung Tiên nằm cách đường Thanh Niên khoảng 30m với khuôn viên đẹp, xung quanh được bao bọc bởi nhiều cây cổ thụ với một cây cầu bằng đá xanh chạm nổi rồng phượng hình vòng cung nối từ đườngThanh Niên vào cổng tam quan.
Sự tích xưa kể rằng, ngôi đền gắn truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian liên quan đến sự kiện vua Lý Thái Tổ (974 - 1028) lên ngôi và dời đô về Thăng Long. Theo một số sách thì trước khi Lý Công Uẩn lên làm vua, có con chó ở châu Cổ Pháp, (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đẻ ra con sắc trắng có đốm đen thành hai chữ “Thiên tử” ứng với việc này (vì vua Lý tuổi Tuất). Từ đó, được Vua cho dựng miếu thờ sau miếu chuyển ra đảo hồ Trúc Bạch và tồn tại đến ngày nay.
26 thg 6, 2021
Ẩm thực Hà Nội:Từ làng ra phố
Từ bao đời nay, những làng nghề ẩm thực truyền thống của người dân đất Kinh kỳ đã tạo ra những món ăn quyến rũ rồi lan tỏa và hình thành nên hệ sinh thái ẩm thực Việt. Những món ăn đã không còn khoảng cách, từ làng nghề đã ra phố rồi ghi danh trên bản đồ ẩm thực quốc tế. Ẩm thực Hà Nội cứ thế thấm vào lòng du khách bốn phương mang theo hoài bão, khát vọng của người Việt Nam hướng đến cuộc sống hòa bình, an vui.
Làng nghề: “Cái nôi” của ẩm thực Hà thành
Thủ đô Hà Nội có nhiều làng nghề ẩm thực nổi tiếng có chiều dài lịch sử. Mỗi món ăn lại gắn liền với tên gọi của từng làng quê như: Bánh Cuốn - Thanh Trì, Xôi Nếp - Phú Thượng, Cốm Thơm - Làng Vòng, Bún Ngần- Phú Đô, Bánh chưng- Lỗ Khê, Giò chả- Ước Lễ… Không gian của làng nghề ẩm thực luôn gắn liền với không gian của từng hộ gia đình. Từ đời ông - cha - con - cháu cứ tiếp nối nghề truyền thống và luôn giữ gìn những bí quyết riêng trong cách chế biến món ăn để làm nên bản sắc.
Mới đây, Chúng tôi đã về Làng giò chả Ước Lễ, huyện Thanh Oai để cùng trải nghiệm không khí làng nghề nức tiếng. Nghề làm giò chả ở thôn Ước Lễ đã có cách đây khoảng 500 năm. Dưới thời phong kiến, món ăn này rất cao quý và chỉ xuất hiện trong các bàn tiệc của giới thượng lưu. Thời Pháp thuộc, giò chả Ước Lễ đã nổi tiếng với nhà hàng Tân Việt ở Phố cổ, Tân Lợi ở Hà Đông. Vào năm 1958, thương hiệu giò chả Tuyên Thành của làng Ước Lễ đã xuất khẩu giò sang Pháp. Thời bao cấp, giò giả Ước Lễ còn được coi là món ăn xa xỉ.
Làng nghề: “Cái nôi” của ẩm thực Hà thành
Thủ đô Hà Nội có nhiều làng nghề ẩm thực nổi tiếng có chiều dài lịch sử. Mỗi món ăn lại gắn liền với tên gọi của từng làng quê như: Bánh Cuốn - Thanh Trì, Xôi Nếp - Phú Thượng, Cốm Thơm - Làng Vòng, Bún Ngần- Phú Đô, Bánh chưng- Lỗ Khê, Giò chả- Ước Lễ… Không gian của làng nghề ẩm thực luôn gắn liền với không gian của từng hộ gia đình. Từ đời ông - cha - con - cháu cứ tiếp nối nghề truyền thống và luôn giữ gìn những bí quyết riêng trong cách chế biến món ăn để làm nên bản sắc.
Mới đây, Chúng tôi đã về Làng giò chả Ước Lễ, huyện Thanh Oai để cùng trải nghiệm không khí làng nghề nức tiếng. Nghề làm giò chả ở thôn Ước Lễ đã có cách đây khoảng 500 năm. Dưới thời phong kiến, món ăn này rất cao quý và chỉ xuất hiện trong các bàn tiệc của giới thượng lưu. Thời Pháp thuộc, giò chả Ước Lễ đã nổi tiếng với nhà hàng Tân Việt ở Phố cổ, Tân Lợi ở Hà Đông. Vào năm 1958, thương hiệu giò chả Tuyên Thành của làng Ước Lễ đã xuất khẩu giò sang Pháp. Thời bao cấp, giò giả Ước Lễ còn được coi là món ăn xa xỉ.
Một ngày khám phá vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát
Yêu không khí trong lành và các loài động thực vật quý hiếm, Nhật Minh chọn vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát để thư giãn cuối tuần.
Tình hình dịch Covid-19 trong 2 năm qua đã thúc đẩy người Việt hướng đến du lịch bền vững, tránh đi các điểm tham quan phổ biến, đông đúc mà tìm về những nơi thân thiện với môi trường, trải nghiệm những hoạt động lành mạnh như đi bộ, đạp xe... Lựa chọn du lịch của chàng trai Lâm Nhật Minh (sinh năm 1995) cũng không ngoại lệ. Anh cùng đồng nghiệp đã có chuyến ghé thăm vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát ở Tây Ninh trước khi Việt Nam bước vào đợt giãn cách xã hội năm 2020.
Nhật Minh hiện làm trong lĩnh vực truyền thông tại TP HCM. Do tính chất công việc căng thẳng, anh thường tìm đến du lịch, chụp ảnh như một cách thư giãn đầu óc. "Mình chọn đến vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát vì muốn thử cảm giác đi phượt trong rừng, hít thở không khí trong lành và khám phá các loài động thực vật quý hiếm. Nơi đây cũng gần Sài Gòn nên tiện đi về trong ngày. Quan trọng là Lò Gò mang lại cảm giác thân thương và yên bình khi mình được đặt chân trên chính mảnh đất quê hương Tây Ninh", Minh chia sẻ.
Tình hình dịch Covid-19 trong 2 năm qua đã thúc đẩy người Việt hướng đến du lịch bền vững, tránh đi các điểm tham quan phổ biến, đông đúc mà tìm về những nơi thân thiện với môi trường, trải nghiệm những hoạt động lành mạnh như đi bộ, đạp xe... Lựa chọn du lịch của chàng trai Lâm Nhật Minh (sinh năm 1995) cũng không ngoại lệ. Anh cùng đồng nghiệp đã có chuyến ghé thăm vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát ở Tây Ninh trước khi Việt Nam bước vào đợt giãn cách xã hội năm 2020.
Nhật Minh hiện làm trong lĩnh vực truyền thông tại TP HCM. Do tính chất công việc căng thẳng, anh thường tìm đến du lịch, chụp ảnh như một cách thư giãn đầu óc. "Mình chọn đến vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát vì muốn thử cảm giác đi phượt trong rừng, hít thở không khí trong lành và khám phá các loài động thực vật quý hiếm. Nơi đây cũng gần Sài Gòn nên tiện đi về trong ngày. Quan trọng là Lò Gò mang lại cảm giác thân thương và yên bình khi mình được đặt chân trên chính mảnh đất quê hương Tây Ninh", Minh chia sẻ.
Đầm nước mặn lớn nhất Bình Định
Cảnh sắc yên bình và nhịp sống mưu sinh trên đầm Thị Nại được khắc họa qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Quy Nhơn - Nguyễn Tiến Trình.
“Bình Định có núi Vọng Phu. Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh” - nhiếp ảnh gia Nguyễn Tiến Trình (quê ở Bình Định) dùng câu ca dao để giới thiệu về đầm Thị Nại. Đầm có diện tích trên 5.000 ha, thuộc địa phận 4 phường, xã của TP Quy Nhơn và 4 xã của huyện Tuy Phước và đổ ra cửa Thị Nại.
Trên hình là quang cảnh đầm với các cụm dân cư, xen kẽ các thửa ruộng, hệ thống ao nuôi trồng thủy sản và điểm nhấn là cầu Thị Nại.
Vùng ven biển Bình Định có 3 đầm lớn là Trà Ổ (huyện Phù Mỹ), Đạm Thủy (huyện Phù Cát) và Thị Nại (TP Quy Nhơn), trong đó Thị Nại là đầm lớn nhất cũng là “vườn ươm” của các loài thủy sản. Thị Nại xưa có tên là đầm Biển Cạn do nước rút cạn để trơ lòng đầm. Đầm này đã có thời gian mang tên Hải Hạc Đàm nhưng người dân từ lâu vẫn gọi đầm Thị Nại.
“Bình Định có núi Vọng Phu. Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh” - nhiếp ảnh gia Nguyễn Tiến Trình (quê ở Bình Định) dùng câu ca dao để giới thiệu về đầm Thị Nại. Đầm có diện tích trên 5.000 ha, thuộc địa phận 4 phường, xã của TP Quy Nhơn và 4 xã của huyện Tuy Phước và đổ ra cửa Thị Nại.
Trên hình là quang cảnh đầm với các cụm dân cư, xen kẽ các thửa ruộng, hệ thống ao nuôi trồng thủy sản và điểm nhấn là cầu Thị Nại.
Thung lũng mận tam hoa ở Nghệ An vào vụ
Mận tam hoa ở huyện Kỳ Sơn những ngày này đến vụ thu hoạch, quả trĩu cành, khiến nhiều du khách thích thú tham quan.
22 thg 6, 2021
Trăm năm mộc mạc giò chả Ước Lễ
Bảng hiệu "giò chả Ước Lễ" đếm không xuể. Nhưng ăn đặc sản Ước Lễ giờ rất khó thấy ngon. Sao vậy? Ngồi nghe "bà mẹ quốc dân" trên màn ảnh - NSƯT Ngọc Tản - kể chuyện, mới ngộ: Thì ra, giò chả xưa ngon chỉ vì nó mộc.
Con kênh đào huyền thoại
20 thg 6, 2021
Vẻ đẹp bốn mùa ở miền sông nước Long An
Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Lê Hoàng Thái, quê hương Tân Lập trở nên thơ mộng và rực rỡ màu sắc hơn.
Nhiếp ảnh gia Lê Hoàng Thái (sinh năm 1979), quê tại ấp 3, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, là một người thích lang thang trên những nẻo đường ghi lại cảnh đẹp và nhịp sống thôn quê, bất kể mùa mưa, nắng. Anh hiện là chủ nhiệm Câu lạc bộ nhiếp ảnh huyện Mộc Hóa.
Trên hình là trung tâm xã Tân Lập trong ánh đèn đêm, với cụm dân cư nằm xen kẽ các ao nuôi trồng thủy sản và nương lúa trải dài ven đôi bờ sông Vàm Cỏ Tây. Đây là con sông từ Campuchia chảy qua địa phận Long An với chiều dài hơn 150 km và uốn thành nhiều khúc. Nhờ điều kiện tự nhiên này ưu đãi Long An hình thành tuyến du lịch sinh thái được khai thác từ làng nổi Tân Lập đến chùa Nổi và khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.
Trên hình là trung tâm xã Tân Lập trong ánh đèn đêm, với cụm dân cư nằm xen kẽ các ao nuôi trồng thủy sản và nương lúa trải dài ven đôi bờ sông Vàm Cỏ Tây. Đây là con sông từ Campuchia chảy qua địa phận Long An với chiều dài hơn 150 km và uốn thành nhiều khúc. Nhờ điều kiện tự nhiên này ưu đãi Long An hình thành tuyến du lịch sinh thái được khai thác từ làng nổi Tân Lập đến chùa Nổi và khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.
Ầm ào thác nước H'Mun
Thác H’Mun thuộc địa phận làng Tơ Drăh, xã Bar Măih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Thác có 2 tầng riêng biệt đổ từ bậc cao đến thấp với dòng chảy rộng. Tầng thứ nhất có các bậc đá trải rộng và thấp nên nước chảy êm nhẹ. Tầng thứ hai cao chừng 20 m có các bậc đá nhấp nhô tạo dòng nước đổ từ trên cao xuống tung làn sương mát rượi với âm thanh ầm ào lan tỏa cả khu rừng, ẩn chứa nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ của đại ngàn.
Vào mùa mưa, dòng nước từ thượng nguồn đổ về tạo nên dòng nước trắng xóa, bồng bềnh huyền ảo, sống động. Vào mùa khô, nước ít hơn, dòng thác trở nên hiền hòa, êm đềm. Các khối đá trên dòng chảy cũng nhô ra, loang lổ, đủ mọi hình thù độc đáo.
Xung quanh thác là vách núi sừng sững với nhiều loại cây rừng đan xen. Dưới chân thác là các khối đá trải dài sẽ thích hợp cho du khách làm điểm dừng chân tổ chức các buổi picnic, vui chơi cùng gia đình giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Vào mùa mưa, dòng nước từ thượng nguồn đổ về tạo nên dòng nước trắng xóa, bồng bềnh huyền ảo, sống động. Vào mùa khô, nước ít hơn, dòng thác trở nên hiền hòa, êm đềm. Các khối đá trên dòng chảy cũng nhô ra, loang lổ, đủ mọi hình thù độc đáo.
Xung quanh thác là vách núi sừng sững với nhiều loại cây rừng đan xen. Dưới chân thác là các khối đá trải dài sẽ thích hợp cho du khách làm điểm dừng chân tổ chức các buổi picnic, vui chơi cùng gia đình giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Trải nghiệm cùng thác Yon Tok
Thác Yon Tok thuộc địa phận xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Nơi đây có sự góp mặt của 3 dòng thác: thác chính ở giữa ầm ào ngày đêm và 2 thác phụ ở hai bên như suối tóc muôn đời chảy mãi. Khi những tia nắng cuối ngày chiếu xuống, thác Yon Tok tựa như dải lụa mềm mại, bồng bềnh trôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)