Nói tới xôi, bao nhiêu cái tên như xôi ngô, xôi dừa, xôi lạc, xôi thập cẩm ăn với chả, thịt, pate, trứng, xôi xéo của Hà Nội, xôi mặn của Sài Gòn... hẳn chẳng còn xa lạ gì. Nhưng có một món xôi mà đảm bảo khi nghe tên ai cũng thấy... sốc, một món xôi vô cùng kì lạ của người Kon Tum: xôi măng.
19 thg 4, 2021
Xôi măng - món ăn kỳ lạ ở Kon Tum
Đến Kon Tum, nơi mảnh đất núi rừng "ngã ba biên giới", đừng quên ăn thử món xôi măng kỳ lạ của mảnh đất phố núi Tây Nguyên này nhé.
Nói tới xôi, bao nhiêu cái tên như xôi ngô, xôi dừa, xôi lạc, xôi thập cẩm ăn với chả, thịt, pate, trứng, xôi xéo của Hà Nội, xôi mặn của Sài Gòn... hẳn chẳng còn xa lạ gì. Nhưng có một món xôi mà đảm bảo khi nghe tên ai cũng thấy... sốc, một món xôi vô cùng kì lạ của người Kon Tum: xôi măng.
Nói tới xôi, bao nhiêu cái tên như xôi ngô, xôi dừa, xôi lạc, xôi thập cẩm ăn với chả, thịt, pate, trứng, xôi xéo của Hà Nội, xôi mặn của Sài Gòn... hẳn chẳng còn xa lạ gì. Nhưng có một món xôi mà đảm bảo khi nghe tên ai cũng thấy... sốc, một món xôi vô cùng kì lạ của người Kon Tum: xôi măng.
18 thg 4, 2021
Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam
Thế hệ ngày nay có lẽ chỉ còn nghe nhắc đến ông Đạo Dừa mỗi khi đi tham quan Cồn Phụng ở Bến Tre, nơi ông tu hành trong thời gian dài và xây dựng nên nhiều cơ sở thờ phụng.
Ông Đạo Dừa tên thật là Nguyễn Thành Nam, sinh ngày 25 tháng 12 năm 1910 tại Bến Tre. Xuất thân trong một gia đình danh giá và giàu có, ông du học tại Pháp, tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước năm 1935. Đến năm 1945 ông đi tu ở Bảy Núi, Châu Đốc và năm 1963 chính thức lập nên Đạo Dừa tại Cồn Phụng, Bến Tre.
Bánh ram ít, món ăn dân dã ở Huế
Ở Huế, bánh ram ít là một trong những món ăn dân dã rất quen thuộc với người dân. Bánh có từ bao giờ thì ít ai biết, thế nhưng có người nói bánh ram ít từ lâu đã trở thành đặc sản trong cung đình xưa. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Huế, chắc chắn ai đã từng thưởng thức thì không thể quên được vị ngon đặc biệt lạ miệng mà bánh ram ít mang lại.
Bánh ram ít được chia làm 2 phần là phần bánh ít mềm dẻo ở phía trên và phần bánh ram thơm giòn ở bên dưới. Hai thứ hương vị tưởng chừng không thể kết hợp này khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh tạo nên một hương vị cuốn hút riêng. Khi ăn bánh ram ít, sẽ cảm nhận được vị giòn và dẻo của bánh ram cùng bánh ít. Chúng hòa quyện vào nhau vô cùng hoàn hảo bánh có thể béo nhưng có thể ăn hoài mà không thấy ngán, ở Huế có rất nhiều gia đình làm bánh ram ít có truyền thống lâu đời. Đến Huế có thể tìm thấy bánh ram ít ở những quán ăn vỉa hè ven đường hay trong những nhà hàng sang trọng ở Huế.
Bánh ram ít được chia làm 2 phần là phần bánh ít mềm dẻo ở phía trên và phần bánh ram thơm giòn ở bên dưới. Hai thứ hương vị tưởng chừng không thể kết hợp này khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh tạo nên một hương vị cuốn hút riêng. Khi ăn bánh ram ít, sẽ cảm nhận được vị giòn và dẻo của bánh ram cùng bánh ít. Chúng hòa quyện vào nhau vô cùng hoàn hảo bánh có thể béo nhưng có thể ăn hoài mà không thấy ngán, ở Huế có rất nhiều gia đình làm bánh ram ít có truyền thống lâu đời. Đến Huế có thể tìm thấy bánh ram ít ở những quán ăn vỉa hè ven đường hay trong những nhà hàng sang trọng ở Huế.
Quán bún chả cá "không ngủ" gần 50 năm ở Đà Nẵng níu chân thực khách
Nằm trên con đường Hùng Vương sầm uất giữa lòng Đà Nẵng, quán bún chả cá bà Lữ với tuổi đời gần 50 năm luôn là điểm dừng chân quen thuộc của biết bao du khách và "tín đồ mê ẩm thực".
Bún chả cá là món ăn quen thuộc của người dân vùng đất miền Trung đầy nắng và gió. Mặc dù bún chả cá vùng nào cũng có nhưng chỉ cần thưởng thức bát bún chả cá của Đà Nẵng một lần thôi sẽ khiến thực khách nhớ thương mãi bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.
Dạo một vòng quanh Đà Nẵng sẽ dễ dàng nhận thấy món bún chả cá có mặt ở hầu hết các ngóc ngách phố phường, tuy nhiên không phải hàng quán nào cũng có hương vị chuẩn ngon để gây thương nhớ.
Giữa hàng trăm quán bún chả cá lớn nhỏ, quán bún chả cá bà Lữ thu hút thực khách bởi hương vị thơm ngon đậm đà rất riêng của mình. Quán ăn này không chỉ trở thành "thương hiệu" ưa thích của người dân địa phương mà còn gây mê mẩn rất nhiều du khách khi có dịp ghé thăm Đà Nẵng.
Bún chả cá là món ăn quen thuộc của người dân vùng đất miền Trung đầy nắng và gió. Mặc dù bún chả cá vùng nào cũng có nhưng chỉ cần thưởng thức bát bún chả cá của Đà Nẵng một lần thôi sẽ khiến thực khách nhớ thương mãi bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.
Dạo một vòng quanh Đà Nẵng sẽ dễ dàng nhận thấy món bún chả cá có mặt ở hầu hết các ngóc ngách phố phường, tuy nhiên không phải hàng quán nào cũng có hương vị chuẩn ngon để gây thương nhớ.
Giữa hàng trăm quán bún chả cá lớn nhỏ, quán bún chả cá bà Lữ thu hút thực khách bởi hương vị thơm ngon đậm đà rất riêng của mình. Quán ăn này không chỉ trở thành "thương hiệu" ưa thích của người dân địa phương mà còn gây mê mẩn rất nhiều du khách khi có dịp ghé thăm Đà Nẵng.
Đình Tân Phú Trung – Đồng Tháp
Đình Tân Phú Trung tọa lạc nằm trên một khoảnh đất rộng, giữa một vùng quê trù phú thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, là một trong những ngôi đình cổ ở Đồng Tháp rất đáng để du khách ghé thăm.
Đình Tân Phú Trung thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, được vua Tự Đức ban Sắc phong 1854. Đình làng Tân Phú Trung được trùng tu lớn vào các năm 1952, 1957… Đến nay đình Tân Phú Trung là một trong những ngôi đình có kiến trúc khá tiêu biểu cho đình làng Nam bộ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX.
Toàn cảnh Đình Tân Phú Trung từ trên cao
Đình Tân Phú Trung thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, được vua Tự Đức ban Sắc phong 1854. Đình làng Tân Phú Trung được trùng tu lớn vào các năm 1952, 1957… Đến nay đình Tân Phú Trung là một trong những ngôi đình có kiến trúc khá tiêu biểu cho đình làng Nam bộ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX.
Đi Phú Quốc ăn thử 'chôm chôm của biển' ngon hết ý
Cầu gai (còn gọi là nhum biển) nhìn như trái chôm chôm với nhiều gai tủa. Những năm gần đây ở Kiên Giang, cầu gai được khai thác trở thành món ngon trong ẩm thực biển vì hương vị lạ và giá trị dinh dưỡng cao.
17 thg 4, 2021
Ai qua bến Đà giang
Ai qua bến Đà giang?
Tui... chưa qua bến Đà giang, cũng chưa từng có dịp đi dọc đoạn sông Đà nào. Thế nhưng trong đầu tui vẫn có những nét khái quát về sông Đà, bởi vì hồi nhỏ tui... có học Địa lý! Chi tiết ấn tượng nhất mà tui nhớ về sông Đà là có một đoạn sông chảy ngay dưới chân Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao nhất Việt Nam. Chi tiết này gợi lên một hình ảnh hùng vĩ và hoang dã về sông Đà.
Hoang sơ thác Liêng Nung
Nằm bên Quốc lộ 28, chỉ cách Tp. Gia Nghĩa khoảng 8km, thác Liêng Nung nằm ẩn mình giữa thung lũng núi rừng hoang sơ, trên địa bàn buôn N’riêng, xã Đăk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đăk Nông) thu hút du khách đến trải nghiệm, khám phá.
Truyền thuyết kể rằng, Liêng Nung là thác nước duy nhất của dòng suối Đăk Nia, bắt nguồn từ những khu rừng thiêng nên nước trong vắt, ăm ắp đổ trắng xóa quanh năm. Theo tiếng địa phương thì Liêng là thác, còn Nung là nơi nghỉ ngơi.
Vào thời xa xưa, khi xảy ra hạn hán thì toàn bộ cây rừng và vật nuôi chết vô kể, tuy nhiên chỉ có động vật, cây cối ở dòng suối Đăk Nia thì sống được, từ đó người người kéo đến đây để uống nước. Sau này, nơi đây trở thành một biểu tượng mà người Đắk Nông vô cùng coi trọng, bảo tồn cho đến ngày nay, trở thành một điểm đến mà nhiều du khách quan tâm.
Thác Liêng Nung gồm ba cụm, cụm thác chính lớn nhất cao khoảng 30m, đổ xuống suối Đăk Nia bên dưới. Nhìn từ xa, con thác hiện ra đầy ấn tượng với hình dáng của một dải lụa trắng vắt dọc trên vách đá cheo leo. Thác đổ qua trần hang là những khối đá lục giác xếp liền kề nhau như một tổ ong đặc khổng lồ, trong hang thảm thực vật xanh mướt.
Truyền thuyết kể rằng, Liêng Nung là thác nước duy nhất của dòng suối Đăk Nia, bắt nguồn từ những khu rừng thiêng nên nước trong vắt, ăm ắp đổ trắng xóa quanh năm. Theo tiếng địa phương thì Liêng là thác, còn Nung là nơi nghỉ ngơi.
Vào thời xa xưa, khi xảy ra hạn hán thì toàn bộ cây rừng và vật nuôi chết vô kể, tuy nhiên chỉ có động vật, cây cối ở dòng suối Đăk Nia thì sống được, từ đó người người kéo đến đây để uống nước. Sau này, nơi đây trở thành một biểu tượng mà người Đắk Nông vô cùng coi trọng, bảo tồn cho đến ngày nay, trở thành một điểm đến mà nhiều du khách quan tâm.
Thác Liêng Nung gồm ba cụm, cụm thác chính lớn nhất cao khoảng 30m, đổ xuống suối Đăk Nia bên dưới. Nhìn từ xa, con thác hiện ra đầy ấn tượng với hình dáng của một dải lụa trắng vắt dọc trên vách đá cheo leo. Thác đổ qua trần hang là những khối đá lục giác xếp liền kề nhau như một tổ ong đặc khổng lồ, trong hang thảm thực vật xanh mướt.
Về làng chao hến bên bờ sông La
Bên bờ sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có ngôi làng đặc biệt từ hàng trăm năm nay gắn liền với... hến. Về đây, tiếng bước chân bì bõm đan xen với những câu tán gẫu, động viên nhau làm việc tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi...
Khu di tích Núi Dành - Nơi hội tụ của những sắc màu văn hóa
Câu chuyện về núi Dành (xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) có sản vật tiến Vua-sâm Nam lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay đã thôi thúc tôi tìm về khu di tích này. Đến đây, gặp gỡ, trò chuyện với người dân địa phương mới biết vùng đất này không chỉ có sâm Nam mà còn là nơi hội tụ của những sắc màu văn hóa.
Từ TP Bắc Giang có nhiều đường để đến núi Dành nhưng tôi chọn đi theo Quốc lộ 17 rồi rẽ vào đường liên xã Việt Lập-Liên Chung. Đang là mùa đông nên hai bên đường là một màu xanh mướt của ngô, khoai lang và nhiều loại rau màu khác. Đi khoảng 5 km từ lối rẽ, Khu di tích lịch sử văn hóa núi Dành đã hiện ra trước mắt tôi.
Từ TP Bắc Giang có nhiều đường để đến núi Dành nhưng tôi chọn đi theo Quốc lộ 17 rồi rẽ vào đường liên xã Việt Lập-Liên Chung. Đang là mùa đông nên hai bên đường là một màu xanh mướt của ngô, khoai lang và nhiều loại rau màu khác. Đi khoảng 5 km từ lối rẽ, Khu di tích lịch sử văn hóa núi Dành đã hiện ra trước mắt tôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)