29 thg 3, 2021

Đăk Nông – bản trường ca của Đá và Nước

Trải qua hàng triệu năm, những đợt phun trào dữ dội của núi lửa cùng với sự kiến tạo đặc biệt của vỏ trái đất đã tạo nên một Công viên Địa chất toàn cầu Đăk Nông có hệ thống hang động, những cánh đồng dung nham, thác nước hoang sơ, kì vĩ… với vẻ đẹp nguyên sơ, huyền hoặc như những cảnh quay ấn tượng trong phim “Công viên kỉ Jura” của đạo diễn Steven Spielberg.

Krông Nô – “vương quốc” hang động núi lửa

Krông Nô là huyện nằm ở phía Đông Bắc, cách thành phố Gia Nghĩa, thủ phủ tỉnh Đăk Nông khoảng 100km. Đây được xem là vùng lõi của Công viên Địa chất toàn cầu Đăk Nông, là “vương quốc” núi lửa và khoảng 50 hang động núi lửa có một không hai trên thế giới.

Lịch sử phát triển địa chất của Đắk Nông có từ kỉ Jura cách đây khoảng 200 triệu năm về trước và vùng đất này vốn từng là một phần của đáy đại dương mênh mông. Mãi đến kỉ Paleogene (cách đây khoảng 60 triệu năm), nước biển rút đi, mặt đất nâng cao và bắt đầu xuất hiện các ngọn núi lửa để rồi từ đó nhiều đợt phun trào bazan kéo dài cho đến cách nay khoảng 10.000 năm thì mới kết thúc.

Hương vị lồng mức núi Dài

Trên núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (Tri Tôn, An Giang) có một vườn lồng mức đã bén rễ và phát triển ở vùng đất này trên 20 năm. Đó là vườn lồng mức của anh Đỗ Quốc Việt rộng trên 1,5ha, canh tác theo kiểu vườn đồi.

Ở xã Lê Trì cũng có một hộ trồng cây lồng mức, tuy nhiên số lượng không nhiều, chỉ có vườn lồng mức của gia đình anh Việt là lớn và rộng nhất, với trên 200 gốc. Trong đó có trên 100 gốc lồng mức đã 20 năm tuổi. Đối với lồng mức, cây có tuổi càng lớn thì tán càng rộng, trái từ đó cũng nhiều, năng suất cao. Theo anh Việt, vườn lồng mức này được trồng từ nhiều năm trước, ngoài ra còn có vườn xoài cát Hòa Lộc, thanh ca, bưởi Năm Roi…

Trong những loại cây ăn trái đó, lồng mức là loại chịu hạn tốt nhất. Khi trồng lồng mức trên đất núi, vừa có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, chịu được khô hạn, vừa cho năng suất ổn định. Từ lúc trồng đến khoảng 5 năm sau thì cây lồng mức sẽ cho trái và cây càng lớn, năng suất càng tăng.

Dấu ấn trăm năm đình Mỹ Đức

Nằm cặp tuyến Quốc lộ 91, đình Mỹ Đức (xã Mý Đức, Châu Phú, An Giang) đã có hơn 200 năm lịch sử thăng trầm cùng thế sự. Đây là di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của địa phương, được người dân thường xuyên tới lui chiêm bái.

Dọc theo tuyến Quốc lộ 91 đoạn qua xã Mỹ Đức không khó để bắt gặp hình ảnh đình Mỹ Đức với dáng vẻ cổ kính đặc trưng, nằm lẩn khuất dưới những tán cây cổ thụ. Tính từ thời điểm xây dựng đầu tiên bằng tre nứa vào năm 1819 đến nay, đình Mỹ Đức có hơn 200 năm tuổi. Do đó, đình trở thành công trình kiến trúc thuần Việt đặc trưng của địa phương, là nơi ẩn chứa niềm tin tưởng to lớn của người dân từ thuở dựng làng lập ấp đến ngày nay.

Theo Ban Quý tế đình thần Mỹ Đức, ngôi đình hiện tại có hình chữ tam, với diện tích xây dựng hơn 897 m2, gồm các hạng mục: võ ca, thông hành, võ quy, chánh tẩm, nhà hội, nhà trù… Về ngoại thất, đình có mái tam cấp, nóc cổ lầu, mỗi tầng ngói có trang trí họa tiết hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, kỳ lân… tạo nên sự hài hòa chặt chẽ với kiến trúc chung của đình. Ngay cổng tam quan có đôi liễn đối với nội dung: “Mỹ địa khai cơ an xã tắc/Đức trạch hưng công hưởng thái bình” với ý nghĩa Thành Hoàng sẽ phù hộ cho đất và người Mỹ Đức đời đời ấm no, sung túc.

Đình Mỹ Đức là di tích lịch sử văn hóa tồn tại hơn 200 năm

Cồn Mỹ Phước – Điểm du lịch xanh hấp dẫn ở Sóc Trăng

Cồn Mỹ Phước với khí hậu trong lành, mát mẻ cây cối xanh tươi, sum suê trĩu quả bốn mùa, phong cảnh nên thơ hữu tình, người dân chất phát, hiền hòa, mến khách… đã trở thành điểm du lịch Sóc Trăng xanh hấp dẫn thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm và thư giãn.

Ví trị Cồn Mỹ Phước

Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn nằm gần cuối hạ lưu, xuôi theo dòng sông Hậu, theo hướng Tây – Bắc, Đông – Nam, ở giữa đôi bờ của 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, thuộc ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đầu cồn hướng về phía Hậu Giang, Cần Thơ, đuôi cồn hướng ra biển Đông, tiếp giáp với huyện Cù Lao Dung, cách đầu cù lao khoảng 1km, cách bờ biển Đông khoảng 40km, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 25km.

Cua Cà Mau, món ngon nức tiếng

Nói đến món ngon, đặc sản Cà Mau thì phải nói đến con cua. Cua biển Cà Mau nói chung, cua biển Năm Căn nói riêng ngon, ngọt, chắc nịch thành từng thớ, gạch béo ngậy, ngây ngất đầu lưỡi. Bởi vậy không quá khi nói rằng, du lịch Cà Mau mà chưa ăn cua thì coi như chưa trọn vẹn một chuyến đi.

Cua Cà Mau đặc sản nổi tiếng

Cua Cà Mau được đánh giá là loại cua ngon nhất cả nước, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao do chúng được nuôi hầu hết ở môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển có độ mặn cao quanh năm, hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ, giàu khoáng chất, sinh vật biển tạo nguồn thức ăn dồi dào cho cua nên thịt cua ngon hơn các vùng khác.

24 thg 3, 2021

Đá Mài một thuở...

Gần nửa thế kỷ trước, ngọn núi mang tên Đá Mài tọa lạc ở phía tây xã Bình Long (Bình Sơn) từng nhộn nhịp người đào, đục đá đêm ngày. Qua đôi bàn tay khéo léo “cắt, gọt” của người thợ đá, những viên đá mài từ ngọn núi này đã theo các thương nhân đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Ấy vậy mà dần dà về sau, khi những dụng cụ mài dao, rựa... hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, cũng là lúc những viên đá mài và núi Đá Mài dần rơi vào lãng quên.

Một thời rộn rã

Lục lại ký ức trở về những năm 80 của thế kỷ trước, cụ ông Đặng Sơn Cổ, ở thôn Long Bình, xã Bình Long (Bình Sơn) bồi hồi kể: “Núi Đá Mài ngày xưa là nơi “kiếm cơm” cho mấy trăm gia đình ở đất Bình Long này. Ngày ấy, chưa có tuyến đường nhựa Bình Long - Trà Bồng, cũng chưa có đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi ngang qua núi Đá Mài; chúng tôi lên núi bằng cách đi men theo đường ruộng và đường mòn. Người thì đào hầm đục đá, người thì mang quang gánh để gánh đá từ núi xuống và bán cho các thương lái chờ sẵn bên dưới. Nhộn nhịp và rộn ràng lắm”.

Núi Đá Mài giờ có đường giao thông xẻ qua, lộ ra những phiến đá mài phơi sắc tím ở khắp nơi. Ảnh: Ý THU

Tứ giang xứ Quảng

Nhắc đến Quảng Ngãi, nhiều người vẫn hay nhớ về miền Ấn - Trà, với ngọn núi Thiên Ấn và dòng sông Trà Khúc, cùng với các dòng sông Trà Bồng, sông Vệ, sông Trà Câu, là bốn dòng sông lớn ở xứ Quảng.

Những dòng sông bắt đầu từ đâu?

Có rất nhiều câu chuyện về các dòng sông, mà chỉ riêng thượng nguồn của dòng sông đã là câu chuyện dài, thú vị. Những con sông được hợp thành từ nhiều nguồn nước, nên khó xác định nguồn gốc chính xác bắt đầu từ đâu, mà chủ yếu tìm hiểu về những hợp nguồn chính tạo nên. Theo Địa chí Quảng Ngãi, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông, có ba nguồn nước chính hợp thành gồm sông Re, sông Rin, sông Xà Lò. Sông Trà giống như một cái cây có nhiều nhánh tẻ ở đầu nguồn. Công trình thủy lợi Thạch Nham bắc ngang dòng sông, đã mang nước tưới cho nhiều cánh đồng trong tỉnh, góp phần mang đến những vụ mùa bội thu.

Núi Ấn - sông Trà. ẢNH: LÊ VĂN THUẬN

Món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi ở Bình Dương

Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP HCM).

Nếu có dịp về Lái Thiêu (Bình Dương) chơi, du khách thường nghe nói đến một món ăn đã có hơn 100 năm ở vùng đất mà người Sài Gòn hay đi đổi gió, đó là bánh bèo bì Mỹ Liên.

Từng miếng bánh nhỏ xinh, trắng muốt được phết đậu xanh trên đĩa, phủ lên một lớp bì trộn với thịt nạc thái sợi nhỏ xíu, thêm màu xanh của rau sống và dưa leo xắt sợi. Trước khi ăn, bạn sẽ rưới lên nước chấm chua ngọt, có lẫn sợi củ cải và cà rốt bào nhuyễn, thêm muỗng ớt bằm cay xè, nhìn đã hấp dẫn.

Mỗi suất có giá từ 30.000 đồng trở lên.

23 thg 3, 2021

Món cà đắng của người Ê đê

Đối với người Ê đê, món cà đắng giã cùng cá hấp tuy dân dã nhưng vô cùng độc đáo. Đây là một trong những món ăn truyền thống trong bữa cơm hằng ngày của người Ê đê. Món ăn chế biến khá đơn giản nhưng đã trở thành đặc sản gây “thương nhớ”, đặc biệt là những người con Ê đê xa quê hương…

Nguyên liệu chế biến món ăn này khá quen thuộc trong đời sống người Ê đê, gồm có cà đắng, cá hấp, sả, ngò gai, ớt, củ nén ngắn, người Ê đê đã có món cà đắng giã cá hấp dân dã.

Các nguyên liệu chế biến món ăn gần gũi với đời sống thường ngày của người Ê đê

Nơi con sông chảy về với biển

Ở nơi con sông chảy về với biển, qua bao đời vẫn thế, mênh mông bát ngát mà rất đỗi hiền hòa, ôm ấp, chở che như lòng mẹ. Nơi đây con nước mặn - ngọt dung hòa, cởi mở như lòng người hướng ra biển lớn. Không chỉ ôm vào lòng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, nơi con sông chảy về với biển còn chứa đựng lịch sử lưu dấu qua nghìn năm.

Quảng Ngãi có 6 cửa biển: Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ Á và cửa biển Sa Huỳnh. Mỗi cửa biển có một lịch sử và một vẻ đẹp riêng.