3 thg 7, 2020

Nghệ thuật chạm gỗ cửa võng đình Diềm

Ngôi đình làng Diềm xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh là một trong những điểm đến thu hút du khách khi đến với tỉnh Bắc Ninh, bởi nơi đây lưu giữ một kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đó là bức cửa võng. 

Được xây dựng năm 1692, đình làng Diềm thờ Đức thánh Tam Giang là hai anh em Trương Hống và Trương Hát, những người có công theo Triệu Việt Vương đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI. 

Tháng 1 năm 2020, bức cửa võng đình Diềm đã chính thức được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
 Đình làng Diềm có kiến trúc đặc trưng của đình làng Bắc Bộ, bao gồm nhà tiền tế, đại đình. Với 4 mái cong được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, phía ngoài, trừ hình rồng vờn mây được chạm ở các đầu mái cong, tất cả phần khung gỗ còn lại của khung đình đều được bào trơn, soi gờ chỉ chạy thẳng. Bước vào cửa đình, ai cũng sửng sốt khi đập vào mắt là hình ảnh bức cửa võng hoành tráng, lộng lẫy và được chạm khắc công phu, cầu kỳ, có một không hai.

Cổng đình làng Diềm.

2 thg 7, 2020

“Cánh đồng rong biển” ở Ninh Thuận

Một điểm đến mới lạ tại Ninh Thuận thu hút du khách gần đây, đó chính là cánh đồng rong biển nằm cách trung tâm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, thuộc thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. 

Nằm ở cuối con đường nhỏ dẫn vào thôn Từ Thiện là bãi biển với cánh đồng rong biển tự nhiên nổi bật một màu xanh kéo dài hơn 2km. Theo người dân địa phương, để nhìn thấy được vẻ đẹp xanh tươi tự nhiên của cánh đồng rong biển này thì du khách phải đến bãi biển từ lúc 4h – 9h và thời điểm từ 15h – 18h, nếu muộn hơn thì thủy triểu sẽ lên che lấp mất bãi rong.

Cánh đồng rong biển nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, thuộc thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Ảnh: Nguyễn Luân

Tháp Chăm gần 800 năm tuổi thờ tiên nữ

Tháp Nhạn xây dựng khoảng thế kỷ 12, thờ tiên nữ Thiên Y A Na, theo truyền thuyết từng xuống trần chỉ người dân cấy cày, dệt vải.


Tháp Nhạn (TP Tuy Hòa, Phú Yên) được xây dựng khoảng thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm còn khá nguyên vẹn, tiêu biểu cho nền văn hóa Chăm Pa.

Bánh canh cua xứ Huế

Viên chả cua trong bánh canh cua có nguyên liệu cầu kì hơn chả cua trong bún bò, bởi nó là "linh hồn" của cả món ăn.

Mang hương vị đậm đà, ẩm thực Huế luôn để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Bên cạnh bún bò Huế nức tiếng, bánh canh cua cũng là món ăn được yêu thích bởi cả du khách và người dân địa phương. Dạo quanh cố đô, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều nơi bán bánh canh cua, đa dạng từ cửa hiệu lớn cho đến những gánh hàng rong. Những quán bánh canh có tuổi đời mấy chục năm, hay chỉ vài năm nhưng mỗi nơi đều mang hương vị riêng. 

Tô bánh canh cua nóng hổi, ăn trong tiết trời của mùa hè xứ Huế sẽ toát hết mồ hôi mà vẫn níu chân biết bao du khách. Ảnh: Ngân Dương. 

Huyền thoại dũng sĩ núi Bà Đen

Nhìn từ xa núi Bà Đen tựa một chiếc nón úp nên thơ bên dòng sông Vàm Cỏ Đông ở Tây Ninh. Khi đến gần mới thấy núi Bà Đen hùng vĩ với độ cao 986 mét và được coi là “nóc nhà miền Đông Nam Bộ”. 

Núi trải rộng 24 cây số vuông, rừng cây rậm rạp và hệ thống hang đá hiểm trở trên núi đã ghi dấu bao kỳ tích của đội quân giải phóng anh hùng. Họ đã minh chứng: “Người cộng sản chúng ta về ở đó/ Để núi hừng lên làm núi mặt trời” (Huyền Kiêu).

Đội quân báo anh hùng 


Dãy núi Bà Đen liên tiếp những đỉnh cao nhấp nhô trải rộng mênh mông trên cánh rừng của thung lũng Ma Thiên Lãnh. Đặc biệt vị trí của Núi Bà Đen án ngữ ngã ba đường đi lên chiến khu cách mạng sát biên giới nước bạn Campuchia. Quốc lộ 22B và đường số 793 nối khép kín căn cứ địa “Trung ương Cục miền Nam” tại hai khu rừng Rừm Đuôn và Chàng Riệc.

Chợ 'độc' miền Tây - Chợ bò Tà Ngáo

Ngày nào cũng vậy, sóc Tà Ngáo ở ấp Phú Tâm, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang cứ rộn ràng tiếng "ụm ò" của hàng trăm chú bò. Nơi này là điểm giao thương bò duy nhất, độc đáo nhất miền Tây.

Sau mỗi cuộc giao dịch thành công, bò được bấm khoen, đóng dấu và đưa lên xe tải chuyển đi khắp các tỉnh thành - Ảnh: BỬU ĐẤU

Chợ 'độc' miền Tây - Chợ gạo Bà Đắc

Chợ gạo Bà Đắc (xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là chợ bán sỉ gạo sớm nhất, duy nhất ở vựa lúa miền Tây.

Một góc chợ gạo Bà Đắc trên bến dưới thuyền - Ảnh: THANH TÚ

Việc mua bán ở đây giống như đánh bài, chỉ cần bị lỗi một nhịp, hàng đến sớm, trễ thì chuyện lỗ lã coi như cầm chắc

Bạn hàng LÊ THỊ HỒNG YẾN

Khu bảo tồn đa dạng sinh học lâm ngư trường 184 – Rừng đước Năm Căn Cà Mau

Khu bảo tồn đa dạng sinh học Lâm ngư trường 184 nằm giữa khu rừng đước Năm Căn thuộc ấp Chà Là, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Khu bảo tồn có diện tích 252 ha, trong đó bao gồm khu bảo tồn nghiêm ngặt và vùng đệm. Đây là khu rừng mang nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau đang được phát triển trở thành khu du lịch sinh thái hàng đầu của miền Tây Nam Bộ.


Khu bảo tồn đa dạng sinh học 184 có 44 loài thực vật, trong đó có 32 loài đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, chiếm ưu thế là cây đước trên 20 năm tuổi. Đặc biệt có một số loài quý hiếm như cóc trắng, đưng, sú, vẹt; có 6 loài chim, 5 loài thú, 2 loài bò sát, 2 loài lưỡng thê. Hệ động, thực vật được bảo tồn để phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan, du lịch. Dưới tán rừng, các loài động vật rất phong phú với sự hiện diện của đông đảo của những bầy khỉ, voọc, sóc, chồn, rái cá…

Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh – TP Cà Mau

Trong những năm chiến tranh, nhân dân Cà Mau hay tin Bác mất nhưng không có điều kiện ra thăm vì bom đạn ác liệt. Tưởng nhớ Bác, người dân nhiều nơi ở Cà Mau đã tự cất nhà, đặt ảnh thờ… Năm 1994, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau chính thức xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ với ngôi nhà sàn theo nguyên mẫu ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo thời gian, khu tưởng niệm xuống cấp, đến năm 2011 mới trùng tu, tôn tạo và hoàn thành vào cuối năm 2013 với diện tích khoảng 6,7ha.

Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc tại khóm 1 phường 1 thành phố Cà Mau. Công trình văn hóa này có ý nghĩa đặc biệt, là nơi người dân Đất Mũi thể hiện lòng thành kính với vị lãnh tụ của đất nước. Đồng thời còn là điểm tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và cũng là địa điểm du lịch Cà Mau mà bạn không nên bỏ qua.

Vãn cảnh Chùa Phật Tổ – Cà Mau

Cà Mau có nhiều thắng cảnh, di tích nổi tiếng gắn với thời kỳ khai khẩn đất và Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự mà dân gian hay gọi chùa Phật Tổ là một di tích kiến trúc tâm linh độc đáo còn lưu giữ được dáng vẻ đặc trưng của một mái đình Nam Bộ xưa.

Chùa Phật Tổ

Chùa Phật Tổ tọa lạc tại phường 4, thành phố Cà Mau. Từ sân bay hoặc bến xe Cà Mau, đi theo đường Lý Thường Kiệt tới ngã ba nhà thờ Bảo Lộc rẽ phải đi theo đường Phan Ngọc Hiển qua cầu, rẽ vào đường Lý Bôn là đến chùa.