1 thg 7, 2020

Chợ 'độc' miền Tây: Chợ cá đồng giữa... rốn lũ

Nằm giữa vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười, nơi tiếp giáp các tỉnh giàu cá tôm, chợ cá đồng Trường Xuân (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) bao năm qua được nhắc đến như một chợ sỉ cá đồng lớn nhất khu vực ĐBSCL.

Một góc chợ cá đồng Trường Xuân - Ảnh: M.TRƯỜNG

Bởi việc buôn bán ở đây rất trọng chữ tín nên thương lái và ngay cả khách du lịch cũng thường ghé mua hàng vì an tâm về chất lượng. 

Ông ĐẶNG VĂN LƯỠNG

Chợ 'độc' miền Tây: Chợ heo thừa vú

Miền Tây sông nước có nhiều chợ “độc”, “lạ” mang nét đặc trưng của từng địa phương. “Độc”, “lạ” ngay từ tên chợ, từ mặt hàng mua bán đến mối quan hệ giữa chủ chợ với tiểu thương và bạn hàng…

Nhiều điểm mua bán heo thừa vú mọc lên ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, một huyện rất phát triển ngành chăn nuôi heo - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Có một ngôi chợ độc đáo chỉ mua bán duy nhất một món hàng: heo thừa vú.

Dưới ánh đèn đường nhợt nhạt, ông Võ Văn Huy liên tục đảo mắt như đang tìm kiếm ai đó. Nhác trông thấy một người chạy xe máy dừng bên kia đường, ông nhanh nhẹn băng qua quốc lộ 1 rồi tiếp cận và hỏi: "Được mấy con, heo đẻ hồi nào? Xem được tui mua".

Trải nghiệm du lịch miệt vườn ở Cù Lao Tân Phong – Tiền Giang

Cù Lao Tân Phong nằm giữa sông Tiền thuộc địa phận huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chỉ cách thành phố Mỹ Tho hơn 20 km. Với cảnh quan thiên nhiên sông nước hữu tình du lịch sinh thái cù lao Tân Phong đã tạo ấn tượng với du khách trong nước và quốc tế.

Một góc cù lao Tân Phong xanh mát nhìn từ trên cao

Cù lao Tân Phong là một vùng đất mà không ai biết rõ hình thành từ bao giờ, nhưng khi tổ tiên người Việt vào khai phá, đặt nền hành chính cai trị thì cù lao này có tên là Tân cù Bình An thôn, tức cồn mới bình an, thuộc tổng Bình Dương, châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Vào thời này, cù lao Tân Phong còn có tên gọi khác là Cồn Cù.

Chùa Rạch Giồng – Ngôi chùa Khmer cổ xưa nhất ở Cà Mau

Cà Mau là nơi dừng chân của nhiều lớp người đi khẩn hoang mở đất, chinh phục thiên nhiên nên vì thế cũng là nơi hội tụ những điểm tâm linh của các cộng đồng dân tộc Kinh-Hoa- Khmer. Dân tộc Khmer có nền văn hóa hết sức đa dạng và phong phú, được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Những ngôi chùa và lễ hội ở các ngôi chùa Khmer trở thành địa điểm du lịch Cà Mau hấp dẫn du khách. Trong đó không thể không nhắc đến chùa Rạch Giồng, một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất và lâu đời nhất ở Cà Mau.

Chánh điện

Chùa Cao Dân – Di Tích Cấp Quốc Gia của Cà Mau

Chùa Cao Dân là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi nuôi giấu cán bộ hoạt động trong hai cuộc kháng chiến và cũng là điểm sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng tôn giáo của người Kinh và Khmer quanh vùng.

Chánh điện chùa Cao Dân

Chùa Cao Dân hay Chùa Sareymenchey tọa lạc tại Ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, chùa được xây dựng từ năm 1922 và đến năm 1958 được dời đến địa điểm hiện tại.

Khám phá Đảo Hòn Chuối – Cà Mau

Đảo Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách đất liền 32km về phía Tây, diện tích đảo khoảng 7 km vuông, điểm cao nhất so với mực nước biển gần 170 m. Hòn Chuối, tuy không có nhiều cảnh đẹp và sự trù phú như những Đảo khác nhưng lại là nơi chất chứa nhiều câu chuyện ấm áp đầy chân thành, mộc mạc của tình quân nhân.

Hòn Chuối nhìn từ xa

Hòn Chuối là một trong những đảo tiền tiêu quan trọng phía Tây Nam của Tổ quốc; là một trong 5 đảo của Đề án xây dựng đảo Thanh niên (giai đoạn 2013 – 2020) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đảo có địa hình rất phức tạp, độ dốc cao, điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt.

30 thg 6, 2020

Biển Mũi Nai – Khu du lịch Mũi Nai – Hà Tiên

Hà Tiên được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp cuốn hút mà chỉ cần nhìn thôi cũng đủ say lòng. Trong các địa danh du lịch nổi tiếng hút khách bậc nhất tại Hà Tiên không thể không nhắc đến biển Mũi Nai là một trong số “Hà Tiên thập cảnh” hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay sau hơn 300 năm lịch sử. Với không gian rất trong lành, mát mẻ biển Mũi Nai là điểm đến lý tưởng để du khách tới nghỉ ngơi và khám phá.


Biển Mũi Nai hay Lộc Trĩ thuộc vịnh Thái Lan của phường Pháo Đài, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Bãi biển Mũi Nai chỉ cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 5km, đường đi khá dễ nên rất thuận tiện cho khách du lịch Hà Tiên đến tham quan tắm biển.

Khu di tích Lăng Mạc Cửu – Thành Phố Hà Tiên – Kiên Giang

Du khách khi đến Hà Tiên thành phố biên giới yên bình, ai cũng muốn đến viếng đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc mà khởi đầu là Mạc Cửu, người đã có công khai phá mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm truớc. Khu Di tích lăng Mạc Cửu thuộc quần thể di tích Bình San được xếp hạng là khu danh thắng quốc gia từ năm 1989 nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Theo sử sách ghi lại, Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không chịu để tóc và theo một số tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước đưa gia đình lên thuyền xuôi Nam. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến 8-1708, nhận thấy vị thế rất mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi phía Nam, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà Nguyễn, nhưng Chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương. Trải qua 7 đời nắm quyền, dòng họ Mạc đã biến vùng đất Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm buôn bán sầm uất nhất trong khu vực.

Chùa Som Rong – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Sóc Trăng được biết đến như thủ phủ của những ngôi chùa tháp. Ngoài là không gian sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của khách thập phương trong hành trình khám phá vùng đất Miền Tây Nam Bộ. Mỗi ngôi chùa mang phong cách hoàn toàn khác nhau, đem đến cho du khách từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong đó không thể không nhắc tới Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong.

Chùa Som Rong

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Chuyện lạ chùa Som Rong

Nói đến ngôi chùa từng sở hữu tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn (tư thế nằm) từ nhiều năm qua, người ta nhắc ngay đến Chùa Hội Khánh (tọa lạc tại phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) được xây dựng năm 1741.

Chánh điện chùa Som Rong

Năm 2013, chùa này đã khánh thành tượng Phật Thích Ca nằm có chiều dài 52 mét, cao 12 mét, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa. Công trình đã tổ chức Kỷ lục Chậu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".