9 thg 6, 2020

Thơm ngon gỏi mít non

Ngày bé, mỗi dịp hè tôi lại được về thăm quê nội. Trưa hè oi bức, bà lại ra vườn hái mít non làm gỏi trộn, món ăn tuy đơn giản, nhưng rất ngon và đã đi vào ký ức tuổi thơ tôi như một kỷ niệm khó phai mờ. 

Mít non có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng với chúng tôi, ngon nhất có lẽ là món mít non trộn. Những sợi mít nhỏ nhắn, điểm vào cọng rau thơm, trẻ con miền quê đứa nào cũng thích. Bà bảo phải chọn trái mít suông, chưa nở gai, xẻ đôi ra có màu trắng ngà thì món trộn mới ngon. Mít non hái vào, bà tỉ mỉ gọt bỏ phần gai xanh, lấy phần da trắng và phần thịt, cắt bỏ cùi, xẻ mít thành từng miếng lớn dọc theo chiều dài của cuống mít để khi luộc vẫn giữ nguyên được vị ngon ngọt. 

Mít non trộn dân dã. 

Chợ Chùa- mạch nối quá khứ và hiện tại

Chợ Chùa vừa là tên chợ, vừa là tên thị trấn của huyện Nghĩa Hành. Nằm ven Tỉnh lộ 624B, cách TP.Quảng Ngãi 8km về hướng tây bắc, dấu tích của chợ Chùa xưa còn lại là miếu bà nằm bên chợ, nơi con người đã in dấu trên vùng đất một thời buôn bán sôi động giữa hai miền Kinh - Thượng.

Trở lại thị trấn Chợ Chùa, chúng tôi được gặp một số cụ cao niên từng gắn liền với chợ Chùa. Cụ Nguyễn Thiệt (1938) ở thôn Xuân Vinh, xã Hành Đức (Nghĩa Hành) thong thả ăn sáng bên góc chợ Chùa bảo: Thỉnh thoảng tôi đến chợ Chùa, không phải mua những thứ cần thiết mà chỉ để nhớ về ký ức xa xưa...

Theo lời kể, tuổi thơ ông Thiệt sớm gắn liền với chợ Chùa. Mới lên 7 tuổi ông đã bị tật ở chân, nên sớm học nghề may vá. Tiệm may của ông nằm bên hông chợ Chùa. Vì vậy, ông đã chứng kiến nhiều câu chuyện văn hóa, sự phát triển, giao thương một thời ở chợ Chùa. 

Chợ Chùa (Nghĩa Hành) hôm nay. 

Sao sáng sông Trà

Chí sĩ yêu nước Lê Ngung là một trong những ngôi sao sáng ở vùng đất sông Trà. Tài liệu lịch sử đã viết: Lê Ngung là một trong 284 Anh hùng của Việt Nam. Bảo tàng Tổng hợp tỉnh hiện đang làm hồ sơ đề nghị công nhận mộ và đền thờ Lê Ngung là di tích lịch sử cấp tỉnh, như là cách để nhắc nhớ thế hệ hôm nay và mai sau về một con người có tấm lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất. 

Chuyện ông Tú Ngung 


Chúng tôi tìm về xã Bình Thanh (Bình Sơn), nơi tọa lạc mộ và nhà thờ Lê Ngung. Qua lời kể của ông Lê Thanh Hùng, cháu đời thứ 3 của cụ Lê Ngung, mỗi người đều trào dâng niềm xúc động, hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng yêu nước thương dân, sự hy sinh cao cả của cụ Lê Ngung. 

Nhà thờ chí sĩ yêu nước Lê Ngung. 

8 thg 6, 2020

Cá lăng om chuối đậu

Cá lăng là loại cá nước ngọt sinh sống chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam và được mệnh danh là “ngũ quý hà thủy” (5 loại thủy sản quý nhất gồm cá Anh vũ, cá Dầm xanh, cá lăng, cá chiên và cá bỗng). Thịt cá lăng có thể chế biến được nhiều món ăn mà trong đó không thể không nhắc đến đó là món cá lăng om chuối đậu vô cùng hấp dẫn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá lăng có nhiều tác dụng tốt đến cơ thể con người với lượng protein lớn.Tuy nhiên lượng chất béo trong cá lại rất ít nên tốt cho sức khỏe, cùng với lượng omega 3 cao trong thịt cá sẽ giúp cho tim mạch.

Món cá lăng om chuối đậu thường ăn kèm với bún. 

Độc đáo gùi 'Tà lắt 3 ngăn' của người Cơ tu

Các loại dụng cụ như gùi (dòng), tà lắt, rê, chuy, cà vông (cà lông)… là những dụng cụ dùng để gùi (mang) nông lâm sản, quà biếu… rất độc đáo và gắn liền với truyền thống văn hóa bao đời của đồng bào dân tộc Cơ tu miền núi của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 

Một du khách Nga thích thú mang thử chiếc gùi của phụ nữ Cơ tu. Ảnh: T.S 

Già làng Nguyễn Văn Cần (74 tuổi, trú thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) - “chuyên gia” làm các loại gùi - cho hay, nhìn chung, phần lớn các bộ phận của gùi được đan, nứt… bằng các loại mây. Đồng bào vùng cao thường chế tác thân gùi có hình chữ V, đế nhỏ, miệng to; còn đồng bào ở vùng thấp thì chế tác miệng và đáy gùi tương đối bằng nhau. Ở vùng thấp, đế gùi đan bằng mây (sợi lớn); ở vùng cao, người ta dùng 4 miếng tre hoặc gỗ để làm đế. Dây mang gùi được đan bằng mây xà phun, mây song, mây cám vót mỏng hoặc vỏ cây lạch để đan. Nếu đan bằng mây, thì dây bền, chắc hơn. Thông thường, một “đời dây” dùng đến “hai đời” gùi.

Rừng Tràm Vị Thủy – Khu du lịch sinh thái Việt Úc Hậu Giang

Rừng tràm Vị Thủy là một trong những điểm đến nổi bật nhất ở Hậu Giang nói riêng và của vùng miền Tây nói chung. Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Vị Thủy thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Vị Thanh khoảng 9 km về hướng Đông Nam, có diện tích khoảng 145ha.
Rừng tràm Vị Thủy được đánh giá là nơi có hệ sinh thái đất ngập nước ngọt độc đáo nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng với khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Nơi đây từng được quản lý bởi Nông trường Cờ Đỏ. Đến năm 2007 đã được bàn giao cho Công Ty TNHH Việt – Úc đầu tư xây dựng thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn nên cái tên là khu du lịch sinh thái Việt Úc có từ đó.

Toàn cảnh khu du lịch

Kênh Xáng Xà No – Con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu

Kênh xáng Xà No là công trình lớn đầu tiên của Nam kỳ về đường thủy, có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn, Mỹ Tho về đường bộ. Kênh xáng Xà No từ lâu được xem là con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu.

Kênh Xáng Xà No – Con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu Ảnh: Lý Anh Lam

Khu di tích Chiến Thắng Chương Thiện ở Vị Thanh – Hậu Giang

Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện nơi ghi lại những bước thăng trầm của lịch sử tỉnh Hậu Giang trong cuộc chiến tranh với sự mất mát, hy sinh vì bình yên, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Di tích Chiến thắng Chương Thiện đã được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt và trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Hậu Giang.

Toàn cảnh khu di tích Chiến Thắng Chương Thiện – Ảnh: Lý Anh Lam

Trước đây, di tích này có tên gọi là Di tích Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân Khu 9. Hiện tại, di tích phân bố tại 2 điểm: Phường V (thành phố Vị Thanh) và xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử của quân và dân Khu 9.

7 thg 6, 2020

Chợ hải sản 600 năm tuổi bên bờ kè

Hàng chục thuyền đánh cá ngày đêm ra vào tấp nập tại chợ Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên.

Chợ Cồn Gò có lịch sử 600 năm là nơi bán hải sản tươi, phục vụ người dân địa phương và khách du lịch. Cứ 4h sáng, tàu thuyền đánh bắt về neo đậu cách bờ biển khoảng 300 m sau khi ra khơi từ chiều hôm trước. Do tàu không thể vào sát bờ, ngư dân phải bốc hải sản vào rổ, đặt lên thuyền thúng rồi vận chuyển vào khu chợ bên mép bờ kè chắn sóng. 

Về thăm bảo vật Diên Khánh

Nằm cạnh thành phố Nha Trang nổi tiếng, Diên Khánh vẫn mang trong mình những bản sắc văn hóa riêng, bình thản chào đón, mỉm cười duyên người tìm đến.

Thành cổ Diên Khánh - Ảnh: TẠ TƯ VŨ

Nằm cách cửa ngõ vào thành phố Nha Trang 10km, huyện Diên Khánh tuy là vùng đất khiêm tốn về diện tích, nhưng nơi đây lại có vô số điều chưa kể về đất và người nơi này, trong đó, phải kể đến những "bảo vật" chung truyền đời, mà người dân nơi đây luôn sống chết để gìn giữ.