27 thg 5, 2020

Thư thái với đọt mắm nêm

Khi người mỏi mệt với bao lo toan, bộn bề, tôi lại muốn nép mình vào bờ rào, ngắm hoa nở, chim líu ríu chuyện trò, tiện tay ngắt từng chùm quả lạc tiên cho vào miệng. Vị chua mát, ngòn ngọt tan trên lưỡi, đánh bay cảm giác khó chịu. Mà chẳng riêng chi quả, nắm lá lạc tiên cũng xua tan mệt mỏi, mang lại sự thư thái cho người thưởng thức.

Đọt mắm nêm luộc gây thương nhớ với hương vị đặc trưng 

Vùng quê tôi yêu quý gọi lạc tiên là cây mắm nêm. Cây bò ngang dọc, thường hay leo hàng rào. Quả mắm nêm là thức quà trời ban cho những cô cậu nhóc thôn quê dân dã. Nhiều nhặn gì, hái đầy um một vốc quả, cắn có chút xíu là đã hết nhẵn. Đứa nào đứa ấy thòm thèm vì vị chua dịu ngọt. Có như vậy lần sau mới trân trọng cây mắm nêm, dù chúng chỉ là loài mọc dại, e ấp bên bờ giậu.

Chua cay tré Huế

Trong mắt tôi, mẹ tôi là người phụ nữ khéo tay nhất. Những món ăn mà bà chế biến, không chỉ ngon bởi hương vị, mà còn hàm chứa bao nhiêu tình yêu trong đó.

Hấp dẫn tré Huế 

Mẹ hiếm lắm mới mua thức ăn chế biến sẵn bên ngoài. Bà lo không đảm bảo sạch và đủ lành. Thế nên, muốn ăn thứ gì, hầu như mẹ đều tự tay chế biến. Ví như hôm đó, tự dưng nghe tôi nói thèm cái vị chua chua, cay cay, giòn giòn sật sật của món tré, mẹ lại bảo “đợi đi”. Có ai như bà, đang thèm ăn mà bảo đợi. Đợi đến lúc được ăn chắc cũng đã qua cơn thèm. Nhưng nhiều năm nay đã được mẹ tôi luyện quen nếp, nên có thèm cũng phải đợi. Muốn ăn tré ngon “chuẩn mẹ nấu”, phải mất thời gian vậy đó.

26 thg 5, 2020

Là lạ củ hũ cau

Làng tôi chuối, cau nổi tiếng. Nhưng chưa thấy ai chặt cau chỉ để ăn củ hũ bao giờ. Có chăng là lúc cau bị sâu, hoặc làm đường, làm sân, bất đắc dĩ người ta mới hạ cau xuống, tiện thể thưởng thức món ngon lạ miệng.


Cây cau không hề xa lạ với chúng tôi, những đứa trẻ nông thôn quanh năm nương vườn, rào giậu. Thuở nhỏ, dù là trai hay gái, chúng tôi đều biết leo trèo. Chân dẻo tay chắc thì cau, mù u, bứa. Nhỏ gan như tôi thì chỉ chăm chăm vào mấy cây ổi, cây xoài. Dạo còn bé, tôi cùng cậu em út hay đi bắt chim chột dột. Đây là loài sống trên cây cau, làm những cái tổ hình chiếc bầu vắt vẻo ở tàu cau trông rất đẹp.

"Thay áo" ao hồ bằng sen Huế

Ngoài thưởng lãm cảnh sắc hồ sen khi vào mùa, qua những sản phẩm đặc trưng của sen Huế được lồng ghép cùng những câu chuyện kể, du khách sẽ biết thêm giá trị về ẩm thực, văn hóa, lịch sử… vùng đất Cố đô.

Trồng sen ở lăng vua Thiệu Trị 

Sau gần 1 tháng triển khai, các hồ ở lăng vua Thiệu Trị, Phú Lương A (Quảng Điền) và Ngự Hà đoạn hai bên cửa An Hòa đã được trồng cả nghìn gốc sen Huế.

“Việc thay thế bèo, rau muống, hoặc phủ đầy mặt hồ trống trải bằng sen một mặt làm đẹp cảnh quan, mặt khác hướng đến nâng tầm thương hiệu sen Huế thông qua khai thác những sản phẩm từ sen, như: trà hoa sen, hạt sen, tim sen… ”, chị Phạm Thị Diệu Huyền, Giám đốc Mộc Truly Hue’s – doanh nghiệp thực hiện dự án này cho biết.

Suối Tiên, điểm đến mới cho ngày hè

Suối Tiên nằm phía tây của xã Lộc Thuỷ, hướng từ TP. Huế về qua khỏi hầm Phước Tượng khoảng 300m, từ đó rẽ vào theo bảng chỉ dẫn. Từ Quốc lộ 1A vào địa điểm suối khoảng 5km. 

Vẻ đẹp hoang sơ của suối Tiên là điểm thu hút du khách 

Người dân địa phương kể lại, ngày xưa, có một loài hoa rừng mọc bên bờ suối, đến mùa hoa nở trải dài trên triền đá nhìn như làn tóc tiên nữ nên mọi người gọi là suối Tiên.

24 thg 5, 2020

Trở lại chuyện 4 cây chà là Canary

Mừng là bởi cây đã không chết như từng lo lắng. Còn buồn và tiếc thì… Nó cứ như cảm giác thấy một cô gái đẹp bị dập vùi, không ai biết, chẳng ai thương…

4 cây chà là Canary khi còn ở sân Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 

Khoảng cuối những năm 1980, tôi dẫn ông chú công tác ở Bộ Nội thương từ Hà Nội vào Huế ghé Công ty Xăng dầu thăm người bạn là anh Thắng giám đốc. Trong lúc 2 ông nói chuyện, tôi xuống sân chơi và để ý thấy ở bồn hoa giữa sân công ty có 4 cái cây rất lạ, cọ chẳng phải cọ, đoác chẳng ra đoác. Hỏi là cây gì, nhiều người dấm dẳng không có câu trả lời chắc chắn. Ngắm qua thì thấy từa tựa cây vạn tuế. Thời điểm ấy, cây vạn tuế đang rất quý, nhiều nhà vườn ở Vỹ Dạ trồng được mấy cây trong chậu đã phải mua thép cỡ phi 8, phi 10 về “cùm” lại vì sợ mất trộm. Thậm chí, nghe nói có người “kỹ tính”, buổi tối còn mắc điện vào cho… yên tâm. Nhưng vạn tuế thì cây nhỏ thôi chứ không thể lớn “hiện ngụy” như mấy cây ở sân công ty xăng dầu. Thời gian trôi đi, và tôi cũng quên luôn thắc mắc của mình, dù qua về vẫn thấy 4 cây “vạn tuế to hiện ngụy” bình thản xanh tốt như nhiều năm rồi chúng vẫn thế…

Lạ lùng cây xanh xứ Huế: Những cây chà là Canary quý hiếm

Trong số các loài cây ngoại nhập được trồng ở Huế, có một loài quý hiếm mà hầu như rất ít người quan tâm, mặc dù có dáng dấp tuyệt đẹp và đã tồn tại trên cả trăm năm giữa lòng cố đô, đó là chà là Canary.

Bén duyên với Huế 

Cách đây không lâu, trong khuôn viên Công ty xăng dầu Thừa Thiên-Huế, 50A Hùng Vương (nguyên trước đây là Sở Công chánh Huế, thuộc chế độ cũ) có 4 cây chà là Canary. Không ai biết những cây này do ai trồng và có mặt tự bao giờ, nhưng qua đặc điểm sinh trưởng và tuổi cây có thể đoán biết chúng được nhập trồng trên cả trăm năm về trước.

Trong số 4 cây đó, chỉ có một cây cái, với kích thước nhỏ hơn 3 cây đực. Từ năm 2004 - 2007 chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu những cây chà là Canary quý hiếm này. Mặc dù đường kính thân cây đã đạt đến mức 45 - 50 cm, nhưng chiều cao cây chỉ từ 6,5 m (cây cái) đến 8,5 m (cây đực cao nhất), chiều dài lá chỉ từ 2,5 - 3 m. Quả chỉ dài 1,5 - 2 cm, rộng 1 - 1,5 cm. Hạt dài 1,2 - 1,5 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm. Như vậy, so với cây ở vùng nguyên sản, cây trồng ở Huế thấp hơn, quả và hạt cũng bé hơn rất nhiều. Đây là một hiện tượng thích nghi sinh thái thường gặp ở thực vật. Tuy thế, cây vẫn ra hoa kết trái, và rất sai quả. Cây ra hoa vào mùa đông và trái chín vào giữa mùa xuân. 

Những cây chà là Canary quý hiếm đang được “gửi tạm” ở khuôn viên của Hội hữu nghị Việt Nhật, Huế - Ảnh: Đ.X.C


23 thg 5, 2020

Vườn chà là ở miền Tây lần đầu mở cửa đón khách

Những ngày gần đây, nhiều du khách đến làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đều tỏ ra thích thú với vẻ đẹp của khu vườn có hàng trăm cây chà là đang cho trái.

Đây cũng là lần đầu tiên chủ khu vườn này mở cửa phục vụ khách tham quan. Với sắc vàng của những chùm chà là đang trĩu quả, nơi đây nhanh chóng trở thành địa điểm tham quan, chụp ảnh của nhiều người.

Vườn chà là này nằm trên đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao, ở phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc. Chủ vườn chà là này cho biết, trong vườn hiện có tổng số hơn 100 cây chà là đã trên 10 năm tuổi, cây đã bắt đầu cho trái 3 năm nhưng năm nay là năm cây cho nhiều trái nhất nên chủ vườn quyết định mở cửa cho khách vào tham quan, chụp ảnh với giá vé 20 ngàn đồng/người.

Du khách tạo dáng chụp ảnh tại vườn chà là

Khám phá danh thắng núi Hồng

Núi Hồng - Hồng Lĩnh từ xưa được coi là biểu tượng của xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Núi Hồng Lĩnh với vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa đã sắp đặt cho vùng đất này, luôn là mạch nguồn vô tận cho sáng tạo thi ca nghệ thuật của biết bao bậc tao nhân mạc khách từ xưa đến nay. Ai chưa từng đến Núi Hồng một lần thì chưa biết hết xứ Nghệ.

Một dãy núi Hồng - Ảnh: Quang Vinh

Núi Hồng - Hồng Lĩnh có nghĩa là núi lớn, có diện tích khoảng 30km2 nằm trên địa bàn ba huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh. Tương truyền núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh, ngọn cao nhất 678m, tùy theo hình dáng mà con người đặt tên cho các đỉnh núi như: Thiên Tượng, Ngũ Mã, Sư tử, Hàm rồng, Lập phong, lại có nhiều đỉnh được đặt tên theo truyền thuyết, cổ tích như: Rú Cơm, Rú Cà, Tháp Son, Hương Tích, Lão quân, Trần Soa, Liệt Sơn…

Ngỡ ngàng nét yên ả làng cổ trên đất Nam Đàn

Những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, nét yên bình của nếp làng cổ ở xã Nam Kim (Nam Đàn) càng được nhân lên với sự điểm tô bằng mướt xanh cánh đồng quê và vườn cây trái. Nhịp sống có phần lắng lại, chất thôn dã thân thương vương vấn trên ngõ xóm, mảnh vườn… 

Sáng 11/4, chúng tôi về vùng xóm 1 xã Nam Kim (Nam Đàn) - vốn được sáp nhập từ 5 thôn trong đó có những địa danh như làng Hậu Láng, Thượng Quy - hiện đang trong những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên đường làng vắng bóng người quê. Xóm 1 vốn thuần nông, hiện có 373 hộ, thu nhập chính là trồng lúa nước và chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Đức Anh