19 thg 4, 2020

Bánh dân gian của đồng bào Chăm

Nhiều món bánh dân gian truyền thống của người Chăm như: bánh bò nướng, bánh cay, bánh nambarang, bánh bông lan… thường có những nguyên liệu cơ bản là bột mỳ, bột gạo, nước dừa hoặc nước của cây thốt nốt cùng với ớt cay hòa quyện nên hầu hết mang hương vị thơm nồng, béo và cay vốn là đặc trưng khẩu vị yêu thích của họ. 

Những món bánh truyền thống này thường được làm nhiều vào nhịp dịp cưới hỏi, nghi lễ tôn giáo, dịp lễ hội, tết truyền thống... Nguyên liệu và cách chế biến bánh của đồng bào Chăm ở An Giang đã mang lại một nét đặc trưng rất riêng so với các loại bánh cùng tên do những nơi khác làm ra.

Nguyên liệu cơ bản thường dùng làm các loại bánh kể trên là bột mỳ, bột gạo, hột vịt, nước cốt dừa, củ hành, ớt, muối… ngoài ra, một số loại bánh còn dùng các loại lá cây có nhiều ở địa phương dùng để trang trí và tạo thêm mùi thơm cho món bánh. Mỗi món bánh sẽ có một cách pha chế nguyên liệu và cách nấu riêng để mang lại hương vị khác biệt của món bánh đó. Như bánh bò, bánh nambarang được làm từ bột gạo, bánh bông lan làm từ bột mỳ và phải có thêm nước cốt dừa hoặc bột dừa để tạo độ xốp cho chiếc bánh, khi ăn sẽ mang lại cảm giác giòn thơm, không quá dai. Có thể thay thế nước cốt dừa bằng nước của trái thốt nốt sẽ làm món bánh thơm mùi thơm đặc trưng của trái thốt nốt – vốn là loài cây có rất nhiều ở vùng đất An Giang.

Bột gạo và bột mỳ là những nguyên liệu chính để làm những món bánh dân gian truyền thống của đồng bào Chăm như bánh bò nướng, bánh cay, bánh namparang.

Cốm nếp một năm chỉ có hai lần

Người H'Re làm cốm từ nếp mới gặt, chưa phơi, chưa bóc vỏ; trộn với chả, trứng gà để thưởng thức thành quả đầu mùa. 

Cuối tháng ba, những cánh đồng ở huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi nhuộm sắc vàng với lúa chín vụ Đông Xuân. Ngoài các giống lúa thông thường để nấu cơm, người H'Re còn để dành những thửa ruộng nhỏ để trồng nếp "sọc sạc", một giống nếp thuần chủng được gìn giữ qua nhiều đời để gói bánh tét, nấu rượu, làm cốm... 


Bà Phạm Thị Thung gặt lúa nếp vụ Đông Xuân. Ảnh: Phạm Linh. 

Cây hoa bún: "Báu vật" 300 năm tuổi của làng Đình Thôn

Cây hoa bún có tuổi đời khoảng 300 năm tuổi được người dân Đình Thôn (Mỹ Đình, Hà Nội) được xem như “báu vật” của làng. Cây hoa bún độc nhất vô nhị ở Hà Nội nở màu vàng rực rỡ và trở thành nét đặc trưng của làng Đình Thôn mỗi khi tháng 4 về. 

Cây hoa bún có tuổi đời đến 300 năm có lẻ đã gắn bó bao đời với người dân trong làng Đình Thôn đang trổ hoa vàng rực rỡ. 

16 thg 4, 2020

Dệt thổ cẩm Hoa Ban - Sắc màu văn hóa Mai Châu

Mỗi khi đến với những bản làng văn hóa các dân tộc tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, du khách không thể không ghé thăm xưởng dệt Thổ cẩm Hoa Ban tại xã Nà Pòn, bản Lác. Đây là địa điểm trải nghiệm để du khách tìm hiểu về dệt lụa thổ cẩm truyền thống của người dân địa phương đồng thời tham quan showroom trưng bày sản phẩm cạnh cơ sở sản xuất. 

Xưởng dệt thổ cẩm Hoa Ban được thành lập và phát triển từ năm 2008, sản phẩm ở đây được làm thủ công truyền thống với nguyên liệu là những cây trồng thiên nhiên bản địa. Chị Vi Thị Thuận- nghệ nhân người dân tộc Thái là quản lý của cơ sở sản xuất dệt thổ cẩm Hoa Ban cho biết: đội thợ của Hoa Ban vững tay nghề và tâm huyết với công việc. Một số chị em đã tích cực học thêm tiếng Anh để có thể giới thiệu đến du khách nước ngoài nét độc đáo của sản phẩm thổ cẩm cũng như tái hiện quy trình làm ra sản phẩm. Hoa Ban hiện có hơn 30 dòng sản phẩm như: túi xách, quần áo, khăn, ví, gối, dép, các con thú xinh xắn…., hoạ tiết cầu kỳ, tinh xảo mang đậm nét văn hóa của người dân tộc Thái, Mường...

Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là một trong những địa danh du lịch khám phá
với những sắc màu văn hóa của vùng cao trong đó có xưởng dệt Thổ cẩm Hoa Ban. 

Làng thêu Quất Động

Làng thêu Quất Động, huyện Thường Tín (Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi chuyên thêu các trang phục cung đình thời phong kiến. Ngày nay, những sản phẩm thêu tay sắc màu rực rỡ, khắc họa nét đẹp đất nước con người Việt Nam được bạn bè quốc tế gần xa ưa chuộng, tin dùng. 

Ông tổ nghề Thêu của làng Quất Động là tiến sĩ Lê Công Hành sống ở thế kỷ XIV. Một lần đi sứ sang Trung Quốc, ông học được nghề thêu và mang những hiểu biết, kiến thức đã học được về truyền lại cho dân làng. Trải qua thời gian, người dân trong làng đã sáng tạo ra nhiều mẫu mới, đưa nhiều chủ đề vào tranh thêu với các nội dung thể hiện nếp sinh hoạt trong đời sống của người Việt. Trình độ thêu tay ở Quất Động cũng từ đó đạt đến độ tinh xảo và điêu luyện.

Sau công việc của nhà nông là trồng lúa thì người dân trong làng Quất Động tập trung làm nghề thêu. Đến Làng Quất Động, trong mỗi gia đình đều có khung thêu truyền thống. Nhiều gia đình có đến 7 thế hệ làm nghề thêu.

Làng nghề thêu tay Quất Động có nhiều người dân các tỉnh về học. Ảnh: Trịnh Bộ

Làng rèn Phúc Sen

Nghề rèn thủ công truyền thống của người Nùng An đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương, góp phần làm phong phú thêm hành trình khám phá vùng đất Cao Bằng.

Làng Phúc Sen cách thành phố Cao Bằng khoảng 30km, nghề rèn nơi đây có lịch sử trên 300 năm. Ban đầu, làng chỉ rèn các nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật dụng sinh hoạt. Ngày nay, sản phẩm của làng nghề phong phú đa dạng hơn, có uy tín không chỉ trong phạm vi tỉnh Cao Bằng mà còn có mặt ở nhiều tỉnh miền núi phía bắc, Tây Nguyên, thành phố Hà Nội của nước ta cũng như các huyện biên giới của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Mặc dù các sản phẩm ở đây không bóng bẩy, bắt mắt, lại có giá bán cao gấp hai, ba lần sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, nhưng hàng sản xuất ra tới đâu, bán hết tới đó. Hiện nay, ở Phúc Sen có khoảng 160 lò rèn, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Xã Phúc Sen có khoảng 160 lò rèn, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động địa phương.

Bánh gối Lý Quốc Sư

Nói đến con phố Lý Quốc Sư (Hà Nội), người ta nghĩ ngay tới món Phở. Nhưng cũng thật là thiếu sót nếu du khách ghé thăm con phố này mà không qua thưởng thức món bánh gối quán Cây Đa xưa nay nổi tiếng nhất nhì đất Hà Thành.
Mặc dù quán khá nhỏ, đơn sơ, chỉ vài chiếc bàn đôi như những ăn quán bình dân khác nhưng tiếng lành đồn xa và kinh nghiệm lâu đời gần 30 năm tồn tại của quán thì nhiều người không khó để tìm ra quán Cây Đa. Đặc điểm nhận diện quán bánh gối nức tiếng này chính là cây đa cổ thụ bao trùm cả không gian và một sạp đồ phía trước với đầy đủ các loại bánh đã được rán vàng ruộm. Trong đó có món bánh gối được xem là một trong những thứ bánh được làm theo phương thức gia truyền lâu năm.

Bà Nguyễn Mỹ Lộc, chủ quán Cây Đa cho biết: Từ năm 1983, Mẹ bà là cụ Nguyễn Thị Thuận khi nghỉ hưu đã mở bán món bánh gối này. Trong quá trình bán, có phương pháp chế biến cho nhân bánh đầy đặn hơn và được khách hàng ăn tự cảm nhận được vị ngon nên đến nhiều hơn.

Quán bánh gối Gốc Đa nằm trên con phố Lý Quốc Sư, Hà Nội.

14 thg 4, 2020

Con đường tơ lụa Việt

Tuy không phải là một “đế chế” trên con đường tơ lụa vĩ đại của nhân loại, nhưng tơ lụa của Việt Nam luôn được thế giới đánh giá cao vì có những phẩm chất đặc biệt riêng. Vì vậy, không ngạc nhiên khi ông Fei Jianming, Tổng thư kí Hiệp hội Tơ lụa Thế giới đã nhận xét rằng: “Trong số các quốc gia Đông Nam Á, ngành tơ lụa Việt Nam có nền tảng tốt nhất với những làng nghề hàng nghìn năm tuổi. Việt Nam xuất khẩu nhiều sợi se hơn Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời xuất nhiều tơ sống hơn Campuchia và Thái Lan…”. 

Chuyện từ những làng tơ lụa cổ

Trong ngôi nhà rường tuyệt đẹp nằm cạnh một khu vườn dâu cổ thụ xanh mướt ở phố cổ Hội An, Lê Thái Vũ, ông chủ của Công ty Cổ phần Tơ lụa Quảng Nam, một doanh nhân giàu có và thành đạt vào hạng nhất nhì của giới kinh doanh tơ lụa Việt Nam đang tiếp chuyện một đoàn thương gia hàng đầu trong giới tơ lụa thế giới đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Ý…

Như lệ thường, làm việc với các đối tác, ông Vũ không chỉ bàn về các thương vụ làm ăn mà còn dành nhiều thời gian để giới thiệu về lịch sử, tiềm năng và thế mạnh của ngành tơ lụa Việt Nam. Bởi theo ông, lụa là một sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa của quốc gia, vì vậy những thông tin ấy rất có giá trị trong việc đánh giá phẩm cấp và thứ hạng tơ lụa của một nước.

Kĩ thuật chăn tằm truyền thống có khoảng 400 năm của người dân xứ Quảng. Ảnh: Thanh Hòa

Hoa ngô đồng trong Hoàng cung

Loài hoa ngô đồng do vua Minh Mạng chọn trồng trong Hoàng cung Huế đang khoe sắc tím rực rỡ. 

Hoàng cung Huế vắng lặng không một bóng người khi tỉnh Thừa Thiên Huế cho đóng cửa để phòng Covid-19. Những ngày này, Hoàng cung được tô điểm bởi loài hoa ngô đồng. 

Phố Hội vàng rực hoa sưa

Những hàng sưa trổ hoa vàng rực trên những tuyến phố tĩnh lặng hiếm thấy mang lại vẻ đẹp khác lạ cho Hội An. 

Hai bên đường Phan Chu Trinh rợp sắc hoa sưa vàng. Nhiếp ảnh gia Đỗ Anh Vũ (Hội An), tác giả bộ ảnh, cho biết ở phố cổ có 2 tuyến đường chính trồng hoa sưa là Nguyễn Huệ và Phan Chu Trinh, mỗi nơi có 20 cây.