31 thg 3, 2019

Người Mường đánh thức ma Khú cầu mưa

Cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình. Lễ được tổ chức sau khi gieo hạt, trồng lúa và các loại hoa màu, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu mong sự che chở của thần linh và ước muốn về cuộc sống no đủ hạnh phúc.

Người Mường và tín ngưỡng thờ ma Nước


Với người Mường cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tín ngưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt, lao động của họ. Đối diện cuộc sống nơi núi cao hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, họ càng cần nhiều hơn niềm tin tâm linh, làm chỗ dựa để vượt qua những khó khăn. Trong số đó, phải kể đến các tín ngưỡng thờ mó nước của dân tộc Mường. Tín ngưỡng thờ mó nước (vó rác) Xuất phát từ nền văn hóa lúa nước và sống ở miền núi, nên các nguồn nước, mạch nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người Mường.

Thầy Mo múc nước té lên trời. 

Làng làm nghề thầy lang

Cộng đồng người Dao ở Ba Vì, Hà Nội không chỉ giữ được nghề thuốc gia truyền của cha ông xưa với nhiều bài thuốc quý mà còn cùng nhau gìn giữ, phát triển nguồn dược liệu quý, đưa nghề thuốc thành nghề xóa đói giảm nghèo. 

Kế thừa tri thức bản địa của cha ông 


Dưới chân núi Ba Vì (còn gọi Tản Viên Sơn), là nơi có 98% người Dao sinh sống. Vùng núi Ba Vì với đỉnh cao nhất 1.296 m, có môi trường thực vật và động vật vô cùng phong phú, nhất là có nguồn dược liệu quý đa dạng. 

Lương y Triệu Thị Tơ thôn Yên Sơn, Ba Vì, Hà Nội giới thiệu nghề truyền thống và bán thuốc nam chữa bệnh tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. 

Độc đáo ngôi nhà đá ở Ninh Vân

Đó là ngôi nhà hơn 100 năm tuổi nổi tiếng ở ngôi làng đá Ninh Vân, đây cũng là ngôi nhà có kiểu kiến trúc cổ và vô cùng độc đáo. 

Ngôi nhà cổ với kiểu kiến trúc có một không hai tọa lạc ở thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư, Ninh Bình). Ngôi nhà độc đáo này là của bà Đinh Thị Long (78 tuổi). Theo bà Long cho biết, ông nội của chồng bà là cụ Lương Văn Xiển, sau khi xây dựng xong nhà thờ đá Phát Diệm, cụ Xiển mời những người thợ cùng làm về quê xây dựng căn nhà ở cho gia đình. Ông cùng tốp thợ đã xây dựng căn nhà làm hoàn toàn bằng đá này. 

Toàn bộ công trình từ khung nhà, tường vách, sân, ngõ, bình phong, sập gụ… được làm từ đá xanh. 

Cầu Ngói chợ Lương một trong 3 cầu ngói đẹp nhất Việt Nam

Cầu Ngói chợ Lương, tọa lạc tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cùng với cầu ngói Thanh Toàn (Huế), Cầu Chùa (Hội An) đã được chọn là 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam.

Nét đẹp trong kiến trúc cầu Ngói


Cầu Ngói chợ Lương được xây dựng vào đời Hồng Thuận (1509 - 1515), tu bổ vào các năm 1922 và 2012. Cầu được công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia và được trùng tu, bảo quản gần như nguyên vẹn theo thiết kế ban đầu, cầu bắc ngang dòng sông Trung Giang. 

Vẻ đẹp hoang sơ, đượm tình của vùng đất cổ tích Ngọc Chiến, Sơn La

Ngọc Chiến được ví như "Đà Lạt" của Tây Bắc, nơi có những mái nhà rêu phong lợp gỗ pơ mu, những cánh đồng nếp tan nép mình dưới thung lũng tuyệt đẹp.

Xã Ngọc Chiến là nơi có những bản làng nằm cao nhất của huyện Mường La, cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 80km. Du khách lần đầu đến đây sẽ ngỡ như vừa lạc vào xứ sở cổ tích, nơi vẻ đẹp tự nhiên vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Chợ quê đồng bằng Bắc Bộ đẹp bình dị, thân thương

Từ bao đời nay, chợ quê vẫn là hình ảnh thân thương nhất của mỗi làng quê, biểu hiện rõ nhất cuộc sống bình dị của người dân nông thôn.

Muốn biết sinh hoạt đời thường của người dân ở mỗi vùng quê ra sao người ta thường đến chợ

Một số đình, chùa tiêu biểu của người Kinh, có thể khai thác phát triển thành điểm đến du lịch của tỉnh Sóc Trăng

Trong các tour du lịch đến Sóc Trăng, ngoài việc tham quan vui chơi nghỉ dưỡng, mua sắm... ở các điểm du lịch nổi tiếng, trải nghiệm thực tế, hoà vào cuộc sống của người dân ở từng điểm đến, không ít du khách còn có nhu cầu được tham gia du lịch nghỉ dưỡng, giải trí hoặc du lịch sông nước kết hợp với du lịch tâm linh hoặc tham gia hẵn trọn vẹn tour du lịch tâm linh.

Cổng Thiên Phước cổ tự (huyện Kế Sách)

Theo thống kê, toàn tỉnh Sóc Trăng có trên 200 ngôi chùa của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và một số cơ sở tôn giáo khác. Trong đó, một số chùa Khmer, chùa Hoa đã được khai thác, trở thành điểm đến không thể thiếu trong chương trình du lịch của khách khi đến Sóc Trăng. Đó là chùa Mahatup, chùa Kh'leang, chùa Đất Sét, chùa Ông Bổn, chùa Sà Lôn,…và gần đây du khách còn đến các chùa Som Rong, chùa La Hán để tham quan, chiêm bái. Đặc biệt, Trung tâm từ thiện văn hoá tâm linh thuộc chùa Phật Học là điểm đến thu hút rất nhiều du khách trong cả nước đến tham quan, chiêm bái, cúng dường. Với diện tích của Trung tâm lên đến 12 ha, nhiều công trình đã được xây dựng gắn đạo với đời; lịch sử, truyền thuyết với cuộc sống hiện tại; cùng khu khám chữa bệnh, nuôi dưỡng người già neo đơn v.v. . . đã góp phần tạo điểm đến mới thu hút nhiều du khách, cả khách nước ngoài.

Những mẩu chuyện về Bác Đồng

Tháng Ba. Nhiều người tìm về xóm Cây Gạo, ở thôn 2, xã Đức Tân (Mộ Đức) để thắp nén hương tưởng nhớ Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của quê hương núi Ấn - sông Trà. Những mẩu chuyện kể về bác Đồng, dẫu từ những điều hết sức giản đơn, nhưng đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người với lòng tôn kính, cảm động khôn nguôi về một con người suốt đời vì dân, vì nước.

“Tôi không có gì hết”


Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Sy nhớ như in lần bác Đồng về thăm và động viên nhân dân ở huyện Bình Sơn bị thiệt hại bởi cơn lốc lịch sử xảy ra vào tháng 12 năm 1992. Toàn huyện có 115 người bị thiệt mạng. Thời điểm bác Đồng về thăm là vào đầu tháng 1 năm 1993, ông Phạm Sy lúc bấy giờ là Bí thư Huyện ủy Bình Sơn. Ông Sy kể, bác Đồng đã về thăm nhân dân xã Bình Chánh, nơi bị thiệt hại nặng nề nhất. Hôm ấy, người dân đến dự rất đông, hội trường chật cả trong lẫn ngoài.

Nhiều bạn trẻ đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Khu lưu niệm ở xã Đức Tân (Mộ Đức). Ảnh: TL 

28 thg 3, 2019

Chuyện kể về một vị nhân thần

Từ lâu, tôi đã nghe về dòng họ Nguyễn Mậu, một dòng họ nổi tiếng hiếu học, đặc biệt là câu chuyện kể về một vị tiền hiền đã có công mở đất lập làng mà người dân trong làng gọi là nhân thần.

Theo chân cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, chúng tôi đến tham quan di tích nhà thờ tiền hiền Nguyễn Mậu, ở thôn Tú Sơn 1, xã Đức Lân (Mộ Đức). Nhà thờ tiền hiền Nguyễn Mậu được xây dựng cách đây hơn 300 năm, là nơi thờ phụng, nơi an vị của tiền hiền Nguyễn Mậu Phó, người có công lớn trong công cuộc khai khẩn đất hoang, tạo ấp dựng làng Tú Sơn, huyện Mộ Đức vào thế kỷ XVII.

Vinh danh muôn thuở 


Chị Tạ Thị Di Hà - Cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cho biết, qua tìm hiểu các tư liệu lịch sử, thì Nguyễn Mậu là một trong những dòng họ tiêu biểu đóng góp vào công cuộc khai hoang, mở đất lập làng Tú Sơn, huyện Mộ Hoa vào cuối thế kỷ XVII. Bậc tiền hiền của dòng họ là Nguyễn Mậu Phó, hậu duệ thứ bảy của đức ông Nguyễn Nhữ Lãm, quê xã Thiên Liệu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông Nguyễn Nhữ Lãm là vị khai quốc công thần thời Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam.

Lăng Ông Nam Hải Trần Đề

Trần Đề là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng nằm trên trục giao thông quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có 12km bờ biển, với bãi biển Mỏ Ó hoang sơ và xinh đẹp, có cảng biển cá lớn, 03 di tích cấp tỉnh thu hút đông du khách đến tham quan chiêm bái: di tích lịch sử Bia chứng tích chiến tranh ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú; nhà bia ghi tên liệt sĩ ấp Thạnh An 4, xã Thạnh Thới Thuận; chùa Tầm Vu (ôm Pu)… Ngoài ra, huyện còn có các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Thạnh Thới An, diễn ra vào ngày 15-19 tháng giêng âm lịch hàng năm với lễ thượng điền và hạ điền đều có lễ rước sắc thần, với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát sắc. Đặc biệt là lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch tại Lăng Ông Nam Hải, tọa lạc tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề.

Mẹ Nam Hải tại Lăng Ông– ảnh Quốc Quân 

Tương truyền rằng, ngày xưa ông Nguyễn Văn Đôn, ngụ tại rạch Mù U sinh sống bằng nghề đóng đáy, vào một hôm đi cuốn đáy như mọi ngày, ông phát hiện đáy của ông dính một con cá Ông (cá voi) rất lớn, đã lụy (nghĩa là đã chết). Ông Đôn đã mang cá Ông về chôn cất đàng hoàng và để tang cho cá Ông. Sau một thời gian, ông Đôn lấy cốt cá Ông lên và lập lăng thờ tại rạch Mù U, nay thuộc huyện Cù Lao Dung.