Làng Giá là một vùng quê nằm bên sông Đáy thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội, với cả trăm gia đình giữ nghề làm bánh gai. Trước kia, bánh chỉ bán vào dịp Tết để ăn chơi. Nhưng gần đây, bánh làm quanh năm để phục vụ cho thị trường.
2 thg 12, 2018
Ngôi làng ở Hà Nội có trăm hộ làm bánh gai có hình khác lạ
Bánh làng Giá có hình tròn khác hẳn kiểu gói truyền thống, được đánh giá có chất lượng thơm ngon.
Những cây thuốc quý mọc hoang trên núi Cấm
Có những loại cây, cỏ nhìn cũng bình thường nhưng có tác dụng trị bệnh rất bất ngờ. Hiểu được giá trị của những loại thuốc quý mọc hoang dã, cư dân núi Cấm đang nỗ lực bảo tồn, giữ gìn như một nét rất riêng của vùng đất huyền bí này.
Cả đời bám núi, giữ rừng
Khác với đồng bằng, cư dân núi Cấm không ở quần cư vào một chỗ mà sống rải rác theo các vồ, khu vực núi khác nhau. Có những ngôi nhà mà muốn “ghé chơi”, chỉ có cách duy nhất là lội bộ đường rừng, đi dọc theo các con suối. Nhìn từ trên xuống, những ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện trong những tán cây rất thú vị. Có khi, từ nhà này sang nhà khác, phải băng vài cây số đường núi. Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm An Giang) cho biết, có nhiều hộ tham gia chương trình giao khoán trồng và bảo vệ rừng của ngành kiểm lâm từ vài chục năm trước. Hiện nay, họ vẫn bám trụ với núi Cấm để vừa làm kinh tế, vừa bảo vệ rừng. Đây là những người am hiểu từng ngọn cây, cọng cỏ vùng núi. Qua thời gian gắn bó lâu dài với núi Cấm, họ vô tình phát hiện những cây thuốc quý và dành thời gian chăm sóc, bảo tồn để giúp đời.
Cả đời bám núi, giữ rừng
Khác với đồng bằng, cư dân núi Cấm không ở quần cư vào một chỗ mà sống rải rác theo các vồ, khu vực núi khác nhau. Có những ngôi nhà mà muốn “ghé chơi”, chỉ có cách duy nhất là lội bộ đường rừng, đi dọc theo các con suối. Nhìn từ trên xuống, những ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện trong những tán cây rất thú vị. Có khi, từ nhà này sang nhà khác, phải băng vài cây số đường núi. Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm An Giang) cho biết, có nhiều hộ tham gia chương trình giao khoán trồng và bảo vệ rừng của ngành kiểm lâm từ vài chục năm trước. Hiện nay, họ vẫn bám trụ với núi Cấm để vừa làm kinh tế, vừa bảo vệ rừng. Đây là những người am hiểu từng ngọn cây, cọng cỏ vùng núi. Qua thời gian gắn bó lâu dài với núi Cấm, họ vô tình phát hiện những cây thuốc quý và dành thời gian chăm sóc, bảo tồn để giúp đời.
Ông Phạm Văn Hải hái loại sâm núi mọc tự nhiên trên núi Cấm
Chuyện về chợ khô Long Xuyên
Chợ khô Long Xuyên tuy quy mô không quá lớn nhưng có lịch sử hình thành lâu đời, sản phẩm ngon, uy tín, chất lượng, được nhiều người ưa chuộng. Dù hiện nay đã xuất hiện nhiều hình thức bán hàng hiện đại nhưng nhiều người vẫn tìm đến chợ khô Long Xuyên như một nét rất riêng, không lẫn vào đâu được.
Sản phẩm khô được chọn lọc kỹ
Về miền Tây săn cúm núm
Cúm núm hay còn gọi là gà nước, sinh sôi nảy nở ở những cánh rừng tràm nội địa và sát biên giới Tây Nam. Người miền Tây không lạ với loại chim rừng này, bởi nó được xem là món khoái khẩu của dân miệt vườn lẫn người thành thị…
Theo dân sành ăn, cúm núm mái mập mạp, thịt nhiều, mần món gì ăn cũng ngon, từ xào mướp, nướng lèo, xào lăn, khìa nước dừa… “Độc” hơn, cúm núm đem nấu chao, vịt xiêm ăn ngon không bằng...
Cúm núm mái
Theo dân sành ăn, cúm núm mái mập mạp, thịt nhiều, mần món gì ăn cũng ngon, từ xào mướp, nướng lèo, xào lăn, khìa nước dừa… “Độc” hơn, cúm núm đem nấu chao, vịt xiêm ăn ngon không bằng...
1 thg 12, 2018
Nhâm nhi tách cà phê buổi sáng bên đồi cỏ tuyết ở Gia Lai
Cách trung tâm thành phố Pleiku 30 phút đi xe máy có một nơi ngắm loài “hoa tuyết” mà nhiều người từng đến đây đã đặt cho nó cái tên “thung lũng cỏ hồng Glar”.
Đón ngày mới giữa khung cảnh yên bình ngập màu trắng của "cỏ tuyết". Ảnh: Quốc Phạm
30 thg 11, 2018
Đến đảo ngọc thưởng thức món 'chàng ăn nàng thích'
Có một loài hải sản không chỉ độc đáo về hình dáng mà còn ly kỳ bởi câu chuyện “góp vui chốn phòng the” của nó. Đấy chính là con nhum.
Nhum có nơi gọi là nhím biển, cầu gai. Có người còn gọi là con “si đa”. Dù là gì đi nữa thì con nhum luôn được biết là... viagra tự nhiên đến nỗi giới mày râu đến Phú Quốc mà không ăn nhím biển thì bị coi là không biết mùi đời. Theo những người bạn “thổ địa” tại nơi này, trước đây ở đảo ngọc nhím biển nhiều vô kể, dân bắt ăn vô tư.
Nhum ăn tái với mù tạt. Ảnh: Quang Viên
Nhum có nơi gọi là nhím biển, cầu gai. Có người còn gọi là con “si đa”. Dù là gì đi nữa thì con nhum luôn được biết là... viagra tự nhiên đến nỗi giới mày râu đến Phú Quốc mà không ăn nhím biển thì bị coi là không biết mùi đời. Theo những người bạn “thổ địa” tại nơi này, trước đây ở đảo ngọc nhím biển nhiều vô kể, dân bắt ăn vô tư.
Bún cua 'thối', ai lỡ ăn dễ ghiền
Nồi nước dùng lớn chứa nước đen sánh sệt, bên trong có măng, hột vịt. Bếp tăng nhiệt, nồi sôi ùng ục. Bạn có tin không? Đấy là nồi nước dùng cho món bún cua thối của phố núi Gia Lai, khiến biết bao người mê mẩn.
Chủ quán giải thích về tên gọi cũng như hương vị của món ăn này: “Tại vì do mình ủ qua đêm nó bay mùi lên nên gọi là bún cua thối". LÊ NAM
Từ đầu hẻm, mùi mắm, mùi cua đã dậy lên khá nồng như cuốn chân thực khách bước vào quán. Cả dãy phố Phùng Hưng ở TP. Pleiku nổi tiếng với món này bởi rất nhiều nhà bán bún cua thối. Chúng tôi quyết định bước vào quán cô Chi, nằm tại số 02 Phùng Hưng – quán được nhiều người giới thiệu là 22 năm tuổi.
29 thg 11, 2018
Chim bay về núi tối rồi
Hồi nhỏ, thường nghe má hát ru:
Chim bay về núi tối rồi
Chị em lo liệu lấy nồi nấu cơm.
Bỏ qua câu sau, có thể có nhiều bản khác như: Sao không lo liệu, còn ngồi chi đây?/Không cây chim đậu, không mồi chim ăn..., câu đầu Chim bay về núi tối rồi nhắc ta nhớ rằng tổ chim là ở núi, buổi chiều tối là chim bay về tổ ở núi, ở rừng...
Năm 2001, tui có dịp đi công tác ở Cà Mau. Hỏi anh bạn trẻ rằng có nơi đâu gần gần để tham quan không. Ảnh biểu là khi chiều về thì đi tham quan vườn chim Cà Mau, giờ đó chim bay về tổ nhiều lắm. Vườn chim ở ngay trong lòng thành phố hà, không đi đâu xa hết!
Chim bay về núi tối rồi
Chị em lo liệu lấy nồi nấu cơm.
Bỏ qua câu sau, có thể có nhiều bản khác như: Sao không lo liệu, còn ngồi chi đây?/Không cây chim đậu, không mồi chim ăn..., câu đầu Chim bay về núi tối rồi nhắc ta nhớ rằng tổ chim là ở núi, buổi chiều tối là chim bay về tổ ở núi, ở rừng...
Năm 2001, tui có dịp đi công tác ở Cà Mau. Hỏi anh bạn trẻ rằng có nơi đâu gần gần để tham quan không. Ảnh biểu là khi chiều về thì đi tham quan vườn chim Cà Mau, giờ đó chim bay về tổ nhiều lắm. Vườn chim ở ngay trong lòng thành phố hà, không đi đâu xa hết!
Chim ở Vườn chim Cà Mau. Ảnh chụp năm 2001
Về Tam Hải nghe đá 'thở'
Những phiến đá trầm tích đen tuyền, óng ả với tuổi đời hàng trăm triệu năm xếp tầng tầng, lớp lớp tạo nên những hình thù lạ mắt, kỳ bí.
Tam Hải là một xã đảo của huyện Núi Thành, Quảng Nam, biệt lập với đất liền bởi biển cả và sông Trường Giang.
Bốn hướng nơi này là nước, một mặt giáp biển và ba mặt còn lại giáp sông. Nơi đây còn giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, khung cảnh hữu tình.
Những phiến đá trầm tích ở mũi Bàn Than, Tam Hải đẹp như tranh vẽ - Ảnh: LÊ TRUNG
Tam Hải là một xã đảo của huyện Núi Thành, Quảng Nam, biệt lập với đất liền bởi biển cả và sông Trường Giang.
Bốn hướng nơi này là nước, một mặt giáp biển và ba mặt còn lại giáp sông. Nơi đây còn giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, khung cảnh hữu tình.
Hương mùa Đà Lạt
Với tôi, Đà Lạt không chỉ có bốn mùa hoa. Trong tôi luôn có một Đà Lạt với những mùa hương.
Đà Lạt, trong mắt tôi, mùa nào cũng đẹp. Dù cũng giống với số đông hay càm ràm về sự đổi thay của thành phố ngàn hoa, nhưng tôi thấy mình giống đa số bạn bè đồng nghiệp, những người viết và vẽ, luôn tìm cách lưu giữ hồn của phố, hương của mùa trong các tác phẩm của mình qua những chuyến đi.
Mùa xuân không thể thiếu sắc mai anh đào - Ảnh: TRẦN THÙY LINH
Đà Lạt, trong mắt tôi, mùa nào cũng đẹp. Dù cũng giống với số đông hay càm ràm về sự đổi thay của thành phố ngàn hoa, nhưng tôi thấy mình giống đa số bạn bè đồng nghiệp, những người viết và vẽ, luôn tìm cách lưu giữ hồn của phố, hương của mùa trong các tác phẩm của mình qua những chuyến đi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)